Mục tiêu và nội dung dạy học từ Hán Việt trong chương trình Tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Mục tiêu và nội dung dạy học từ Hán Việt trong chương trình Tiếng

Việt lớp 5

1.2.1.1. Mục tiêu của dạy từ Hán Việt trong chương trình Tiếng Việt lớp 5

Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực dùng từ Hán Việt, giúp học sinh nắm nghĩa của từ, bổ sung vào vốn từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, hiểu được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Ngoài ra, hình thành cho học sinh một số kĩ năng như khả năng phát hiện từ mới trong văn bản, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện một số nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ sắc thái nghĩa của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.

Học sinh biết sắp xếp các từ theo hệ thống để tích lũy từ được nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng từ Hán Việt. Hình thành cho học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề,đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo... tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ.

Học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và viết của học sinh, đưa từ vào trong vốn từ tích cực của học sinh sử dụng thường xuyên trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

1.2.1.2. Nội dung của dạy từ Hán Việt trong chương trình Tiếng Việt lớp 5

Chương trình Tiếng Việt tiểu học bao gồm nhiều phân môn, nhằm trang bị nhiều kiến thức rộng (Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu) và hình thành các kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Tiếng Việt được dạy theo nhiều chủ điểm, từ chủ điểm gia đình đến chủ điểm xã hội, từ chủ điểm nông thôn, miền núi tới chủ điểm thành phố, các chủ điểm về những hoạt động học tập, lao động sản xuất, đạo đức nhân cách con người tới những chủ điểm về ước mơ, khám phá, tương lai… Các lớp từ ngữ được đưa vào sách tiếng Việt với một số lượng phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lớp từ Hán Việt. Qua khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, chúng tôi thấy rằng số lượng từ Hán Việt xuất hiện trong sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5

tăng dần và lớp 5 có số lượng từ nhiều nhất. Số liệu chúng tôi đã tổng hợp số từ Hán Việt xuất hiện trong sách giáo khoa từng lớp như sau: sách Tiếng Việt 1 là 185 từ, sách Tiếng Việt 2 là 430 từ, sách Tiếng Việt 3 là 490 từ, sách Tiếng Việt 4 là 730 từ, sách Tiếng Việt 5 là 890 từ.

Từ ngữ Hán Việt trong sách Tiếng Việt các lớp tiểu học nhìn chung là những từ ngữ thông dụng, phần lớn có nội dung ngữ nghĩa gắn với nội dung chủ điểm của sách. Ngoài phần bài tập luyện từ và câu, các từ ngữ Hán Việt xuất hiện trong các văn bản tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn đều được các soạn giả sách giải thích nghĩa hoặc tạo ngữ cảnh để học sinh tự hiểu. Đặc điểm từ ngữ trong Hán Việt trong Tiếng Việt 5, về cơ bản giống Tiếng Việt 4 nhưng số lượng từ ngữ Hán Việt có nội dung ngữ nghĩa tương đối khó, nhiều hơn các lớp dưới. Điều đó là do Tiếng Việt 5 có nhiều chủ điểm có nội dung khá trừu tượng, như chủ điểm “quyền và bổn phận” ; “trật tự an ninh” ; “truyền thống” ;... cho nên các từ ngữ Hán Việt nằm trong các chủ điểm đó cũng cố nội dung ngữ nghĩa ít nhiều mới mẻ đối với học sinh. Các em được học về các từ đơn tiết và đa tiết, mở rộng vốn từ, giải nghĩa từ, phân biệt từ, tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Trong đó, tỉ lệ từ Hán Việt được giải nghĩa quá thấp so với vốn từ được cung cấp. Điều này làm cho sự tiếp nhận của học sinh khó khăn hơn. Từ Hán Việt là loại từ khó hiểu, không được giải nghĩa, học sinh khó nắm được nghĩa của chúng, không nắm được nội dung bài học. Chất lượng học không cao. Tuy vậy, mức độ giải nghĩa từ Hán Việt nói chung chính xác, phù hợp với ngữ cảnh mà nó được dùng. Ví dụ 1: “Trường Sơn” (“Việt Nam thân yêu” của Nguyễn Đình Thi) tên gọi dãy núi chạy dài miền Trung nước ta.

Ví dụ 2: “Trung thu” (“Trung thu độc lập” của Thép Mới). Tết của trẻ em vào đêm rằm tháng tám (âm lịch).

Ví dụ 3: “Bổ nhiệm” (“Quà tặng cha” của Lê Nguyên Ngọc - Phan Ngọc Toàn dịch), được cử một chức vụ nào đó trong bộ máy chính quyền.

Ví dụ 4: “Thiên lý” (“Về thăm bà” của Thạch Lam): Một giống cây leo, hoa thơm màu vàng nhạt, nở thành chùm, thường trồng ở trước nhà làm cảnh.

Ví dụ 5: “Hòa” (“Trên hồ Ba Bể” của Hoàng Trung Thông) hòa chung một nhịp hưởng ứng. Ý trong bài, tiếng gió, tiếng lòng, tiếng chim, hòa nhịp với nhau.

Ví dụ 6: “Đại lộ” (“Âm thanh thành phố” của Tô Ngọc Hiến) đường lớn ở thành phố.

Ví dụ 7: “Độc đáo” (“Thị trấn Cát Bà” của nhiều tác giả) có tính chất riêng biệt đặc sắc. Như vậy, từ những ví dụ được lấy ra từ sách giáo khoa ở trên ta thấy nó chính xác và phù hợp với ngữ cảnh của từng bài tập đọc vì xét về bản chất trong tiếng Việt ý nghĩa của từ nằm trong ngữ cảnh hay nói cách khác ý nghĩa của từ nằm trong sử dụng. Đây là ưu điểm mà chúng ta phải công nhận, những từ được giải nghĩa sẽ giúp các em hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh gắn với tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 35 - 37)