Thực trạng công tác QLBV Rở huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 69 - 84)

Hướng Hóa là một trong những địa bàn được xác định là vùng trọng điểm của Quảng Trị về đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng, bởi vì nơi đây thường xảy

ra khai thác trái phép gỗ từ rừng tự nhiên, xâm lấn rừng để làm nương rẫy, đặc biệt với tuyến biên giới việt – Lào gần 156 km là khu vực thường xảy ra thẩm lậu gỗ và vận chuyển buôn bán động vật hoang dã từ nước Lào và các nước trong khu vực về Việt nam.

Trên cơ sở tình hình thực tiển của địa bàn, hàng năm hạt Kiểm lâm đã tham UBND huyện xây dựng phương án bảo vệ rừng, PCCCR, bố trí 17 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn 22 xã thị trấn, thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng nên đã đạt được những kết quả hết sức khích lệ.

4.3.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật

Tuyên truyền được xem là một biện pháp ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa luôn đựơc quan tâm đẩy mạnh với nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với tình hình thực tế ở từng khu vực. Gắn tuyên truyền với xây dựng hương ước, qui ước, ký cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ dân và thôn, bản nên đã nâng cao được nhận thức của nhân dân về vị trí tác dụng của rừng, tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, làm cho phong trào QLBVR ngày càng phát triển rộng khắp, nhiều người dân, chủ rừng, chính quyền địa phương đã tham gia tích cực cùng với lực lượng Kiểm lâm đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.Với đặc điểm dân trí chưa đồng đều, nội dung tuyên truyền được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu, với một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh, Hạt kiểm lâm đã chủ động cử những đồng chí biết tiếng dân tộc hoặc dịch các nội dung tuyên truyền ra tiếng dân tộc Vân Kiều, Pa Kô để phát thanh trên hệ thống truyền thanh của địa phương.

Biểu 4.2: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2006-2010 Hình thức tuyên truyền Năm thực hiện Cộng 2006 2007 2008 2009 2010

Thông tin đại chúng

- Truyền hình (tin, bài) 14 9 4 7 5 39

- Báo chí (tin bài) 5 5

- Thi tìm hiểu về BVR trong trường học

3 3 4 10

Họp dân

Số buổi 76 47 54 36 46 259

Số Lươt người tham gia 2.973 2.096 1.880 1.282 1.854 10,895

Tuyên truyền lưu động 06 07 05 04 02 24

Quy ước BVR (bản) 30 22 10 03 01 66

Ký cam kết QLBVR 115 100 90 110 20 435

Tranh, ảnh, tờ rơi 2.000 1.750 2.300 1.600 1.600 9.250

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá)

Đặc biệt thông qua thực hiện các dự án như dự án: Sáng kiến hành lang đa dạng sinh học, dự án lâm nghiệp hướng tới người nghèo, dự án trồng rừng thay thế trên đất nương rẫy, dựa án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án nâng cao năng lực PCCCR… Hạt Kiểm lâm đã tích cực phối hợp với các Dự án để lồng ghép các hoạt động tuyên truyền như: Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; thi vẽ tranh cổ động bảo vệ rừng; Tổ chức triển lãm các hoạt động bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; tuyên truyền kết hợp giao lưu lưu văn nghệ tại các cụm khu vực trung tâm… đã được cộng đồng các dân tộc thiểu số của huyện quan tâm tham gia.

Hình 4.2: Học sinh nhận thưởng tại hội thi tìm hiểu về rừng tại Hướng Linh

Hàng năm các cán bộ của các xã trọng điểm và hạt Kiểm lâm được tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh QLBVR như: tập huấn về xây dựng và quản lý quỷ bảo vệ & phát triển rừng, nghiệp vụ tuần tra rừng, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác khuyến lâm.. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn và cán bộ các xã nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

Qua tìm hiểu từ hạt Kiểm lâm Hướng Hóa cho thấy, trong năm gần đây, nội dung, hình thức tuyên truyền dã từng bước cải tiến theo hướng có sự tham gia của người dân chứ không rập khuôn nặng về chuyển tải các văn bản pháp luật nên đã thu hút sự tham gia tích cực của nhiều đối tượng từ các em học sinh đến những người cao tuổi trong cộng đồng đều được tiếp cận, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người trong công tác QLBVR. Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn một số đối tượng như: cán bộ xã, các học sinh, cán bộ thôn bản, hội nông dân về một số văn bản trong lĩnh vực QLBVR như : Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 09/2006/NĐ-CP của chính phủ về PCCCR, Đề án giao rừng cho thuê rừng của tỉnh... thì kết qủa có đến trên 90% đối tượng được phỏng vấn đều hiểu và trả lời đúng.

Tuy nhiên qua phỏng vấn các đối tượng liên quan thì công tác tuyên truyền vẫn còn những hạn chế sau:

-Kinh phí đầu tư cho hoạt động tuyên truyền còn thấp, các công cụ phục vụ hầu như không có nên chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người. -Kỷ năng tuyên truyền của một số cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, thông tin chuyển tải còn ít nên tính thuyết phục chưa cao.

-Chưa tổ chức đánh giá, khảo sát thăm dò hiệu quả của tuyên truyền đem lại đối với cộng đồng, nên chưa đánh giá kết qủa cụ thể để điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

-Việc ký cam kết bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình, các tổ chức cộng đồng mới tập trung chủ yếu ở các bản ở các xã cò rừng, chưa rải đều trên các vùng dân cư, trong khi đó hầu hết các đối tượng vi phạm lâm luật đều là dân ở địa bàn thôn, bản, xã khác có ít rừng hoặc không có rừng.

-Nhận thức về QLBVR của một bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn hạn chế nên còn trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Do vậy, công tác tuyên truyền về QLBVR cần được tăng cường và tổ chức thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng tuyên truyền, không chỉ tập trung ở các thôn, bản, xã còn nhiều rừng mà nên phổ biến sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.

4.3.2.2. Ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng

Trên cơ sở tình hình của địa bàn, Hạt kiểm lâm đã tham mưu xây dựng Phương án bảo vệ rừng, xác định các địa bàn trọng điểm thường xảy ra khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, phát đốt rừng làm nương rẫy đề chỉ đạo các hoạt động đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng.

Thực hiện chỉ thị 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng; Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Thông tư 144/TTLT-BNN-BCA-BQP của liên Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng về phối hợp trong công tác bảo vệ rừng… Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá đã xây dựng quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm- Công an- Quân đội trong công tác bảo vệ rừng. Bố trí 17 công chức kiểm lâm và nhân viên hợp đồng về phụ trách địa bàn 22 xã, thị trấn để trực tiếp tham mưu giúp chính quyền đia phương thực hiện nhiệm vụ QLBVR. Kiểm lâm địa bàn đã

xây dựng quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm địa bàn và lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương trong BVR, tham mưu thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại cơ sở để huy động lực lượng tham gia khi có yêu cầu. Đặc biệt được sự hỗ trợ của một số dự án nên đã thành lập được 10 tổ tuần tra rừng của cộng đồng ở thôn, bản, lực lượng này được hổ trợ các thiết bị cần thiết như: Máy ảnh, áo quần, rựa, ống nhòm… để phục vụ việc tuần tra rừng.

Đối với các khu vực điểm nóng thường xuyên xảy ra phá hoại rừng, các khu vực giáp ranh thì Hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng ( Công an, Bộ đội biên phòng ) tổ chức truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại tài nguyên rừng, nhằm có biện pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế thấp nhất các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Trên tuyến biên giới Việt – Lào Hạt kiểm lâm đã phối hợp với Hải quan, Bộ đội biên phòng để tuần tra kiểm soát để đấu tranh ngăn chặn tình trạm thẩm lậu gỗ qua biên giới, nhất là nạn buôn bán vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm từ các nước Đông nam á về Việt nam. Đối với địa bàn nội địa lực lượng kiểm lâm thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm. Những năm gần đây trên địa bàn huyện Hướng Hoá xuất hiện tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép các loài cây cảnh, phong lan quí hiếm, chim cảnh, các chủ lậu đã thuê người dân vào rừng đánh, chặt những cây cổ thụ như ( Lội, Mò Cua, Bằng lăng…) để đem vận chuyển về xuôi bán với giá trị rất cao.

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá, số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn Hạt quản lý từ năm 2006-2010 ( biểu 4.3).

Biểu đồ 4.1: Diễn biến vi phạm lâm luật trên địa bàn từ 2006-2010

199 3 134 62 202 1 136 62 116 2 68 44 141 4 97 39 106 1 62 38 0 50 100 150 200 250 2006 2007 2008 2009 2010 Số vụ Khai thác Mua bán, vận chuyển, chế biến Vắng chủ

Biểu 4.3: Thống kê tình hình vi phạm Luật bảo vệ & PTR trên địa bàn

Năm Tổng

số vụ

Các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng

Khai thác Mua bán, vận chuyển, chế biến Vắng chủ Tổng khối lượng tịch thu Phá rừng Cháy rừng Gỗ (m3 ) Động vật rừng (kg) Số Vụ Diện tích thiệt hại (ha) Số Vụ Diện tích thiệt hại (ha) 2006 199 3 134 62 97,020 479 0 2007 202 1 136 62 161,167 253 2 1 9,8 2008 116 2 68 44 338,176 309 2 0 2009 141 4 97 39 237,977 84,8 0 1 11,0 2010 106 1 62 38 194,605 581,5 0 5 66,1

Kết quả trên cho thấy, từ năm 2006 - 2010 tình hình vi phạm trên địa bàn diễn biến phức tạp, tuy có chiều hướng giảm nhưng giảm không đáng kể, lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về QLBVR, ý thức, trách nhiệm QLBVR của người dân được nâng cao, đồng thời tích cực xây dựng, củng cố lực lượng QLBVR, trong đó chú trọng việc củng cố mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở để cung cấp kịp thời thông tin về các vụ vi phạm, nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng và chính quyền địa phương trong đấu tranh các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, do áp lực sử dụng gỗ và lâm sản của thị trường, cùng với việc lợi nhuận từ buôn bán trái phép lâm sản mang lại cao hơn so với các nguồn thu nhập khác, do đó số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn cao. Trong các vụ vi phạm về Luật bảo vệ và phát triển rừng thì số vụ cất giấu, mua bán, vận chuyển trái phép, chế biến trái phép lâm sản chiếm tỷ lệ cao nhất, các vụ vi phạm này chủ yếu là các đối tượng đầu nậu thu gom vận chuyển buôn bán kiếm lời. Đáng chú ý trong tổng số vụ vi phạm có đến gần 50% lâm sản có nguồn gốc từ Lào về Việt nam điều này thể hiện tính phức tạp trong đấu tranh ngăn chặn ở địa bàn Hướng Hóa không chỉ ở nội địa mà còn liên quan đến biên giới. Qua số liệu cung cấp của Hạt kiểm lâm Hướng Hóa thì trong số các vụ vi phạm bắt giữ có 120 vụ được cung cấp từ nguồn tin của nhân dân tố giác.Theo tìm hiểu của chúng tôi thì trong thực tế còn rất nhiều số vụ vi phạm chưa được phát hiện và xử lý. Nguyên nhân của vấn đề này, một phần là do đối tượng vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt trong khi đó lực lượng trang thiết bị phục vụ công tác chống buôn bán trái phép lâm sản chưa đáp ứng yêu cầu, chưa huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong đấu tranh tố giác và ngăn chặn vi phạm. Tình hình đấu tranh ngăn chặn diễn ra phức tạp năm 2010 đã xảy ra 01 vụ chống người thi hành công vụ gây thương tích cho 02 công chức kiểm lâm. Đặc biệt qua số

liệu thì hầu như chưa có vụ vi phạm nào do cộng đồng chủ động phát hiện bắt giữ và chuyển giao cho cho lực lượng chức năng xử lý mà chủ yếu là phối hợp theo lối thụ động.

Song song với việc đấu tranh ngăn chặn, hàng năm hạt kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra công tác QLBVR của các chủ rừng trên địa bàn nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng trong công tác QLBVR và sử dụng đất lâm nghiệp, kết quả kiểm tra hầu hết các chủ rừng đều xây dựng phương án bảo vệ rừng, PCCCR, chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, tuy nhiên kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ rừng vẫn còn hạn chế.

Công tác xử lý vi phạm được thực hiện kịp thời và nghiêm minh. Theo qui định của Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà đối tượng vi phạm bị xử phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền 500 triệu đồng theo 16 nhóm hành vi vi phạm, ngoài phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Vì vậy lợi dụng địa hình rừng núi phức tạp, nên khi các cơ quan chức năng tổ chức tuần tra QLBVR, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng thì hầu hết các đối tượng vi phạm đều bỏ trốn, để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn đến số vụ vi phạm vắng chủ ( lâm sản bị bắt giử không có chủ sở hửu ) còn chiếm tỷ lệ khá cao, mặt khác mặc dù biết đối tượng tham gia phá rừng nhưng không có đủ chứng cứ để xử lý nên nhiều đối tượng vẫn ngoan cố tiếp tục vi phạm.

Năm 2009 và 2010 Hạt kiểm lâm Hướng Hóa đã khởi tố hình sự 03 vụ vi phạm các quy định về QLBVR cụ thể: một vụ vi phạm quy định về khai thác gố, một vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã, một vụ vi phạm về PCCCR, đối tượng đa số là người dân tộc thiểu số, am hiểu pháp luật hạn chế dẫn đến vi phạm. Việc xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh theo quy định của pháp luật nên hầu hết các vụ vi phạm được chấp hành

nghiêm túc không xảy ra khiếu nại, khiếu kiện. Từ năm 2006 đến năm 2010 đã xử lý 697 vụ vi phạm, số tiền thu nộp ngân sách khoảng trên 7 tỷ đồng.

Qua điều tra tìm hiểu của chúng tôi nhận thấy việc cung cấp nguồn gỗ hợp pháp để sử dụng các nhu cầu thiết yếu cho người dân hầu như không đáp ứng, hiện tại trên địa bàn chỉ có:

+Nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo theo quyết định 167/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ nhưng số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 69 - 84)