Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 64 - 69)

Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp →

Quan hệ hỗ trợ ↔

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR ở huyện Hướng Hóa

* UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và

đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Theo điều 5 quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [34] thì chủ tịch UBND huyện có nhiệm vụ:

-Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh, lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt.

Hạt Kiểm lâm Thường trực BCH Chủ rừng UBND xã Ban chỉ huy BVR

Tổ, đội BVR Tổ, đội quần

chúng BVR Kiểm lâm địa bàn UBND huyện

Ban chỉ huy BVR

Hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trực thuộc huyện.

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, biến động đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tổ chức giao rừng và đất lâm nghiệp, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của huyện.

- Tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng; huy động lực lượng trên địa bàn phối hợp với lực lượng Kiểm lâm ngăn chặn mọi hành vi hủy hoại rừng, cùng với chủ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã theo dõi, kinh tế việc thực hiện các quy định, hợp đồng giao đất, giao và khoán rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.

- Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi huyện.

- Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng theo pháp luật hiện hành.

- Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

* UBND xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất

lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

Theo điều 6 quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[34] thì chủ tịch UBND xã có nhiệm vụ:

- Quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã về các mặt : Danh sách chủ rừng, diện tích, ranh giới các khu rừng; các bản khế ước giao rừng; các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã.

- Chỉ đạo các thôn, bản ... xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành.

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng phương án giao rừng và đất lâm nghiệp trình Hội đồng nhân dân xã thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, xác nhận ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa.

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, biến động đất lâm nghiệp và báo cáo cơ quan cấp huyện; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã.

- Phối hợp với cán bộ kiểm lâm và các lực lượng công an, quân đội trên địa bàn, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, huỷ hoại rừng.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã.

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo thẩm quyền.

- Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

* Chủ rừng: Chủ rừng là những tổ chức, cá nhân được nhà nước giao

rừng để quản lý bảo vệ và phát triển theo điều 5 của luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Chủ rừng có trách nhiệm QLBVR của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh tháí rừng; phòng chống chặt

phá rừng, săn bắt bẫy động vật rừng trái phép; PCCCR; phòng trừ sinh vật gây hại rừng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra chặt phá rừng trong lâm phần được giao.

* Hạt Kiểm lâm: Được tổ chức theo nghị định 119/2006/NĐ-CP về hệ

thống tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng kiểm lâm [12]. Cũng như các Hạt kiểm lâm khác, Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá có nhiệm vụ:

- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn:

+ Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;

+ Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn;

+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;

+ Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng;

+ Phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn;

+ Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp;

+ Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm;

+ Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;

+ Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác;

+ Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

* Trạm Kiểm lâm khu vực ( Địa bàn ): Trạm Kiểm lâm là bộ phận thuộc Hạt Kiểm lâm và trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Kiểm lâm địa bàn. Trên địa bàn huyện Hướng Hóa hiện nay có 3 trạm Kiểm lâm khu vực đó là: Trạm KL khu vực Hướng lập đóng ở phía bắc của huyện trên tuyến đường HCM phụ trách các xã phía bắc huyện giáp với Quảng Bình; Trạm KL Hướng Tân đóng ở xã Hướng Tân phụ trách địa bàn các xã Hướng Tân, Hướng Linh, Thị trấn Khe Sanh, Xã Húc; Trạm KL Lao Bảo đóng ở phía tây huyện phụ trách các xã vùng Lìa và thị trấn Lao Bảo.

Từ năm 2005 thực hiện đề án của chi cục kiểm lâm về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc, trạm kiểm lâm đã chuyển phương thức hoạt động từ thiên về kiểm tra kiểm soát bắt giử sang hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ QLBVR, Trạm còn là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt của cán bộ Kiểm lâm địa bàn.

* Kiểm lâm địa bàn: Là cán bộ trong biên chế và hợp đồng đang công

tác tại Hạt Kiểm lâm được bố trí về các xã, thị trấn có rừng để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp, nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn thực hiện theo quy định tại quyết định 83/2007/QĐ-BNN-KL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &

PTNT [2] cụ thể là: 1) xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng; 2)xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; 3)hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; 4)huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép;5)Tổ chức kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm lâm luật; 6)Giúp chủ tịch UBND xã xử phạt vi phạm hành chính về QLBVRtheo thẩm quyền;7)Trong hoạt động của mình, kiểm lâm địa bàn xã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện, cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp và sự kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp xã;

* Tổ đội QLBVR của thôn, bản và chủ rừng: Được thành lập ở các

thôn, bản để thực hiện nhiệm vụ QLBVR theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND xã, thôn, bản và chủ rừng, hàng năm đượct củng cố kiện toàn, trên địa bàn Hướng Hóa hiện nay đã tổ chức thành lập được 44 tổ, đội QLBVR cấp thôn, bản với 500 lượt người tham gia, lực lượng tham gia vào tổ đội này chủ yếu là lực lượng dân quân tự vệ của thôn, bản. Tuy nhiên, chính sách, chế độ bồi dưỡng cho tổ đội QLBVR chưa rõ ràng, chưa khuyến khích các thành viên tham gia, do đó hạn chế đến kết quả hoạt động.

*Cộng tác viên của kiểm lâm: Được các công chức kiểm lâm gây dựng

ở cơ sở, đây là lực lượng tai mắt, cung cấp kịp thời các thông tin đến những cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng. Đây là tổ chức hoạt động theo lối bí mật do một số cán bộ lãnh đạo gây dựng, nên không có đầy đủ thông tin, nhưng qua tìm hiểu chúng tôi được biết hàng năm có từ 30 đến 35 tin báo do cơ sở cung cấp và hầu hết các tin báo này đều chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 64 - 69)