Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 37 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5

Khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, chúng tôi đã đếm số lượng từ xuất hiện trong sách giáo khoa và tổng hợp số lượng từ Hán Việt có trong sách Tiếng Việt 5 là 890 từ xuất hiện ở các phân môn Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Tập đọc, Luyện từ và câu. Trong đó, số từ Hán Việt tập trung xuất hiện nhiều trong hai phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu. Phân môn Tập đọc là phân môn có nhiều bài văn và bài thơ của môn Tiếng Việt nên từ Hán Việt tập trung ở phân môn này nhiều. Các từ xuất hiện trong phân môn thường được chia theo các chủ đề của chương trình Tiếng Việt bao gồm cả từ dễ và khó. Phân môn cũng cấp cho học sinh nhiều từ Hán Việt mới và được giải nghĩa ngay ở phần chú thích dưới bài tập đọc giúp các em nắm bắt và dễ hiểu hơn. Đồng thời phân môn cũng giúp các em củng cố lại những từ các em đã biết vì có sự trùng lặp lại giữa các bài Tập đọc. Tiếp theo, phân môn Luyện từ và câu cũng là phân môn tập trung nhiều từ Hán Việt, vì phân môn này hướng dẫn học sinh về các loại từ Hán Việt, có các bài tập rèn luyện về từ Hán Việt. Học sinh được ôn luyện và nâng cao kĩ năng dùng từ Hán Việt trong phân môn này qua các bài tập đã được biên soạn như bài tập tìm từ, giải nghĩa từ, đặt câu,... Phân môn Luyện từ và câu bổ trợ cho phân môn Tập đọc để giúp các em có cái nhìn và sự hiểu biết sâu hơn về từ Hán Việt. Do đó, hai phân môn này chứa đựng nhiều từ Hán Việt nhất trong

môn Tiếng Việt. Tổng số từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 có từ đơn tiết có 47 từ chiếm khoảng 5% tổng số từ Hán Việt và từ đa tiết có 843 từ chiếm 95% tổng số từ Hán Việt.

* Mục đích nghiên cứu thực trạng

Để nghiên cứu tính thực tế từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, chúng tôi khảo sát thực trạng sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Qua khảo sát, chúng tôi đã có số liệu thống kê về từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Kết quả thu được sẽ là một trong những căn cứ để đề xuất phương pháp dạy từ Hán Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5

* Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Thống kê số lượng từ Hán Việt trong sách giáo khoa - Thông kê số từ từng loại cấu tạo từ và kiểu từ

* Qua khảo sát chúng tôi có bảng:

Bảng 1.1. Khảo sát từ Hán Việt Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5

STT Cấu tạo Số lượng từ Tỉ lệ (%) Ví dụ

1 Từ đơn tiết 47 5.29 “Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội” (Tập 1 - Trang 144)

2 Từ đa tiết 843 94.71

- “Ngày 27-4-1994, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức

(Tập 1, trang 55)

- “Ngày hôm nay là ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (Tập 1, trang 4)

890 100

Số từ Hán Việt đa tiết cụ thể như sau:

STT Kiểu từ lượng từ Số Tỉ lệ (%) Ví dụ 1 Từ ghép Đẳng lập 166 19.69

“... đại diện của 43 nước thành viên Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc và một số cơ quan...” (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 147)

Chính

phụ 671 79.59

“1. Trẻ em có quyền được chăm sóc,

bảo vệ sức khỏe.” (Tiếng Việt 5,

Tập 2, trang 145)

2 Từ láy 6 0.72

843 100

Qua khảo sát số lượng từ Hán Việt đơn tiết rất ít, chỉ có 47 từ mà thôi, chiếm tỉ lệ 5,29%. Đó là các từ như: đông, tây, nam, bắc, khu, hiếm, hội, đồng,… Trong khi đó, số lượng từ Hán Việt đa tiết lại rất lớn, đến 843 từ, chiếm tỉ lệ 94,71%. Từ ghép đẳng lập có số lượng là 166 từ (chiếm tỉ lệ 19,69%), chỉ gần bằng 1/4 từ ghép chính phụ, như: trường cửu, yên tĩnh, bài trừ, bằng hữu,,...). Số lượng từ ghép chính phụ rất lớn, đến 671 từ (tỉ lệ 79,59%) trong tổng số 864 từ Hán Việt, ví dụ: kháng chiến, độc lập, chế độ, thủy điện, ngoại quốc,... Từ láy Hán Việt chiếm tỉ lệ rất ít trong từ đa tiết, có sáu từ mà thôi.

Các từ Hán Việt được xuất hiện hầu hết trong các phân môn của môn Tiếng Việt nhưng số lượng từng phân môn được tác giả viết sách đưa vào với số lượng khác nhau. Qua khảo sát từ Hán Việt được xuất hiện trong các phân môn như sau: môn Kể chuyện có 67 từ, môn Chính tả có 121 từ, môn Tập làm văn có 139 từ, môn Tập đọc có 189 từ, môn Luyện từ và câu có 374 từ. Theo khảo sát trên phân môn Luyện từ và câu là phân môn có nhiều từ Hán Việt được xuất hiện nhiều nhất, gần gấp đôi các phân môn khác. Vì lớp 5 là lớp cuối cấp và cần thực hành nhiều nên từ Hán Việt được xuất hiện nhiều trong phân môn Luyện từ và câu để rèn luyện cho học sinh về giải nghĩa từ, tìm từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, đặt câu hỏi với những từ cho trước. Một loạt những bài tập được đưa ra

trong phân môn để giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ Hán Việt và ứng dụng vào các tình huống thực tế. Đồng thời qua các phân môn khác cũng luyện tập thêm cho học sinh các kĩ năng về từ Hán Việt và luyện thêm kĩ năng tìm từ Hán Việt.

Trong bộ SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học, chủ điểm được chọn làm khung cho cả cuốn sách. Các chủ điểm được mở rộng và nâng cao dần ở mỗi lớp. Vì thế, vốn từ nói chung, từ Hán Việt nói riêng, được lặp đi lặp lại giữa các lớp, tăng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này sẽ giúp các em mở rộng vốn từ của mình. Từ Hán Việt trong SGK Tiếng Việt 1, 2, 3 được cấu tạo bởi một âm tiết (như: lệnh), hai âm tiết (như: giao thông) và ba âm tiết (như: thời khóa biểu). Từ Hán Việt đơn tiết là những từ có cấu tạo quen thuộc, thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, ví dụ: bạn, lệnh,... Điều này thực sự phù hợp với khả năng tiếp thu của các em, giúp các em học từ ngữ một cách tốt nhất. Từ Hán Việt đa tiết bao gồm từ ghép và từ láy. Từ ghép lại chia ra thành từ ghép đẳng lập (như: bảo vệ, ích lợi, kì diệu,…) và từ ghép chính phụ (như: trung thu, bưu điện, bình minh,…). Từ láy có số lượng rất ít so với từ ghép.

Đến lớp 4, lớp 5 đã có một số sự thay đổi bộ mặt từ Hán Việt so với các lớp 1, 2, 3. Đó là sự xuất hiện có thể nói là dày đặc các từ được cấu tạo hai âm tiết, trong đó có cả từ ghép đẳng lập (bần cùng, chân chính, danh lợi, hạnh phúc, hùng dũng...) và từ ghép chính phụ (huyền thoại, hiệu trưởng, nạn nhân, nam nhi, quân trang,...). Do đặc trưng của từ ghép chính phụ trong SGK Tiếng Việt 4

phần lớn là những từ có các yếu tố có sức sản sinh cao, lại dễ hiểu, nên ở lớp 4 mặc dù từ ghép chính phụ chiếm số lượng lớn nhưng nhìn chung không xa lạ với học sinh. Từ láy có số lượng rất ít.

Lớp 5 là lớp mà từ Hán Việt có mặt trong SGK Tiếng Việt có số lượng nhiều nhất so với các lớp dưới. Tuy cũng có từ đơn tiết nhưng so với các lớp dưới thì số lượng từ đơn tiết trong SGK Tiếng Việt 5 có số lượng không đáng kể. Như vậy, từ Hán Việt trong Tiếng Việt 5 chủ yếu là các từ được cấu tạo từ hai

âm tiết trở lên. Trong đó, từ ghép chính phụ chiếm số lượng ưu thế hơn hẳn. Từ láy vẫn có số lượng rất ít.

Từ Hán Việt chiếm số lượng lớn trong SGK Tiếng Việt các lớp tiểu học. Dựa vào bảng thống kê ở phần trên, chúng ta thấy rằng, số lượng từ Hán Việt trong SGK Tiếng Việt giữa các lớp khác nhau, tăng dần từ lớp 1 đến lớp 5, lớp sau cao hơn lớp trước.

Qua khảo sát sách giáo khoa về các dạng bài tập về từ Hán Việt. Chúng tôi nhận thấy không có bài tập về lý thuyết, chủ yếu là các dạng bài tập thực hành giúp học sinh luyện tập và nâng cao kĩ năng sử dụng từ Hán Việt. Các dạng bài tập thực hành như sau:

- Dạng bài tập thứ nhất: Sử dụng hình thức cho các từ khác nhau, tìm hiểu nghĩa của từ dựa vào nghĩa yếu tố và quan hệ giữa chúng.

+ Bài tập (trong bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác [22.56]):

Xếp các từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b

a, Hữu có nghĩa là “bạn bè”. M: hữu nghị b, Hữu có nghĩa là “có”. M: hữu ích

- Dạng bài tập thứ hai: Cho câu nói của Bác Hồ, yêu cầu học sinh dựa vào nội dung của câu nói đó viết một đoạn văn ngắn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

+ Bài tập (trong bài Mở rộng vốn từ: Công dân [23.28])

Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân.

- Dạng bài tập thứ ba: Đưa ra từ và yêu cầu học sinh tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đã cho. Sau đó phân biệt cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.

+ Bài tập (trong bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc [22.18])

Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc

Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

a. Hòa bình b. Thương yêu c. Đoàn kết d. Giữ gìn

- Dạng bài tập thứ tư: Bài tập đưa ra nghĩa và tìm từ có liên quan đến nghĩa đó trong đoạn văn cho sẵn

+ Bài tập (trong bài Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh [23.49])

Tìm những từ ngữ liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trong đoạn văn sau:

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông thành phố, trung bình mỗi đêm có 1 vụ tai nạn và 4 vụ va chạm giao thông. Phần lớn các tai nạn giao thông xảy ra do vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn. Ngoài ra, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè mở hàng quán, đổ vật liệu xây dựng cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới trật tự và an toàn giao thông.

- Dạng bài tập thứ năm: Bài tập đặt câu với những từ hoặc với cụm từ đã tìm được

+ Bài tập (trong bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác [22.56])

Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2

Trên đây là năm dạng bài tập thực hành về từ Hán Việt có trong sách giáo khoa, các bài tập đều góp phần giúp học sinh có lượng từ phong phú và đa dạng, giúp các em sử dụng linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp và trong học tập. Số lượng các từ mới được phát triển theo mức độ từ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với học sinh (như ở SGK Tiếng Việt 1, 2, 3) đến phức tạp, trừu tượng (như ở SGK Tiếng Việt 4, 5). Cứ lên một lớp, học sinh được trang bị thêm nhiều từ mới để giúp các em dễ dàng tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh các em. Qua khảo sát sách giáo khoa, từ Hán Việt xuất hiện nhiều nhưng chưa đồng đều qua các phân môn vì tính chất của từng phân môn là khác nhau. Hệ thống bài tập

luyện tập từ Hán Việt trong các phân môn đã có bài giúp học sinh thực hành và củng cố chắc về kiến thức từ Hán Việt.

Hiện nay khi xây dựng sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, các nhà biên soạn đều xác định phạm vi vốn từ tối thiểu về thế giới xung quanh, công việc của học sinh... Vì thế, những từ ngữ được dạy ở bậc tiểu học gắn liền với thiên nhiên, đất nước, con người... giúp làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của học sinh, giúp các em nhận thấy vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người, dạy các em biết yêu và ghét...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)