Những nguy cơ và thách thức trong công tác QLBVR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 88 - 92)

Biểu 4.5: Nguy cơ và thách thức trong QLBVR trên địa bàn Nguy cơ và

thách thức Mức độ Mối đe doạ

Phạm vi ranh giới 9 Địa hình phức tạp, diện tích rừng có trữ lượng lớn đều nằm ở vùng xa khu dân cư, giáp ranh với các huyện, tỉnh khác, ranh giới chưa được xác định rõ ràng dẫn đến đây là khu vực thường xảy ra xâm hại. Khai thác khoáng

sản

9 Việc đào bới khai thác vàng bằng cơ giới ở các khe suối là nguy cơ dẫn đến phá rừng

Gia tăng dân số, nhu cầu đất sản xuất

9 Sự gia tăng dân số gây sức ép lớn đến việc sử dụng đất và khai thác tài nguyên rừng trái phép.Tỷ lệ tăng dân số của huyện vẫn còn cao (1,84%),

Sự mở các tuyến đường giao thông, nhu cầu chuyển đổi cây trồng (Sắn, cao su)

9 Do yêu cầu phát triển, một số tuyến đường được nối vào các xã vùng sâu vùng xa, đi qua các khu rừng làm tăng áp lực vào rừng; Do nhu cầu tiêu thụ của thị trường về nguồn nguyên liệu sắn và sức hấp dẫn của cây cao su nên dẫn đến một số hộ gia đình xâm lấn, phát đốt rừng để trồng sắn và cao su.

Di dãn dân, tái định cư thủy điện

8 Thủy điện rào Quán dẫn đến tái định cư nơi ở mới cho dân vùng quy hoạch nơi ở mới chưa sát với thực tế, thiếu đất canh tác, ảnh hưởng không nhỏ đến việc QLBVR trên địa bàn.

Áp lực cuộc sống và dân trí

10 Do mưu sinh của cuộc sống trước mắt và nhận thức về vai trò vị trí của rừng còn hạn chế đẫn đến họ tham gia chặt phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển,

tàng trữ lâm sản, săn bẫy bắt động vật rừng trái phép.

Một số chủ rừng thực hiện việc quản lý BVR không tốt

10 Một số chủ rừng còn hiện tượng bỏ mặc, thờ ơ với công tác quản lý BVR, xem nhiệm vụ này là của lực lượng Kiểm lâm, khi người dân có các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, chính quyền cấp xã còn bao che.

Nạn cháy rừng, sâu bệnh hại rừng, thời tiết khắc nghiệt

7 Với diễn biến thời tiết phức tạp, đặc biệt là trong mùa khô hanh nắng nóng đến sớm. lượng người dân hoạt động trong rừng nhiều, không kiểm soát nổi, nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn. Bên cạnh đó sâu bệnh hại rừng (sâu róm thông) rừng trồng bị thiệt hại lớn, thời tiết rét hại làm thảm thực vật bị chết rét… tạo thành vật liệu dễ cháy vào mùa khô hanh, nguy cơ cháy rừng cao.

Hoạt động của Kiểm lâm còn hạn chế

8 Biên chế, trang thiết bị, phương tiện chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, hoạt động trên địa bàn rộng, diện tích rừng lớn. Kết quả thực hiện nhiệm vụ còn nhiều hạn chế.

Khai thác gỗ, lâm sản, sử dụng đất rừng sản xuất nông nghiệp, săn bẫy bắt động vật rừng.

10 Huyện Hướng Hoá, cộng đồng dân cư thôn, bản 90% các hộ đều khai thác gỗ, lâm sản để làm nhà, làm chuồng trại gia súc, lấy củi đun. Các đối tượng kinh doanh, xưởng chế biến gỗ ngày càng tăng về số lượng, đây là nhân tố tác động đến người dân trong vùng và những người dân từ vùng khác đến khai thác, vận chuyển.

Từ kết quả trên cho thấy rằng, nguy cơ và thách thức trong công tác QLBVR là rất lớn, tập trung vào một số điểm chính sau:

4.3.4.1. Về phạm vi ranh giới

Hầu hết diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng lớn đều nằm tập trung ở những nơi địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, dông, giao thông đi lại khó khăn, tiếp giáp với nhiều huyện, tỉnh, do vậy để QLBVR ở vùng này thì phải có nhân lực, vật lực và thời gian thực hiện mới có hiệu quả. Trên tuyến đường từ trung tâm huyện đến Bản Cuôi xã Hướng lập trên 100 km nhưng không có đường ô tô phải đi bộ, vùng này còn nhiều rừng, trữ lượng tương đối lớn nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hoá, đường vận chuyển về Quảng Bình, Vĩnh Linh, Gio Linh lại thuận lợi nên khó kiểm soát. Ranh giới của các Khu rừng phòng hộ, đặc dụng và khu vực rừng của cộng đồng dân cư còn chưa rõ ràng, chưa có biển báo, mốc giới nên nguy cơ việc xâm lấn còn ở mức cao.

4.3.4.2. Khai thác khoáng sản

Việc đào bới tìm vàng ở các khe suối ở bản Cuôi- Hướng Lập trước đây chủ yếu là thủ công nay lại dùng các phương tiện cơ giới như máy xúc , máy đào, vì vậy việc mở đường, việc đào bới các khu trục đã làm ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng do sạc lỡ, do người dân ăn ở tác động vào rừng.

Ở xã Hướng sơn có mỏ Thiếc nằm liền kề trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hóa, nếu khai thác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh học ở khu vực này nhiều loài động vật sẽ biến mất do môi trường sống bị tác động.

4.3.4.3.Gia tăng dân số và nhu cầu đất sản xuất

Tỷ lệ tăng dân số trên địa bàn huyện vẫn còn khá cao, 1,84%, do vậy nhu cầu đất để ở, sản xuất nông, lâm nghiệp ngày càng tăng, những năm gần đây do giá Sắn trên thị trường tăng cao, thời gian và chi phí đầu tư cho trồng

Sắn phù hợp với điều kiện của cộng đồng dân cư thôn, bản, với diện tích trồng sắn trên 4.218 ha, năng suất đạt 18 tấn/ha, nhưng đó chỉ là theo con số thống kế, còn số diện thực tế đang trồng Sắn thì còn cao hơn nhiều. Việc lấn chiếm rừng, đất rừng để trồng Sắn còn diễn ra.

4.3.4.4. Di dãn dân, tái định cư

Huyện Hướng Hoá nằm trong vùng lòng hồ Sông Rào quán đang xây dựng công trình thủy điện Rào quán, chương trình tái định cư cho bà con vùng lòng hồ đến nơi ở mới đến nay vẫn chưa hoàn thiện, công tác quy hoạch chia tách đất đai cho người dân nơi ở cũ và mới còn gặp nhiều khó khăn, chưa sát thực tế, việc chuyển đổi phương thức sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, trong khi diện tích dành cho sản xuất nương rẫy còn quá ít, chưa đảm bảo được cuộc sống cho người dân, do vậy việc lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm nương vẫn xảy ra.

4.3.4.5. Trình độ dân trí thấp

Trình độ dân trí trên địa bàn huyện không đồng đều, đặc biệt tỷ lệ mù chữ ở cộng đồng dân tộc Vân Kiều, Pa Kô cao, ít có điều kiện để giao lưu về văn hoá, mở mang hiểu biết, nên kiến thức về các quy định pháp luật về QLBVR rất hạn chế, do vậy, họ vẫn xâm hại trái phép tài nguyên rừng. Theo lãnh đạo của Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá, trong tổng số vụ vi phạm lâm luật bị phát hiện bắt giữ và xử lý, có đến gần 40 % đối tượng vi phạm là người mù chữ hoặc ít hiểu biết các quy định của pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng.

Lợi dụng dân trí thấp của cộng đồng dân cư thôn, bản trong vùng gần rừng và trong rừng, một số đầu nậu ở miền xuôi lôi kéo họ vào rừng khai thác gỗ và lâm sản về đem bán cho chúng đi tiêu thụ.

4.3.4.6. Một số chủ rừng và UBND xã phối hợp thực hiện chưa tốt việc QLBVR

Một số chủ rừng, UBND xã chưa thực sự quan tâm phối hợp đến công tác QLBVR, chưa nắm được tình hình vi phạm, chưa có biện pháp ngăn chặn

kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các chủ rừng chưa tự kiểm tra, thu giữ và phát hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên diện tích rừng được giao quản lý. Các vụ phát hiện và thu giữ đều do Hạt Kiểm lâm và tổ liên ngành của huyện tổ chức thực hiện.

4.3.4.7. Hoạt động của Kiểm lâm còn hạn chế

Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá có tổng số 23 biên chế, bộ phận văn phòng hạt với 6 CBCC, còn lại 17 CBCC phụ trách 22 xã như vậy có đồng chí phải phụ trách 1 đến 2 xã. Với số CBCC ít như vậy, nhưng địa bàn rộng, địa hình phức tạp, trang thiết bị phục vụ cho công tác còn thiếu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tất cả CBCC đều dùng xe máy, điện thoại cá nhân. Có thể nói đây là một thách thức rất lớn đối với việc QLBVR trên địa bàn huyện.

4.3.4.8. Khai thác gỗ, lâm sản, săn bẫy bắt động vật rừng,rà phá phế liệu chiến tranh, nạn cháy rừng

Huyện có trên 2/3 dân số sống ở vùng gần rừng và trong rừng, người dân không chỉ phá rừng để sản xuất nông nghiệp mà còn khai thác gỗ, săn bẫy bắt động vật rừng, rà phá tìm kiếm phế liệu chiến tranh phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.

Vào mùa khô, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ cao, gió Tây Nam thổi mạnh, rừng trồng chủ yếu là Thông, lượng người hoạt động trong rừng không thể kiểm soát nổi, nguy cơ gây cháy rừng là rất lớn. Cũng do diễn biến phức tạp của thời tiết cũng tạo điều kiện cho một số sâu bệnh phát triển mạnh như sâu róm thông, thời tiết rét đậm rét hại cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLBVR nói chung và công tác PCCCR nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 88 - 92)