Rừng do tổ chức, doanh nghiệp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 62 - 64)

Hiện nay trên địa bàn nghiên cứu đang có các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân được giao đất lâm nghiệp, giao rừng như sau: Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hoá- Đakrông quản lý 8.418 ha; Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá quản lý 21.477,1 ha; Đoàn kinh tế Quốc phòng phòng 337 quản lý 1.331,3ha; Các Doanh nghiệp Tư nhân quản lý 415,6 ha.

Đối với diện tích rừng giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý được chuyển đổi từ công ty lâm nghiệp Hướng Hoá có đội ngũ cán bộ và công nhân có kinh nghiệm trong công tác trồng rừng và QLBVR, rừng được quản lý tốt. Tuy nhiên, diện tích rừng giao cho BQL không tập trung mà rải đều ở nhiều xã, chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, ranh giới chưa được đóng mốc rõ ràng mà chỉ giao trên bản đồ, việc đầu tư quản lý bảo vệ và phát triển rừng hạn chế, trong lúc đó người dân đang bức bách nhu cầu đất để sản xuất nên thường xảy ra chặt phá rừng để xâm lần đất làm rẫy mà điển hình trong những tháng đầu năm 2011 liên tiếp 29 hộ gia đình ở xã Húc lần chiếm chặt hạ cây rừng ở tiểu khu 761 HU của BQL, hiện nay Hạt Kiểm lâm cùng với các nghành chức năng đang phối hợp xử lý theo quy định.

Đối với diện tích rừng giao cho Ban quản lý khu BTTN bắc Hướng Hoá, là đơn vị mới thành lập còn nhiều khó khăn. Biên chế hiện tại chỉ có 7 cán bộ, tuy hầu hết cán bộ đã được đào tạo về lâm nghiệp, nhưng họ chưa được trang bị kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, cũng như những kiến thức về đồng quản lý. Cơ sở hạ tầng còn thấp kém, mới xây dựng được một nhà làm việc tại trụ sở Ban quản lý. Trang thiết bị còn thiếu thốn hầu như chưa có gì. Khu BTTN bắc Hướng Hoá được quy hoạch trên địa bàn 5 xã phía bắc của huyện ( Hướng lập, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Việt) giao thông đi lại trong địa bàn quản lý rất khó khăn, diện tích rừng có trữ lượng lớn, có nhiều cây quí hiếm, địa bàn quản lý rộng, xem lẫn với nhiều khu đông dân cư cộng đồng dân tộc (chủ yếu là dân tộc Vân Kiều), lực lượng cán bộ mỏng, chưa được thành lập Hạt kiểm lâm nên tình trạng khai thác trái phép thường xuyên xảy ra, đây luôn được xem là điểm nóng của huyện Hướng Hoá. Với lực lượng mỏng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn là nên cũng rất khó khăn cho công tác QLBVR nói chung và cho các hoạt động bảo tồn của Ban quản lý nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)