Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 44)

Lý thuyết hệ thống sẽ được sử dụng như một cơ sở quan trọng về phương pháp luận của luận văn . Theo quan điểm này, rừng vừa một bộ phận của hệ thống tự nhiên vừa là bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội.

Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, do sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc vào những quy luật tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong hệ thống tự nhiên, như đất đai, khí hậu, địa hình.

Rừng là một bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội vì sự tồn tại và phát triển của rừng gắn chặt với các hoạt động kinh tế của con người, như chặt phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng... Mặt khác, các hoạt động tác động vào rừng của con người lại phụ thuộc vào đời sống kinh tế, trình độ, nhận thức, phong tục tập quán. Bên cạnh đó, rừng có ảnh hưởng rất lớn đến

các yếu tố kinh tế thông qua cung cấp tài nguyên và mhững yếu tố khác cho hoạt động của con người.

Rừng là một thực thể sinh vật, sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động của con người. Hoạt động của con người theo hướng bảo vệ, phát triển hay tàn phá rừng luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội, như nhận thức về vai trò, tác dụng của rừng, ý thức chấp hành luật pháp của Nhà nước về BVR, trách nhiệm của cộng đồng, phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa về BVR.

Hiệu quả của các hoạt động QLBVR phụ thuộc vào những vấn đề thể chế và chính sách, như hoạt động của của hệ thống tổ chức Nhà nước trong lĩnh vực QLBVR, chính sách giao đất, giao rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng. Hiệu quả QLBVR còn phụ thuộc vào sự hiện diện và quan tâm đến tài nguyên rừng của tổ chức đoàn thể trong cộng đồng, của các đối tác và quy định của cộng đồng trong QLBVR. Các thành phần này hỗ trợ các cơ quan chức năng liên quan trong việc tuyên truyền vận động người dân, động viên và giám sát lẫn nhau trong việc thức hiện chính sách về QLBVR. Tổ chức và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa cộng đồng sẻ gắn kết các thành viên đơn lẻ thành lực lượng đủ sức mạnh thực hiện những chương trình, kế hoạch QLBVR vì quyền lợi của các thành viên và cộng đồng. Bởi vậy việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến QLBVR là một nội dung quan trọng.

Khi cộng đồng dân cư thôn bản tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng là hoạt động trong hệ thống kinh tế - xã hội tác động tới hệ thống sinh thái tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)