8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Phát triển năng lực hợp tác
Năng lực hợp tác là khả năng tương tác lẫn nhau, trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác trực diện và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kĩ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ chung. Trong dạy và học từ Hán Việt, năng lực hợp tác được hiểu là cùng tìm hiểu, cắt nghĩa, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm có chưa từ Hán Việt; cùng tìm những từ Hán Việt có trong tác phẩm; sử dụng từ Hán Việt của tác phẩm để tạo lập văn bản, chỉnh sửa văn bản và đánh giá chéo đồng thời hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, tri thức đọc hiểu, tạo lập văn bản.
Trong nhà trường tiểu học có ba hình thức dạy học chủ yếu, đó là dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm, và dạy học cá nhân, ba hình thức dạy học này được thực hiện đan xen nhau ngay trong một tiết học, trong một bài dạy. Do đặc thù của giao tiếp, dạng hoạt động dạy học theo nhóm được coi là có ưu thế nổi bật trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Hình thức tổ chức này tạo điều kiện cho việc hợp tác, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: TẬP LÀM VĂN: Tập viết đoạn đối thoại [23.78]
2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợi ý sau:
Nhận vật: Trần Thủ Độ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương; mấy anh lính hầu.
Cảnh trí: Công đường có đặt một án thư lớn. Trên án thư có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính.
Thời gian: Buổi sáng.
Gợi ý lời đối thoại:
- Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời phú nông vào. - Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông. - Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương.
- Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương. - Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu. - Phú nông sợ hãi kểu van xin tha.
- Trần Thủ Độ tha cho anh ta.
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích đề bài để hiểu yêu cầu cùa bài - Giáo viên cho học sinh tự nhận nhóm 4 và yêu cầu các em làm việc nhóm theo những gợi ý của đề bài (như: phân vai, viết lời thoại, thử vai,…). Hoạt động này giúp các em nâng cao tình thần đội nhóm và rèn luyện cho học sinh năng lực
hợp tác với các bạn trong nhóm để tìm ra phương án tốt nhất cho đội của mình. Ngoài năng lực hợp tác các em còn được rèn luyện tính kiên trì, đoàn kết, quản lý (quản lý cảm xúc, quản lý đội nhóm,…), giải quyết vấn đề,…
- Học sinh được cùng nhau hợp tác làm bài để viết ra những lời thoại hay nhất cho nhóm mình, từng người cho ý kiến rồi tổng hợp lại chọn ra những lời thoại hay nhất. Với hoạt động này, học sinh được rèn luyện bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến mục đích chung của cả nhóm. Đồng thời bài tập này cũng giúp học sinh rèn luyện được vốn từ Hán Việt và biết cách sử dụng những từ đó vào từng tình huống thích hợp.
- Sau khi thống nhất được lời thoại của cả nhóm, các em tiếp tục hợp tác cùng nhau diễn tập để tạo nên một màn kịch hay và thu hút người xem nhất. Qua tất cả các hoạt động của bài tập này, học sinh được rèn luyện năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo và rất nhiều kĩ năng khác để tạo nên một màn kịch đặc sắc như các em mong muốn. Như vậy, khi chúng ta thay đổi cách dạy từ Hán Việt cho học sinh sẽ không bị khô khan mà còn tạo hứng thú cho học sinh học tập và rèn luyện những năng lực khác theo đúng năng lực của cá nhân.
Trong dạy học từ Hán Việt, thông qua cộng tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của học sinh. Phát huy tính tích cực, tự lực và tinh thần trách nhiệm của học sinh, trong học nhóm, học sinh phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên. Trong dạy học theo nhóm học sinh được luyện tập những kĩ năng cộng tác làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung. Đồng thời, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, nhận xét ý kiến của bạn, biết trình bày và giải thích ý kiến của mình trong nhóm, tăng cường sự tự tin cho học sinh, khắc phục được sự thô bạo, cục cằn đồng thời luyện tập được sự kiên nhẫn.
Ví dụ: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh [23.48]
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trật tự ?
a) Trạng thái bình yên, không có chiến tranh. b) Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào. c) Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập này theo theo nhóm đôi để tìm ra đáp án chính xác. Trong quá trình học sinh thảo luận thì năng lực hợp tác sẽ được rèn luyện thông qua việc các em sẽ phải cùng nhau tìm cách giải nghĩa của từ
trật tự, sau đó các em lại tiếp tục cùng nhau giải nghĩa của từng từ và từng ý trong 3 đáp án a, b, c để tìm ra đáp án trùng với nghĩa của từ trật tự. Học sinh trong nhóm sẽ củng cố và bổ sung kiến thức cho nhau qua hoạt động này, những nghĩa xoay quanh từ trật tự được bổ sung vào hệ thống tri thức của các em. Học sinh chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tiếp thu tri thức theo năng lực của cá nhân và thông qua việc hợp tác với bạn, định hướng của giáo viên thì lượng kiến thức tiếp nhận được sẽ dễ nhớ, dễ hiểu hơn.
- Việc thực hiện các hoạt động cùng nhau giúp học sinh có thể chia sẻ các kinh nghiệm, sự giúp đỡ, sự ủng hộ để thúc đấy sự thành công của nhau; khuyến khích và tạo cho nhau hưng thú để học tập. Như trong ví dụ để tìm ra được đáp án chính xác thì các em cần phải chia sẻ ý kiến cá nhân về từ trật tự hoặc các từ trong đáp án như bình yên, yên ổn, tổ chức, kỉ luật; sau đó cùng nhau thảo luận ghép nghĩa để có đáp án đúng. Những kiến thức của học sinh bổ trợ cho nhau, ví dụ như bạn A hiểu nghĩa từ bình yên nhưng lại chưa hiểu từ kỉ luật, còn bạn B thì hiểu, qua chia sẻ và hợp tác cả hai bạn cùng nhau hiểu nghĩa của cả hai từ. Thông qua hợp tác các em không chỉ biết mỗi nghĩa của từ trật tự mà còn biết thêm nghĩa của các từ liên quan đến nó. Từ đó mà học sinh sẽ học tốt hơn và hứng thú hơn trong việc hợp tác với bạn khác để làm việc, dần hình thành năng
Trong dạy học hợp tác, yếu tố kết nối các thành viên trong nhóm hợp tác là mục đích chung của cả nhóm (để tạo ra sản phẩm chung, để thống nhất các ý kiến khác nhau về một vấn đề…). Muốn vậy thì các thành viên trong nhóm phải hoạt động cùng nhau: cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ, trình bày ý kiến và lắng nghe của người khác mà đi đến giải pháp chung (trên cơ sở thống nhất các ý kiến của từng thành viên) - nghĩa là để đạt mục tiêu chung, các thành viên trong nhóm phải được tiếp xúc, liên hệ, tương tác qua lại với nhau.
Với học hợp tác, học sinh vẫn phải giải quyết các nhiệm vụ cơ bản như: nhận thức, giao tiếp và quản lí học tập; song điểm riêng là việc giải quyết các nhiệm vụ có trong công việc chung của cả nhóm lẫn công việc của từng cá nhân và được thực hiện trong môi trường và quan hệ hợp tác. Để giải quyết công việc chung của nhóm thì các thành viên phải hợp tác với nhau, cùng hoạt động, trao đổi, thảo luận, chia sẻ, nhất trí về đường hướng, cùng nhau quyết định, xây dựng lòng tin và giải quyết mâu thuẫn… Như vậy, để học tập hợp tác có hiệu quả thì ngoài kĩ năng học tập cơ bản, học sinh phải có các kĩ năng cộng tác, làm việc hợp tác để hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ học tập trong môi trường hợp tác nhóm. Thông qua việc tương tác với nhau trong một nhóm để thảo luận về nội dung học tập, học sinh được rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác. Các em học được cách lắng nghe, cách diễn đạt ý kiến của mình, rèn luyện việc sử dụng các phương tiện giao tiếp như thế nào để thu hút được các bạn khác trong nhóm, từ đó năng lực hợp tác của học sinh được rèn luyện tự nhiên và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh [23.49]
2. Tìm những từ liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trong đoạn văn sau:
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông thành phố, trung bình mỗi đêm có 1 vụ tai nạn và 4 vụ va chạm giao thông. Phần lớn các tai nạn giao thông xảy ra do vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn. Ngoài ra, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè mở hàng quán, đổ vật liệu xây dựng cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới trật tự và an toàn giao thông.
- Sau bài tập 1, học sinh hiểu được nghĩa khái quát của từ trật tự thì đến bài tập 2 các em được mở rộng vốn từ trong một chủ đề cụ thể trong trật tự đó là
giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.
- Bài tập này giúp các em tăng vốn ngôn từ và cách sử dụng từ Hán Việt trong một chủ đề cụ thể và thông qua hợp tác với bạn các em sẽ mở rộng thêm vốn từ, tạo hứng thú tìm hiểu sang các chủ đề khác.
- Bài tập này giáo viên chia lớp thành các nhóm bốn người cùng nhau thảo luận và ghi lại kết quả trong nhóm. Từng cá nhân trong nhóm sẽ tự tìm theo hiểu biết của mình trước, sau đó sẽ cùng nhau thảo luận nhóm để đưa ra những từ ngữ liên quan đến việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông mà nhóm cho là đúng nhất. Để đảm bảo cho việc mọi thành viên đều được thảo luận thì các nhóm sẽ bầu ra một trưởng nhóm để điều khiển cuộc thảo luận. Qua đó việc hợp tác giữa các cá nhân được nâng cao, kiến thức của từng người trong nhóm được giao thoa với nhau và đảm bảo được những quy tắc thảo luận của giáo viên đưa ra.
- Sau khi các nhóm đã có kết quả thì đại diện từng nhóm lên bảng trình bày. Khi đó sẽ có đáp án giống và khác nhau và để nâng cao hơn thì lúc này giáo viên cho học sinh các nhóm tạo thành các nhóm bốn mới bao gồm thành viên của bốn nhóm khác nhau. Học sinh tiếp tục chia sẻ và thảo luận để cùng nhau đưa ra đáp án cuối cùng đúng nhất theo sự gợi ý của giáo viên.
- Qua các hoạt động trên học sinh được rèn luyện năng lực hợp tác, cùng nhau chia sẻ và thảo luận, bổ sung kiến thức cho nhau, giúp đỡ nhau tốt hơn và học sinh sẽ được phát triển dần toàn diện hơn. Đồng thời qua các hoạt động hợp tác đó, học sinh còn được củng cố thêm rất nhiều các kĩ năng khác như: giao tiếp, quản trị, giải quyết vấn đề,…