8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Phát triển năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng của con người, là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Để giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) và các dấu hiệu phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục…) nhằm tạo dựng các mối liên hệ, sự tương tác trong cuộc sống.
Năng lực giao tiếp giúp cho việc tương tác cá nhân, tương tác trong nhóm có hiệu quả hơn. Nó giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu rõ mình hơn. Thái độ thông cảm với người khác cũng góp phần giúp giải quyết vấn đề mà mình gặp phải. Khả năng hợp tác và làm việc nhóm là các yêu tố quan trọng trong việc phát triển năng lực giao tiếp, đem lại hiệu quả làm việc nhóm và giúp cá nhân tăng cường sự tự tin và hiệu quả trong việc thương thuyết, xử lý tình huống và giúp đỡ người khác. Năng lực giao tiếp vừa là năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt vừa là một năng lực chung mà trường học phải hình thành và phát triển. Nó bao gồm năng lực ngôn ngữ (khả năng hiểu, nắm bắt khái niệm, đặc trưng, tác dụng của các phương tiện ngôn ngữ) và năng lực sử dụng ngôn ngữ (khả năng sắp xếp, tổ chức từ ngữ; khả năng sử dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh, đảm bảo chuẩn mực văn hóa, xã hội).
VD: KỂ CHUYỆN: Kể chuyện đã nghe, đã đọc [22.48]
Đề bài
Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đầu bài và tìm nội dung bài viết, cấu trúc bài kể chuyện phù hợp.
- Giáo viên cho học sinh ôn lại những từ Hán Việt trong bài “Mở rộng vốn từ: Hòa bình” trong tiết Luyện từ và câu đã học. Qua hoạt động này học sinh được củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong khi tương tác với giáo viên và các bạn trong lớp.
- Khi kể chuyện học sinh được tái hiện câu chuyện và các em sử dụng sự sáng tạo và ngôn từ của cá nhân để kể sao cho câu chuyện hấp dẫn và thu hút người nghe. Qua đó các em được rèn luyện cho bản thân rất nhiều kĩ năng như giao tiếp, ngôn từ và sử dụng ngôn từ, sáng tạo,…
* Năng lực ngôn ngữ
Nhận biết từ Hán Việt: Từ có khả năng đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị trong hệ thống từ vựng. Không có vốn từ phong phú thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp tốt được. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt và các yếu tố Hán Việt chiếm tỉ lệ trên dưới 70% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Do đó việc dạy học từ Hán Việt ở tiểu học cần phải được quan tâm và coi trọng bởi nó có nhiệm vụ làm phong phú, chính xác, tích cực hóa vốn từ cho học sinh. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, kiến thức của bộ môn này đã được chia thành các chủ đề riêng biệt tích hợp với nhau. Trong mỗi chủ đề đều bao gồm tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt, giúp giáo viên và học sinh chiếm lĩnh kiến thức có tính hệ thống và logic. Từ Hán Việt cũng được các tác giả biên soạn dựa theo các chủ đề đã được quy định giúp học sinh dễ nắm bắt và ghi nhớ hơn. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức và định hướng cho học sinh để các em chiếm lĩnh được kiến thức về từ Hán Việt.
Ví dụ: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác [22.56] 1. Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b: Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”. M: hữu nghị
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài và làm việc theo nhóm đôi để sắp xếp các từ đã cho vào nhóm phù hợp. Bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức đã học để giải nghĩa sau đó sẽ đưa vào nhóm phù hợp với nghĩa của từ đó.
- Bài tập này giúp học sinh rèn luyện khả năng nhận biết từ của cá nhân cũng như năng lực ngôn ngữ. Học sinh được củng cố vốn từ về Hữu nghị - hợp tác và rèn luyện kĩ năng giải nghĩa, nhận biết từ, góp phần giúp các em nâng cao hiểu biết về từ Hán Việ và làm tiền đề cho việc biết cách sử dụng ngôn từ đúng và phù hợp.
Trong từng phân môn có liên quan đến từ Hán Việt, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh những kiến thức căn bản của tiết học đó, giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động để các em tìm kiếm từ Hán Việt trong bài học, trong sách giáo khoa và giải nghĩa những từ đã tìm được. Sau đó, giáo viên cho các em lọc các từ Hán Việt theo chủ đề chủ điểm đang học và hoạt động theo từng nhóm mở rộng vốn từ theo chủ điểm đó. Qua những hoạt động nghiên cứu và tìm tòi trên, sẽ giúp học sinh nhận biết và hiểu nghĩa từ Hán Việt dễ dàng hơn, vốn từ được phong phú hơn, dễ dàng ứng dụng vào giao tiếp hàng ngày.
Ngoài những bài tập và kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên cần tìm tòi và thiết kế những bài tập mang tính đặc thù riêng để học sinh được luyện tập và khắc sâu hơn về từ Hán Việt, giúp các em nhận diện từ Hán Việt tốt hơn.
Ví dụ: Cho những từ sau: Trẻ con, hoàng hôn, thủ khoa, nhi đồng, bình minh, lẽ phải, chân lý, kiến thiết, cũ, ngay thẳng, cổ đại, gánh vác, chính trực, đồng lòng, đảm đang. Từ nào là từ Hán Việt, từ nào là từ thuần Việt ?
- Đây là bài tập thêm nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về từ Hán Việt. Để làm được bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức đã học để biết được từ Hán Việt là như thế nào, từ Thuần Việt là như thế nào. Như vậy các em vừa được ôn lại kiến thức đã học và vận dụng để làm bài tập.
- Học sinh được củng cố về từ ngữ Hán Việt thông qua việc giải nghĩa các từ trong yêu cầu của đề bài
- Năng lực giao tiếp được phát triển thông qua việc khi học sinh đứng dậy phát biểu cách làm bài, các em giao tiếp với giáo viên để đưa ra ý kiến của bản thân. Tiếp theo năng lực giao tiếp được rèn luyện thông qua việc giao tiếp với bạn cùng lớp trong khi bạn nhận xét bài của các em.
- Qua bài tập này học sinh đã được củng cố cả về năng lực ngôn ngữ và rèn luyện năng lực giao tiếp qua việc giao tiếp với bạn cùng lớp và giáo viên.
* Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Tạo từ và tìm từ: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, vốn từ đang trong quá trình hình thành, tích lũy. Việc dùng từ của học sinh phụ thuộc vào vốn từ, vào độ phong phú của từ vựng. Học sinh càng có vốn từ phong phú thì khả năng lựa chọn từ và khả năng diễn đạt càng cao, ngược lại học sinh có vốn từ hạn chế thì khả năng diễn đạt khó khăn, khi giao tiếp vốn từ ít sẽ gặp nhiều hạn chế. Vậy để giúp các em mở rộng và có được vốn từ phong phú, các em phải có kỹ năng dựa trên các yếu tố để tìm được nhiều từ do yếu tố tạo thành. Đối với yếu tố Hán Việt thì việc tìm từ khó khăn hơn yếu tố thuần Việt do yếu tố Hán Việt có hiên tượng đồng âm và nhiều nghĩa. Vì vậy việc mở rộng vốn từ Hán Việt dựa trên yếu tố cấu tạo giáo viên chỉ cần giúp đỡ các em biết tìm từ chứa yếu tố đó. Giáo viên xây dựng những bài tập tìm từ và tạo từ phù hợp với học sinh của mình để giúp các em củng cố lại kiến thức đã học và khám phá thêm những từ Hán Việt mới làm phong phú vốn từ của các em.
Ví dụ: Luyện từ và câu: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” [22.78]
3. Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.
a) Tả chiều rộng M: bao la
b) Tả chiều dài (xa) M: tít tắp
c) Tả chiều cao M: cao vút
- Bài tập này sẽ giúp các em tăng vốn từ Hán Việt và biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng cách, đúng ngữ cảnh. Điều đó góp phần giúp các em nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân.
- Bài tập đòi hỏi các em phải tìm tòi các từ theo đúng yêu cầu của đề bài nhằm làm tăng vốn từ và vốn hiểu biết của các em về từ Hán Việt. Khả năng giao tiếp được bộc lộ khi các em làm việc cùng các bạn trong nhóm khi giáo viên yêu cầu hoạt động nhóm.
- Khi các từ học sinh tìm được thì các em có thêm yêu cầu là đặt câu với những từ đó. Khi các em suy nghĩ đặt câu là lúc các em đang giao tiếp với bản thân để đặt được câu hay nhất và sử dụng đúng với từ đã tìm được.
- Năng lực giao tiếp được phát triển tiếp khi học sinh nhận được những lời góp ý và nhận xét của cô giáo và các bạn trong lớp. Từ đó, các em có thêm kinh nghiệm cho bản thân và ứng dụng vào giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
Đặc biệt, giáo viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ và hiểu cách dùng các từ đó trong từng ngữ cảnh khác nhau. Giải nghĩa từ thì cũng có rất nhiều cách để giải nghĩa và hiểu từ đó. Cách giải nghĩa thông thường và hay sử dụng nhất là giải nghĩa theo “chiết tự”. Tức là ta tách các yếu tố của từ Hán Việt và giải nghĩa từng yếu tố rồi ghép nghĩa các yếu tố và ta được nghĩa của từ Hán Việt. (Ví dụ: Giang sơn: Giang là sông, sơn là núi. Giang sơn là sông núi).
Khi giải nghĩa từ bằng chiết tự gặp khó khăn thì giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đưa từ vào trong ngữ cảnh để giải nghĩa và hiểu rõ hơn. Với cách giải nghĩa từ Hán Việt bằng ngữ cảnh còn giúp học sinh phân biệt được hiện tượng đồng âm trong Hán Việt. Từ đó giúp học sinh khi giải nghĩa được một từ Hán Việt ở trong văn bản Tập đọc trước thì đến văn bản Tập đọc sau có thể luận ra hoặc hiểu được nghĩa của từ Hán Việt có cùng yếu tố cấu tạo với từ Hán Việt trước mà giáo viên không cần phải giải nghĩa nữa. Ngoài ra, giáo viên có thể giải nghĩa theo trực quan cũng là một phương pháp đem lại hiệu quả rất cao. Qua đó học sinh hiểu rõ được nghĩa của từng từ và có hướng ứng dụng vào thực tế một cách sát thực hơn.
Ví dụ: Ôn giữa học kì I: Tiết 7 [22.100]
7. Hối hả có nghĩa là gì?
a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh. b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
c) Vất vả vì dốc sức để làm cho thật mạnh
- Giáo viên giao bài cho học sinh và các em vận dụng những kiến thức đã được học để làm bài tập. Qua bài tập các em được huy động lại kiến thức đã chiếm lĩnh, giao tiếp với chính bản thân để biết rằng kiến thức này mình đã vững chưa, còn điều gì chưa biết.
- Khi học sinh làm bài và trình bày bài cho các lớp nghe là các em đang giao tiếp với các bạn trong lớp và giáo viên giúp các em rèn luyện sự tự tin và thuyết trình trước đám đông. Qua đó học sinh được rèn luyện ngôn ngữ của bản thân, các em biết được khi nói trước đám đông sẽ phải dùng ngôn từ cho hay và phù hợp. Từ đó năng lực giao tiếp của các em tốt lên hàng ngày.
Đặt câu với từ cho sẵn: Mục đích cuối cùng của việc dạy từ Hán Việt là để học sinh sử dụng từ trong văn bản và trong giao tiếp. Việc sử dụng từ trong giao tiếp (nói và viết), là khâu cuối cùng quan trọng nhất vì không có khâu này thì việc học từ của học sinh chưa đi vào thực tế, chưa sử dụng trong giao tiếp. Đây là mục tiêu cao nhất cần đạt được trong giờ học. Học sinh càng hiểu từ và vận dụng từ trong lời nói thì quá trình giao tiếp càng đạt hiệu quả cao. Nếu không có vốn từ phong phú, dù có nắm chắc nghĩa của từ vẫn không trình bày ý kiến của mình một cách đúng đắn mạch lạc và rõ ràng được. Từ Hán Việt là một bộ phận của hệ thống từ vựng tiếng Việt nên việc dạy từ cho học sinh khả năng sử dụng từ Hán Việt để đặt câu cũng rất quan trọng. Việc đặt câu giúp cho các em một lần nữa được vận dụng kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu để xây dựng các kiểu cấu tạo câu phong phú, đa dạng theo yêu cầu của đề bài.
7. Hối hả có nghĩa là gì?
a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh. b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
c) Vất vả vì dốc sức để làm cho thật mạnh
- Tiếp tục với ví dụ này, khi học sinh làm xong phần yêu cầu của bài tập, giáo viên đưa thêm yêu cầu là em hãy đặt câu với từ đó.
- Học sinh tiếp tục được vận dụng ngôn từ của cá nhân và những kiến thức đã được học để tạo nên một câu phù hợp với từ đã cho và hay nhất. Một lần nữa các em được rèn luyện thêm về ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ sao cho hay và phù hợp với ngữ cảnh.
Giao tiếp là hoạt động mang bản chất xã hội. Vì thế, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh cần giáo dục trên nền tảng các giá trị sống cơ bản. Đó là tình yêu thương con người, là tinh thần biết sẻ chia và cảm thông với con người trong cảnh ngộ khác nhau. Lòng nhân ái, tình yêu thương là động lực mạnh mẽ nhất của hành vi giao tiếp ở học sinh đầu tiểu học. Phát triển năng lực giao tiếp trên nền tảng của giá trị sống là rèn luyện cho các em những hành vi giao tiếp xuất phát từ tâm, hành vi giao tiếp có văn hóa. Qua đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội mới, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau của xã hội.