Giải pháp về nâng cao năng lực cho cán bộ thôn, bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 125 - 127)

Để nâng cao năng lực hoạt động của cộng đồng cần tổ chức các khoá tập huấn trong lĩnh vực QLBVR cho cán bộ lãnh đạo thôn, bản; các tổ chức đoàn thể; tổ QLBVR thôn, bản; người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản . Nội dung cần tập trung vào các lĩnh vực:

4.6.3.1. Về chính sách

- Các chính sách chế độ qui định của Nhà nước về QLBVR và PCCCR và bảo tồn đa dạng sinh học.

-Các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế trên đất nương rẫy.

- Các quy định, thủ tục hưởng lợi từ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, đoàn thể, cộng đồng dân cư thôn, bản được giao đất lâm nghiệp, giao rừng để quản lý bảo vệ và phát triển.

- Các quy định khác có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

4.6.3.2. Về luật pháp

- Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 2009; Luật đất đai năm 2003; Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004;Luật bảo tồn đa dạng sinh học và các nghị định thông tư hướng dẫn thực hiện

- Danh mục thực vật rừng, động vật rừng và lâm sản khác được phép khai thác, sử dụng, các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quí hiếm cần phải bảo vệ có trong địa bàn.

- Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn, bản được giao rừng. - Trách nhiệm quản lý BVR và đất lâm nghiệp của UBND các cấp và các cơ quan chức năng.

- Các quy định khác của pháp luật liên quan đến việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn (PCCCR).

4.6.3.3. Về nghiệp vụ

- Đào tạo về kỹ năng truyền thông trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Kỹ năng sử dụng một số trang, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống bản đồ phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng (máy thổi gió, máy cắt thực bì, la bàn…)

- Nghiệp vụ tuần tra BVR, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, trình tự thủ tục xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

- Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật lâm sinh thực hiện quản lý BVR cộng đồng, bao gồm: Khai thác rừng; Trồng rừng; Khoanh nuôi rừng có trồng bổ sung; Nuôi dưỡng rừng tự nhiên; Kỹ thuật chữa cháy rừng phù hợp với điều kiện địa hình cụ thể; Kỹ thuật ươm một số loài cây bản địa.

-Tập huấn về nghiệp vụ quản lý lửa rừng, kỹ thuật PCCCR, phổ biến kiến thức về PCCCR cho cộng đồng; Đào tạo ứng dụng công nghệ mới trong PCCCR; Đào tạo cứu hộ, cứu nạn trong PCCCR.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm và một số nghiệp vụ khác liên quan đến quản lý bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn.

4.6.3.4.Đào tạo nghề truyền thống

Hướng dẫn kỷ thuật nuôi Ong lấy mật, phục hồi các ngành nghề truyền thống đan lát mây tre, chằm nón và sử dụng các dụng cụ thết bị.

Tổ chức đi tham quan các mô hình trình diễn để học tập thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 125 - 127)