Đánh giá Tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 98 - 101)

Thực tiển cho thấy, quản lý là nghệ thuật tạo ra sự ràng buộc các đối tượng liên quan với chủ thể quản lý. Do vậy không thể có một chủ thể nào có thể độc lập

giải quyết mọi vấn đề trong quản lý mà không có sự hợp tác, trợ giúp của các bên liên quan. Theo quan điểm đó, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thảo luận nhóm ở bản và phân tích để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng trong công tác QLBVR. Kết quả thảo luận như sau:

Biểu 4.8: Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng thôn, bản trong công tác QLBVR.

Điểm mạnh( có 06 điểm mạnh cơ bản ) Điểm yếu ( 5 điểm yếu chủ yếu )

-Ở gần khu rừng nhất, thường xuyên nhất, có điều kiện theo dõi, kế thừa thông tin lịch sử diễn biến khu rừng, có kiến thức bản địa.

-Sự ràng buộc của cộng đồng dân cư buộc các thành viên phải tuân thủ quy định của cộng đồng và nghe lời những người có uy tín trong cộng đồng

-Khả năng kiểm soát trực tiếp các đối tượng tác động vào rừng thường xuyên nhất

-Khi kợi ích của rừng thật sự gắn bó trực tiếp, thường xuyên đối với cộng đồng dân cư thì họ là lực lượng thường xuyên chăm lo bảo vệ, giử gìn và bảo4 vệ rừng có hiệu quả.

-Văn hóa và tập quán truyền thống của cộng đồng dân cư góp phần bảo vệ rừng. -Vai trò chủ thể tương đối ổn định gắn liền với tính cần cù, chịu khó của người dân, tinh thần đoàn kết tương thân tương

- Phần lớn cuộc sống của cộng đồng dân cư còn khó khăn, thu nhập thấp, phải chịu sức ép về nhu cầu lương thực.

-Thiếu thông tin, kiến thức hạn chế, tập quán sản xuất còn lạc hậu.

-Phương tiện, thiết bị kỷ thuật phục vụ công tác QLBVR hầu như không không có gì.

-Thiếu năng lực tài chính

- Trình độ dân trí không đồng đều, hiểu biết và chấp hành các quy định về QLBVR còn hạn chế.

ái bao đời nay luôn được phát huy trong cộng đồng.

Các điểm mạnh này thường các chủ thể khác tỏ ra yếu thế hoặc không đủ khả năng

Cơ hội ( 04 cơ hội ) Thách thức( 03 thách thức )

-Luật pháp đã dần từng bước thừa nhận địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư, nếu quản lý rừng tốt thì khả năng hưởng lợi đa dạng hơn, thường xuyên hơn, bền vững hơn

-Có thể tạo ra sự hợp tác với các bên liên quan và chủ thể nhà nước để khắc phục các điểm yếu.

-Có thể tiếp nhận sự giúp đỡ của Nhà nước để giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống và kiến thức bản địa,phát triển làng nghề.

- Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về phát triển kinh tế xã hội cho miền núi

- Quyền năng của cộng đồng theo pháp luật còn hạn chế.

-Lợi ích trước mắt của các chủ thể khác làm hạn chế sự hợp tác hài hòa ( trách nhiệm- quyền hạn- nghĩa vụ - quyền lợi ) và đe dọa vai trò thật sự của cộng đồng dẫn đến hành vi tiêu cực là đồng lõa, tiếp tay cho phá rừng hay bàng quàng trước số phận của rừng.

-Tỷ lệ tăng dân số cao, gây áp lực lớn đối với tài nguyên rừng.

Từ kết quả ở biểu trên cho thấy, tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản là rất lớn. Từ bao đời nay, cộng đồng dân cư thôn, bản nhất là người dân tộc Vân Kiều, Pa kô có truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau, những bản cụm được hình thành nên từ truyền thống này, ngày xưa các hộ gia đình dựng nhà cạnh nhau để bảo vệ nhau tránh các thú dữ tấn công và cuộc sống của họ đã gắn bó với rừng, rừng gắn liền với sự sống của đồng bào dân tộc ít người.

Sự tác động vào rừng bằng cách đốt rừng làm nương, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép của người dân là để phục vụ cho nhu cầu cuộc

sống hàng ngày, nhưng họ cũng có phong tục, tập quán, kiến thức, thể chể bản địa tích cực để QLBVR, phần nào họ chấp hành nghiêm chỉnh Luật bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời họ biết và kiểm soát được tác động tiêu cực đối với rừng và thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng. Do vậy, hơn ai hết, cộng đồng dân cư thôn, bản là người phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trên địa bàn có hiệu quả cao nhất. Vậy, tìm kiếm một số giải pháp để QLBVR dựa vào cộng đồng là phải làm thế nào để huy động được người dân trong cộng đồng thôn, bản tham gia vào công tác QLBVR một cách có tổ chức, có hiệu quả trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi giữa Nhà nước và người dân để công tác QLBVR ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)