Giải pháp về PCCCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 128)

Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở nước ta và ở nhiều nước trên thế giới, không những gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước mà còn thiệt hại đến tài sản, tính mạng của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường... Vì vậy, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, hơn bao giờ hết đòi hỏi các cấp, các ngành cùng toàn thể cộng đồng tích cực tham gia nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường sống.

Hướng Hóa là một huyện miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 80% tổng diện tích trong toàn huyện. Với đặc trưng khí hậu khô nóng kéo dài trong mùa nắng kèm theo gió Tây- Nam thổi mạnh, trong khi đó ý thức PCCCR của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa cao, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nên nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng vẫn thường xuyên đe dọa. Hàng năm, mặc dù các xã và các chủ rừng đã xây dựng phương án PCCCR cụ thể phù hợp với điều kiện địa phương mình, đồng thời đã triển khai tích cực nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan làm cho việc xử lý tình huống chậm, lúng túng dẫn đến rừng vẫn bị thiệt hại. Để nâng cao hiệu quả PCCCR dựa vào cộng đồng chúng tôi đề xuất :

- Xây dựng tổ xung kích PCCCR gắn với tổ QLBVR tại chổ, lực lượng này được đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị và công cụ chữa cháy cần thiết.

- Xây dựng quy chế hoạt động của tổ xung kích PCCCR trên địa bàn các xã có rừng (trồng) và phân chia thành các nhóm phụ trách các khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn.

- Xây dựng phương án chữa cháy rừng trên các cộng đồng ở các vùng trọng điểm. Có quy định cụ thể về chữa cháy rừng của thôn, bản.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định 09/CP của Chính phủ, Chỉ thị về BVR-PCCCR của UBND huyện. Xây dựng chương trình tuyên truyền về bảo vệ rừng và PCCCR thông tin trên các phương tiện truyền thông.

-Hàng năm, vào mùa khô hanh những khu rừng dễ cháy như là rừng Thông, rừng non mới trồng cần phải luỗng phát hạ thấp thực bì để làm giảm nguồn vật liệu cháy hạn chế tối đa khả năng bắt lửa, cường độ ngọn lữa và khả năng lan tràn của đám cháy cũng như dễ dàng tiếp cận đám cháy. Các khu

vực rừng trồng của các chủ rừng đã hết thời gian chăm sóc, thực bì đã phát triển trở lại, vì vậy chủ rừng cần đầu tư kinh phí để luỗng phát những diện tích do mình quản lý nhằm phát huy hiệu quả PCCCR.

-Tổ chức Diễn tập chữa cháy rừng để nâng cao được nhận thức và làm quen với thực tế của công tác PCCCR, từ việc chỉ đạo, điều hành đến phối hợp tham gia chữa cháy của các cấp chính quyền, các ngành và tổ đội chữa cháy rừng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai chữa cháy có hiệu quả khi cháy rừng xảy ra.

- Xây dựng quy định cho hoạt động sản xuất nương rẫy (như xác định trạng thái thực bì, quy mô, ranh giới, chế độ trình báo, tự quản và giám sát khi phát/đốt, kỹ thuật xử lý nguồn vật liệu cháy; xử lý và khắc phục hậu quả trong trường hợp để cháy lan...), Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động PCCCR.

- Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác PCCCR.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả phân tích, đánh giá số liệu và thông tin thu nhập được trong quá trình nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận trên địa bàn huyện Hướng Hoá như sau:

1-Điều kiện tự nhiên, KT-XH có những ảnh hưởng tác động thuận lợi cũng như khó khăn đến công tác QLBVR. Đời sống của một bộ phận nhân

dân còn nghèo, thu nhập chủ yếu còn dựa vào tài nguyên rừng.

2-Công tác QLBVR mặc dù đã được sự quan tâm nhưng tình

hình xâm hại rừng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là rừng do UBND xã

quản lý chung.

3-Cộng đồng dân cư thôn, bản có tính cộng đồng cao, có phong tục, tập quán, kiến thức bản địa tác động tích cực và tiêu cực đến tài nguyên rừng.

4-Tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư là rất lớn, họ có nguyện vọng tham gia QLBVR để hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước.

5-Quá trình nghiên cứu, đã đề xuất một số giải pháp QLBVR có hiệu quả trên cơ sở cộng đồng.

- Các giải pháp về chính sách: 1)Xây dựng các chính sách liên quan đến quyền lợi của cộng đồng khi tham gia hoạt động QLBVR; 2)Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tổ đội quần chúng BVR của thôn, bản ; 3)Xây dựng quy trình thủ tục khai thác gỗ và lâm sản đối với rừng giao cho cộng đồng nhận bảo vệ và hưởng lợi ; 4)Xây dựng quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ; 5)Giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho cộng đồng ; 6) Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ;7) chính sách gắn QLBVR cộng đồng với xây dựng nông thôn mới.

- Các giải pháp về tổ chức :1)Thành lập Tổ QLBVR thôn, bản; 2)Xây dựng mô hình đồng quản lý rừng.

- Các giải pháp về đào tạo tập huấn : 1) Về chính sách, 2) Về luật pháp, 3) Về nghiệp vụ trong công tác QLBVR, 4)Về đào tạo nghề truyền thống.

- Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục pháp luật BVR và xoá bỏ dần những tập quán không có lợi cho công tác.

- Giải pháp về PCCCR.

2-Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp QLBVR trên địa bàn huyện Hướng Hóa còn một số tồn tại là:

-Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện Hướng Hóa mới chỉ dừng lại ở công tác xây dựng cơ sở lý luận và nghiên cứu hiện trường. Cần phải có thời gian, nhân lực và kinh phí để tổ chức thực hiện và đánh giá được hiệu quả của nó.

- Do hạn chế về thời gian, kinh phí cũng như khả năng, nên phần lớn các giải pháp QLBVR do đề tài đề xuất còn mang tính định tính và chưa cụ thể.

- Trong quá trình điều tra, thu thập số liệu và phân tích đánh giá, do kinh nghiệm và điều kiện thời gian còn hạn chế, vì vậy chưa khai thác triệt để được những kiến thức bản địa, các kinh nghiệm của của người dân địa phương.

3-Kiến nghị

-Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Trị ( Chi cục Kiểm lâm ) sớm tham mưu ban hành trình tự thủ tục hướng dẫn khai thác gỗ và lâm sản giao cho cộng đồng nhận bảo vệ và hưởng lợi để đưa vào thực hiện.

- UBND huyện Hướng Hóa đẩy mạnh việc giao rừng cho cộng đồng bảo vệ để hưởng lợi theo đề án của tỉnh, đồng thời chỉ đạo thực hiện một số giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng.

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để tìm kiếm các giải pháp về kinh tế, khoa học công nghệ nhằm giúp cộng đồng dân cư thôn, bản phát triển kinh tế nhằm làm giảm sức ép đối với tài nguyên rừng.

Quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy nên có các nghiên cứu tiếp theo là: - Nghiên cứu lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế Nông-Lâm kết hợp theo hướng phát triển bền vững.

- Nghiên cứu lựa chọn các cây trồng bản địa dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế cao.

- Nghiên cứu khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống đối với cộng đồng dân cư thôn, bản.

- Nghiên cứu phát triển hoạt động lồng ghép mục tiêu bảo tồn với phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan của rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1 Bộ Nông nghiệp & PTNT ( 2010 ), Quyết định 2140/QĐ-BNN-TCLN

ngày 09/8/2010 công bố hiện trạng rừng đến 31/12/2009, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2007), Quyết định 83/2007/QĐ-BNN-KL ngày

04/10/2007 về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn xã, Hà Nội.

3 Bộ Nông nghiệp &PTNT ( 2006), Cẩm nang lâm nghiệp; Chương lâm

nghiệp cộng đồng, Hà Nội.

4 Bjoern Wode và bảo Huy, nghiên cứu thực trạng lâm nghiệp cộng đồng

Việt nam, Hà nội tháng 6 năm 2009.

5

6

Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị(2010), đánh giá kết quả dự án lâm nghiệp

hướng tới người nghèo, Quảng Trị.

Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị(2010), Kết quả đánh giá xây dựng, thực

hiện hương ước quản lý bảo vệ rừng cấp thôn bản, Quảng Trị.

7 Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị (2006), Dự án nâng cao năng lực PCCCR

cho lực lượng Kiểm lâm giai đoạn 2007 – 2010, Quảng Trị.

8 Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị (2010) Báo cáo đánh giá kết quả giao rừng

cho cộng đồng, hộ gia đình giai đoạn 2005- 2010, Quảng Trị.

9 Chi cục thống kê Hướng Hoá, Niên giám thống kê năm 2010, Hướng Hoá-Quảng Trị.

10 PGS.TS. Nguyễn Duy Chuyên, Vũ Nhâm, Hansson (2002), Phát triển

lâm nghiệp cộng đồng ở miền núi phía Bắc, Việt Nam, Hà Nội.

11 Chính phủ nước CHXHCNVN (2010), Nghị định 99/2010/NĐ- CP về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quyết định số

380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008, Hà Nội.

thống tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm, Hà Nội.

13 Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2000), Kinh nghiệm và tiềm năng quản lý

rừng cộng đồng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

14 Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2001), Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý

rừng cộng đồng tại Việt Nam,Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

15 Hội thảo quốc gia về LNCĐ ( 2004), Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng

cộng đồng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

16 Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2005), Hội thảo quản lý

rừng bền vững có sự tham gia của người dân, Tài liệu hội thảo, Hà

nội.

17 Hội thảo quốc gia về QLRCĐ (2007), Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các

mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn, bản tại Việt Nam, Tài liệu hội

thảo, Hà Nội.

18 Bảo Huy (2006), Một số thuật ngữ trong quản lý rừng cộng đồng, Dự án ETSP, Bộ NN&PTNT, Hà Nội.

19 Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa (2006-2010), Báo cáo tổng kết công tác quản

lý bảo vệ rừng huyện Hướng Hóa, Hướng Hoá- Quảng Trị.

20 Bùi Quang Linh (2004), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo vệ

rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận

văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Gio Linh- Quảng Trị.

21 Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Ngọc Anh (2001), Khảo sát về LNCĐ và chính sách lâm nghiệp tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu, Tài liệu hội thảo “ Khuôn khổ chính sách quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam

ngày 14,15 tháng 11 năm 2001, Hà Nội.

22 Vũ Nhâm (2004), Nghiên cứu những điều kiện để tổ hoc cộng đồng dân cư thôn bản được công nhận là chủ thể quản lý rừng, Đề tài cấp ngành 2003- 2004,Hà Nội.

23 Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung (2004), Nghĩa vụ và quyền lợi của

cộng đồng quản lý rừng, Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

24 Nguyễn Bá Ngãi (2005), Nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng

đồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Báo

cáo kết quả thực hiện đề tài cấp bộ, Đại học Lâm nghiêp, Hà Tây.

25 Nguyễn Bá Ngãi, Một số ý kiến về chính sách hưởng lợi từ rừng, Báo cáo

cho diễn đàn về cơ chế chính sách và quản lý ngành lâm nghiệp, Hà

Nội.

26 Phạm Xuân Phương (2001), Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng

cộng đồng ở Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo quốc gia,Hà Nội.

27 Phạm Xuân Phương (2004), Khảo sát, đánh giá tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với HGĐ, cá nhân, cộng đồng được giao khoán

rừng và đất rừng lâm nghiệp,Hà Nội.

28 Phạm Xuân Phương(2001), Hiện trạng quản lý rừng cộng đồng tại một

số tỉnh phía Bắc, Tài liệu hội thảo,Hà Nội

29 Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn (2009), Kỷ

yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng. Hà Nội, ngày

05/6/2009.

30 Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương (2001), Đề xuất khuôn khổ chính sách và giải pháp hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Tài liệu hội thảo “ Khuôn khổ chính sách quản lý rừng cộng đồng,

Hà nội 14-15/11/2001

31 Quốc hội nước CHXHCN Việt nam (2003), thông qua Luật bảo vệ &

phát triển rừng năm 2004,Hà Nội.

32 Quốc hội nước CHXHCN Việt nam (2003), thông qua Luật đất đai năm 2003, Hà Nội.

1991, XB Nông nghiệp Hà nội.

34 Thủ tướng chính phủ ( 1998), Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về thực hiện

trách nhiệm QLNN của các cấp vè rừng và đất lâm nghiệp, Hà Nội.

35 PGS-TS Dương Viết Tình Trường Đại học Nông lâm Huế (2006) Bài

giảng lâm nghiệp cộng đồng, Thừa thiên Huế.

36 Tài liệu hội thảo chia sẽ lợi ích về công tác quản lý rừng dựa vào cộng

đồng tháng 3 năm 2006 tại Thừa thiên Huế.

37

38

UBND tỉnh Quảng Trị (2009) quyết định 2356/QĐ-UBND phê duyệt đề

án giao rừng cho thuê rừng giai đoạn 2008-2015, Quảng Trị

Các nghị định, quyết định, thông tư liên quan đến phân cấp tài nguyên rừng, giao đất giao rừng, hưởng lợi của cộng đồng (Nghị định 163, quyết định 178, thông tư liên tịch 80....)

TIẾNG ANH

39 Bao Huy (2005), Technical guideline - Community Forest Management,

ETSP project, Helvetas Viet Nam, Ha Noi.

40. Donald A. Messers Chmidt (1993), Common Forest Resource

Management. Annotated bibliography of Asia, Africa &America.

41. FAO and orther international organization (2001), Current innovation and experiences of community Forestry, RECOFTC FAO,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 128)