Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 81 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Phương pháp thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu thiết kế bài giảng cho một số bài học trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo hướng đã trình bày trong đề tài, sau đó hướng dẫn giáo viên Tiểu học thực hiện các bài dạy này trên lớp thực nghiệm.

Với các lớp đối chứng, những bài học này được thực hiện theo nội dung và cách thức thông thường. Sau khi thực nghiệm, học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra trong cùng một điều kiện để đánh giá kết quả dạy học. Việc đánh giá được thực hiện theo hình thức cho điểm toàn bài theo thang điểm 10 của hai lớp 5A và lớp 5B. Nếu kết quả làm bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng thì các ý tưởng, biện pháp được đề xuất và phân tích trong đề tài có thể được tích hợp trong quá trình dạy học từ Hán Việt thông qua môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một bài soạn thực nghiệm dạy học:

Bài 3: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết nghĩa của từ truyền thống.

2. Kĩ năng

- Hiễu nghĩa của từ truyền thống.

- Ứng dụng và sử dụng được từ truyền thống.

3. Thái độ

- Giáo dục tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt cho học sinh.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Giáo án bài dạy, sách giáo khoa

- Giấy in bài khởi động và nam châm - Dụng cụ giảng dạy

2. Học sinh

- Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ

- Bài học trước các em được học bài gì?

+ Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ. - Trong tiết học, em đã ôn lại kiến thức gì?

+ Cách sử dụng từ ngữ để liên kết các câu.

3. Bài mới

- Trong các tiết học về luyện từ và câu trước, các em đã từng được học mở rộng những vốn từ nào?

+ Trật tự - An ninh, Công dân,...

- Hôm nay, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài mới.

TT NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHỞI ĐỘNG Dẫn nhập: Gợi mở, tạo tâm thế tích cực cho người học… * Hoạt động 1: Khởi động

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức ghép tranh”

- Luật chơi:

+ Mỗi tổ là một nhóm chơi

+ Từng bạn đứng ở vạch xuất phát và nhảy lò cò đến đích để lấy một tấm hình về cho đội mình. Trong vòng 2 phút đội nào ghép nhiều hình và đoán được ý nghĩa của hình đó nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

- Chuẩn bị: 4 tranh đã được chia 12 phần và dán nam châm ở mặt sau (để có thể gắn lên bảng).

Giới thiệu bài * Hoạt động 2: Giới thiệu bài

- Qua trò chơi, chúng ta đã biết được tên bài học của lớp ngày hôm nay. Chúng ta sẽ cùng nhau đi mở rộng vốn về Truyền thống. Để hiểu truyền thống, thầy và cả lớp cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: “Mở rộng vốn từ: Truyền thống”. - Học sinh lắng nghe và mở sách giáo khoa KHÁM PHÁ Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: Giúp học sinh rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề qua bài tập từ Hán Việt.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghĩa từ

truyền thống thông qua làm bài tập 1.

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống?

a, Phong tục và tập quán cuả tổ tiên, ông bà.

b, Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở địa phương khác nhau.

c, Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- GV hỏi: Các em vừa đọc xong yêu cầu của bài vậy theo các em nghĩa của truyền thống là gì?

- GV giúp học sinh hiểu rõ hơn về nghĩa của từ truyền thống. (Ví dụ: Giải thích thêm các từ như: phong tục, tập quán,... nếu học sinh chưa hiểu)

- Sau đó GV cho học sinh hoàn thiện bài tập theo nhóm đôi, từng cặp sẽ cùng nhau phân tích, giải nghĩa các từ chưa hiểu để chọn đáp án đúng nhất.

- Khi HS hoàn thành, GV gọi một số nhóm chia sẻ về bài làm của nhóm mình để GV và cả lớp nhận xét đóng góp. Qua bài tập 1, HS được rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,...

-

- HS thảo luận theo nhóm - Từng nhóm lên trình bài sản phẩm của nhóm mình - Giúp HS nâng cao hiểu biết về tiếng truyền, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

* Hoạt động 4: Tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về tiếng truyền thông qua làm bài tập 2.

2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành ba nhóm:

a)Truyền có nghĩa là trao lại cho người

khác (thường thuộc thế hệ sau)

b)Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc

qua học mở rộng vốn từ Hán Việt.

c)Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc

đưa vào cơ thể người.

(truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng)

- GV gợi ý và giúp HS hiểu nghĩa của tiếng truyền.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm giải nghĩa tất cả các từ đề bài cho và sắp xếp vào đúng nhóm nghĩa.

- Sau đó gọi từng nhóm chia sẻ nghĩa của các từ nhóm mình đã làm. GV nhận xét, chọn những ý sáng tạo của HS và chốt nghĩa của từng từ.

- HS đọc yêu cầu đề bài

- HS thảo luận theo nhóm

- Đại diện từng nhóm chia sẻ sản phẩm của nhóm mình.

- Nâng cao hiểu biết cho HS về truyền thống.

* Hoạt động 5: Hướng dẫn HS làm bài tập 3.

3. Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, cao dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh

Giản,... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

- GV yêu cầu HS chọn nhóm 4 thành viên và phân chia công việc của từng người trong nhóm.

- Sau đó HS cùng nhau làm bài tập 3, bạn trưởng nhóm sẽ phân chia công việc cho từng bạn, HS sẽ tìm hiểu và trả lời hai câu hỏi của bài tập, mỗi người tự tìm cho mình đáp án riêng, sau đó cả nhóm sẽ tổng hợp ý kiến và thống nhất đáp án của nhóm.

- Khi hoàn thành, GV gọi một số nhóm lên bảng trình bài làm của nhóm mình.

- HS tự chọn nhóm để thảo luận và phân công nhiệm vụ từng người.

* Hướng dẫn tự học

- Về nhà các em ôn lại nghĩa của các từ Hán Việt hôm nay đã học. - Viết suy nghĩ từ 5 - 7 câu về truyền thống

4. Củng cố, dặn dò

- Hôm nay chúng ta đã được học bài gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)