Phân tích khả năng hợp tác của các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 110)

Theo đánh giá ở khu vực nghiên cứu cho thấy, các tổ chức, cá nhân đều có vai trò và mối quan tâm khác nhau đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và khả năng hợp tác để chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng gồm có 4 thành viên chủ yếu là: UBND huyện và UBND xã, Hạt kiểm lâm, các chủ rừng khác, các BQL dự án và Tổ chức phi chính phủ.

4.5.2.1. UBND huyện và UBND xã

Trên cơ chức năng QLNN về rừng và đất lâm nghiệp, đây là những cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện các biện pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng. Chỉ đạo các thôn, bản xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời phối hợp với tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là cộng đồng thôn, bản phải đảm bảo thực hiện tốt công tác theo dõi diễn biến, quản lý tài nguyên rừng trên địa. Tạo môi trường và giám sát việc thực thi pháp luật

4.5.2.2. Hạt kiểm lâm

Trên cơ sở chức năng quản lý chuyên ngành được giao có trách nhiệm hỗ trợ hướng dẫn nghiệp vụ QLBVR cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở thôn, bản, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ QLBVR của cộng đồng

4.5.2.3. Các chủ rừng khác có liên quan ( BQL rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng, các tổ chức kinh tế khác...)

Có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi liên quan nên tự nguyện tham gia, hỗ trợ cho cộng đồng thôn, bản trong việc thực hiện các biện pháp QLBVR.

4.5.2.4. Các BQL dự án, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước

Tùy vào điều kiện cụ thể để hỗ trợ kinh phí, tư vấn kỷ thuật, cung cấp dịch vụ để giúp cộng đồng thực hiện tốt nhiệm vụ QLBVR.

Từ kết quả phân tích trên ta có sơ đồ khả năng phối hợp, hỗ trợ giữa các bên liên quan để QLBVR trên cơ sở cộng đồng như sau:

Sơ đồ 4.3 : Khả năng phối hợp, hỗ trợ QLBVR dựa vào cộng đồng 4.6. Đề xuất một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng

Thực tiễn và lý luận đã khẳng định không thể chỉ có một tổ chức duy nhất quản lý bảo vệ rừng tốt nhất mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội, nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có một vai trò riêng cùng phối hợp để thực hiện, vấn đề ở chỗ, quá trình thực hiện, do ý thức chủ quan và các quan hệ lợi ích, chúng ta thường tuyệt đối hóa vai trò của một thành phần kinh tế, một nhóm tổ chức và thường thiên về xu hướng nhà nước hóa mọi hoạt động lâm nghiệp, xem nhẹ vai trò của nhân dân. Câu hỏi được đặt ra là hiện nay ai là người phá rừng, ai đe dọa đến mục tiêu QLBVR, câu trả lời hẳn nhiên là con người. Vậy con người cụ thể đó là ai ? ở đâu ? và cũng không khó để trả lời đó là

Các chủ rừng khác BQL các dự án, các tổ chức phi chính phủ UBND huyện

UBND xã Hạt Kiểm lâm

Quản lý Bảo vệ rừng dựa

vào cộng đồng

những người dân trong và ngoài địa phương vì lợi ích bất chính hoặc vì mưu sinh đã phá rừng và thường là cộng đồng dân cư biết rõ đối tượng, hành vi đó nhưng người dân không những không ngăn chặn, tố giác mà thậm chí còn tiếp tay đồng lõa hoặc là bàng quang vì không thấy rõ lợi ích cụ thể của cộng đồng khi tham gia QLBVR.

Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng vừa phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, vừa đảm bảo được lợi ích về kinh tế xã hội, môi trường do rừng mang lại cho cộng đồng dân cư thôn, bản có cuộc sống gắn bó với rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa như sau:

4.6.1. Các giải pháp về chính sách

4.6.1.1.Xây dựng các chính sách liên quan đến quyền lợi của cộng đồng khi tham gia hoạt động QLBVR

Hiện nay vấn đề QLBVR dựa vào cộng đồng được nhiều văn bản đề cập đến. Tuy nhiên quyền lợi của cộng đồng khi tham gia QLBVR thì còn nói chung chung, chưa cụ thể rỏ ràng. Điều 30 Luật bảo vệ & phát triển rừng năm 2004 xác định quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng, trong đó, các quyền mà cộng đồng được hưởng không có sự thay đổi so với khi chưa nhận rừng, cộng đồng cũng không được chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng rừng. Trên địa bàn chưa có văn bản nào quy định cụ thể quyền hưởng lợi của người dân khi tham gia bảo vệ rừng. Mới chỉ nói đến trong phần hưởng lợi khi người dân, cộng đồng được giao rừng để bảo vệ và hưởng lợi theo Đề án giao rừng cho thuê rừng của tỉnh. Như vây giữa quyền lợi- Trách nhiệm- nghĩa vụ của cộng đồng nói chung và người dân nói riêng khi tham gia QLBVR là còn bất cập chưa hài hòa giữa lợi ích chung của xã hội và lợi ích trực tiếp của những người tham gia bảo vệ

rừng. Vì vậy đây là vấn đề cần phải được quan tâm mới khích lệ cộng đông tham gia tích cực QLBVR. Qua nghiên cứu trong khu vực chúng tôi đề xuất :

-Quy định rõ địa vị pháp lý của cộng đồng thôn, bản trong QLBVR, được hưởng các quyền như một chủ rừng thực thụ để thế chấp vay vốn khi có nhu cầu.

-Các chủ rừng, các tổ chức có hưởng lợi từ rừng khi khai thác sản phẩm hưởng lợi phải trích hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng trên địa bàn để phục vụ hoạt động QLBVR và phát triển dân sinh kinh tế xã hội. Vấn đề này phải được quy định trong nghị quyết của HĐND của huyện để tổ chức thực hiện. - Dùng kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm để trích cho hoạt động QLBVR của cộng đồng, được chuyển thẳng trực tiếp cho cộng đồng chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán.

-Có chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ đầu tư các dự án phát triển lâm nghiệp bền vững ở các vùng sâu, vùng xa để tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.

4.6.1.2..Xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động QLBVR của tổ đội quần chúng bảo vệ rừng của cộng đồng thôn, bản.

Đây là lực lượng có vai trò rất lớn trong tham gia QLBVR tại cơ sở, được UBND cấp xã thành lập theo đề nghị của các thôn, bản. Họ là lực lượng tại chổ chủ yếu để tham gia chữa cháy rừng, huy động truy quét đẩy đuổi cá nhân xâm hại rừng... Ngoài một số số thành viên kiêm nhiệm như cán bộ thôn, cán bộ các hội đoàn thể, cán bộ trung đội dân quân tự vệ… thì đa số là người dân, họ không có lương hoặc khoản phụ cấp nào vì vậy phải nghiên cứu có một số chính sách ưu đãi để khuyến khích động viên lực lượng này chúng tôi đề xuất :

-Có chính sách miển giảm ngày công nghĩa vụ lao động công ích địa phương cho các thành viên tham gia tổ đội quần chúng BVR.

-Dùng kinh phí quỹ bảo vệ rừng tự nguyện để hỗ trợ phụ cấp cho các thành viên.

- Hỗ trợ một số trang thiết bị cần thiết như : giày, mủ bảo hộ, rựa… để phục vụ công tác QLBVR của họ.

-Được ưu tiên nhận giao khoán rừng để bảo vệ và hưởng lợi.

4.6.1.3. Xây dựng và sớm ban hành quy trình hướng dẫn trìinh tự thủ tục và biện pháp kỷ thuật khai thác gỗ rừng tự nhiên được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản nhận bảo vệ và hưởng lợi.

Đây là một vấn đề bức xúc của người dân, mặc dù đã tham gia nhận rừng bảo vệ và hưởng lợi theo Đề án “ Giao rừng, cho thuê rừng tỉnh ” từ 2005 đến nay, mặc dù trong đề án đã nói rõ chính sách hưởng lợi cụ thể cho từng loại rừng, nhưng hiện nay do nhu cầu muốn khai thác phần hưởng lợi để phục vụ cuộc sống gia đình và đầu tư phát triển một số hoạt động chung của cộng đồng thì chưa thực hiện được vì chưa có quy định hướng dẫn trình tự khai thác. Trên cơ sở Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, để giải quyết một phần khó khăn về kinh tế cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản nhằm ổn định cuộc sống nhưng phải bảo đảm cho rừng sinh trưởng và phát triển một cách bền vững.Chúng tôi đề xuất như sau :

* Tiêu chuẩn rừng được đưa vào khai thác :

-Rừng phải có trữ lượng trên 70m3 /ha. Trữ lượng cây đạt cấp kính khai thác trong lô phải lớn hơn 30% tổng trữ lượng của lô đó (trên 01ha phải có ít nhất 20 cây đạt đường kính 35cm trở lên).

-Là những cây đến tuổi thành thục ( già cổi ) và những cây ở nơi có mật độ dày, có đường kính thân cây cách mặt đất 1,3 mét ( viết tắt là D1.3m) tối thiểu phải đạt: nhóm III đến nhóm VI: 40 cm, nhóm VII và VIII: 35 cm(

Không được phép khai thác những cây gỗ quý hiếm nhóm IA và IIA quy định tại Nghị định 32/ 2006/NĐ-CP của Chính phủ).

*Biện pháp kỷ thuật khai thác

-Thiết kế Khai thác: Sau khi có quyết định phê duyệt phương án hoặc kế hoạch khai thác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, chủ rừng tiến hành thiết kế và lập hồ sơ khai thác.

+ Xác định diện tích, ranh giới của khu rừng được phép khai thác ở trên bản đồ và ngoài hiện trường.

+ Căn cứ vào kết quả điều tra trữ lượng và lượng tăng trưởng của rừng (được thực hiện khi lập kế hoạch) để tính khối lượng gỗ được ứng trước, căn cứ vào khối lượng gỗ được ứng trước để tính toán số lượng cây cần bài theo cấp kính.

+ Đo đếm và bài cây khai thác:

Khi bài cây chỉ được phép bài đủ số lượng cây đã tính toán ( tương ứng với khối lượng gỗ được ứng ). Đo đường kính hoặc chu vi cây tại vị trí 1,3m tính từ gốc lên (D1.3m ) cho từng cây; xác định tên cây và phẩm chất của cây, số liệu ghi vào phiếu bài cây.

Đánh dấu bài cây: Dấu bài cây được đánh dấu X và ghi số thứ tự bằng số Ả rập ( 1,2,3.. ) cạnh dấu chữ X bằng sơn đỏ ở 02 vị trí trên thân cây ( ở độ cao 1,3m và dưới gốc chặt ). Lưu ý: Khi đánh dấu phải vạc hết lớp vỏ trên thân cây có kích thước 10 x 20cm và đánh dấu theo một hướng thống nhất

+ Tính toán khối lượng gỗ khai thác

Căn cứ vào đường kính đo được của từng cây, chúng ta dùng biểu thể tích cây đứng theo cấp chiều cao của khu vực Bắc Bình Trị Thiên (sổ tay ĐTQHR ) để tra thể tích của từng cây và tính toán tổng trữ lượng những cây gỗ được đánh dấu bài chặt.

Tính toán sản lượng gỗ được phép khai thác: Sản lượng gỗ khai thác được tính bằng 60% trữ lượng cây đứng.

* Trình tự khai thác

Chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn, bản có khai thác gỗ phục vụ cho nhu cầu hàng năm từ rừng tự nhiên phải xây dựng phương án khai thác.

Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân huyện, hồ sơ gồm:Tờ trình hoặc đơn xin khai thác, phương án khai thác, bản đồ của khu rừng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt phương án hoặc kế hoạch khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

- Thiết kế khai thác

Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn đánh giá tại thực địa để thu thập số liệu, đánh dấu bài cây đối với số cây khai thác đã được xác định và viết thuyết minh thiết kế khai thác.

Sau khi hoàn thành, chủ rừng báo cáo với UBND xã kiểm tra tại thực địa, nếu đúng đối tượng rừng, địa danh, diện tích và số cây khai thác đã được xác định thì lập biên bản xác nhận.

*Cấp phép khai thác

Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân huyện. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác, phiếu bài cây khai thác, biên bản xác nhận của UBND xã (do Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã tham mưu) và bản đồ khu vực khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì Uỷ ban nhân dân huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả

cho chủ rừng; đồng thời gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm sở tại và Uỷ ban nhân dân xã để theo dõi, quản lý. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ký cấp phép khai thác.

* Thực hiện khai thác, nghiệm thu sản phẩm

Chủ rừng tự tổ chức khai thác, khối lượng gỗ khai thác không được vượt quá 15% khối lượng gỗ được cấp phép. Sau khi khai thác xong chủ rừng phải tiến hành vệ sinh rừng và báo cáo Kiểm lâm địa bàn kiểm tra đánh giá tại thực địa, căn cứ kết quả kiểm tra UBND xã trình UBND huyện ban hành quyết định đóng cửa rừng .

Nghiệm thu sản phẩm theo kích thước thực tế của số cây được phép khai thác ghi trong giấy phép (nếu khối lượng vượt quá 15% chủ rừng báo cáo UBND xã kiểm tra thực tế làm rõ nguyên nhân, xác nhận, sau đó mới được nghiệm thu khối lượng gỗ vượt). Gỗ nghiệm thu xong phải được đóng búa Kiểm lâm để chủ rừng tự do lưu thông.

*Trách nhiệm của các bên liên quan

-Trách nhiệm của chủ rừng: Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xẩy ra những vi phạm trong khu vực khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép; Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.

- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã: Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện và pháp luật về việc xác nhận các thủ tục và kết quả kiểm tra, giám sát trong khai thác gỗ của các chủ rừng trên địa bàn của xã; Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.

- Trách nhiệm của UBND huyện: Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh và pháp luật về việc xác nhận các thủ tục, cấp phép khai thác và kết quả kiểm tra, giám sát trong quá trình khai thác gỗ trên địa bàn của huyện; Kiểm tra, giám sát, xử lý và giải quyết các thủ tục khai thác gỗ của Uỷ ban nhân dân xã; Đình chỉ hoạt động, khai thác gỗ khi có dấu hiệu sai phạm .

- Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm: Thẩm định phương án, kế hoạch khai thác, xác định trữ lượng rừng được phép khai thác; Kiểm tra, giám sát, xử lý và giải quyết những vướng mắc trong quá trình khai thác; Xác nhận khối lượng gỗ khai thác theo giấy phép được cấp và đóng búa Kiểm lâm để chủ rừng tự do lưu thông sản phẩm.

4.6.1.4. Xây dựng quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

Để phát huy nội lực và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong công tác QLBVR thì việc thành lập quỹ BV&PTR cấp thôn, bản là hết sức cần thiết.Việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phải đảm bảo theo đúng các quy đi ̣nh ta ̣i Nghi ̣ đi ̣nh số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 110)