8. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học từ Hán Việt được thể hiện ở khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó, quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để phân tích, đề xuất các biện pháp sử dụng từ, lựa chọn từ và thực hiện giải quyết những tình huống thực tế, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường, đồng thời đánh giá được từ Hán Việt trong việc giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới.
Ví dụ: TẬP LÀM VĂN: Tập viết đoạn đối thoại [23.85]
2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hay cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:
Giữ nghiêm phép nước
Nhân vật: Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu, một vài người lính và gia nô.
Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, một cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.
Thời gian: Khoảng giữa trưa.
Gợi ý lời đối thoại:
- Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.
- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu. - Quân lính áp giải người quân hiệu vào.
- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không.
- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện. - Trần Thủ Độ khen người, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài và phân tích những yêu cầu của đề bài như: nội dung, số lượng nhân vật, khung cảnh,…
- Khi học sinh đã hiểu đề bài thì giáo viên cho các em tự nhận nhóm, phân vai và viết màn kịch của nhóm mình.
- Vấn đề cần học sinh giải quyết là qua đoạn trích của bài 1 các em phải vận dụng gợi ý và ngôn từ của mình để tạo ra nội dung một màn kịch hoàn chỉnh có đầy đủ các nhân vật, có lời thoại phù hợp với nhân vật, phong cách của từng nhân vật. Một màn kịch hay và hấp dẫn học sinh cần nghiên cứu về nhân vật, ngôn từ để hiểu cách họ giao tiếp, từ đó các em sẽ có những lời thoại hay và hấp dẫn người xem.
- Qua những hoạt trên học sinh vừa được rèn luyện vốn ngôn từ Hán Việt vừa được rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Bài tập giúp các em hợp tác tạo nên một sản phẩm chung của cả nhóm. Từ những nhân vật có thể có em chưa biết nhiều về họ nhưng bằng sự thông minh và sáng tạo của mình các em đã hợp tác cùng nhau giải quyết. Thông qua một bài tập nhỏ giáo viên đã giúp học sinh rèn luyện rất nhiều kĩ năng cần thiết ở mỗi bạn học sinh.
Một tiết dạy Tiếng Việt nói chung hay các phân môn trong môn Tiếng Việt nói riêng muốn thành công nhất thiết phải xây dựng được một hay những tình huống có vấn đề và học sinh tiếp nhận một cách có ý thức. Tình huống có vấn đề được xây dựng trên ý thức của học sinh. Vì vậy giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức về từ Hán Việt là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Tạo được tình huống có vấn đề trong giờ dạy là tạo được trạng thái tâm lí cần thiết để mở đầu cho quá trình giảng bài đạt hiệu quả mong muốn. Muốn xây dựng tình huống trước hết phải xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung, nó gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái mới với cái cũ trong nhận thức của học sinh, mâu thuẫn giữa học sinh với tình huống có vấn đề, giữa học sinh với học sinh về một vấn đề trọng tâm nào đó trong tình huống. Câu hỏi chung nhất thiết phải giúp cho
học sinh thấy được sự liên hệ hữu cơ giữa yếu tố cụ thể và vấn đề tổng hợp. Câu hỏi nêu vấn đề dựa vào một số chi tiết điển hình của nội dung bài dạy. Câu hỏi phải sát với nội dung và khơi gợi hứng thú của bản thân học sinh. Cho nên khi đặt câu hỏi, một mặt phải bám sát nội dung bài dạy, một mặt phải am hiểu đối tượng học sinh và những dữ kiện cho phép đặt câu hỏi để câu hỏi là câu hỏi có vấn đề.
Các bước xây dựng tình huống có vấn đề gắn với việc dạy từ Hán Việt: + Bước 1: Nghiên cứu bài học để xác định mục tiêu, thiết kế tình huống có vấn đề thực tiễn.
+ Bước 2: Xây dựng nội dung tình huống có vấn đề phù hợp với thực tiễn. + Bước 3: Thiết kế tình huống có vấn đề thực tiễn
+ Bước 4: Gắn kết tình huống với nội dung bài học
Ví dụ: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh [23.59]
* Bước 1: Nghiên cứu bài học để xác định mục tiêu, thiết kế tình huống có vấn đề thực tiễn.
- Mục tiêu bài học là học sinh mở rộng vốn từ về Trật tự - An ninh
- Thiết kế tình huống có vấn đề: Đây là bài mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh thứ 2, học sinh đã được học và mở rộng vốn từ Trật tự và bài học này học sinh tiếp tục học về An ninh. Tình huống có vấn đề là bằng những kiến thức đã học học sinh ứng dụng tìm hiểu và mở rộng vốn từ An ninh mà các em chưa được học.
- Khai thác tình huống có vấn đề không những giúp học sinh xác định, ôn tập những kiến thức đã được học về từ Hán Việt mà còn giúp học sinh kết nối kiến thức đã học và những tri thức mới chưa được học, từ đó thấy được sự cần thiết, vai trò của năng lực giải quyết vấn đề đối với phát triển năng lực cá nhân. Điều này giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của các kiến thức đã học và kiến thức chưa học.
* Bước 2: Xây dựng nội dung tình huống có vấn đề phù hợp với thực tiễn.
- Giáo viên cho học sinh ôn lại và thực hành bài học luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự.
- Sau khi ôn và làm bài tập học sinh đã được củng cố lại kiến thức và khắc sâu thêm các từ về Trật tự
- Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học (như: bài học trước, giải nghĩa, …) để giải các bài tập trong sách giáo khoa và lên bảng trình bày.
+ Việc sử dụng các tình huống có vấn đề trong dạy học từ Hán Việt giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập từ Hán Việt. Chính điều này tạo cho các em động lực tìm hiểu các vấn đề về từ Hán Việt và tìm cách giải quyết các vấn đề đó, đây cũng chính là một yếu tố quan trọng góp phần để các em phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
* Bước 3: Thiết kế tình huống có vấn đề thực tiễn
- Giáo viên ôn tập bài trước và dẫn dắt học sinh đến bài học
- Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bài và không có sự hướng dẫn của giáo viên. Bài 1 làm cá nhân, bài 2 - 3 - 4 làm theo nhóm.
- Học sinh cần vận dụng những kiến thức đã biết và đã học làm các bài tập để lên bảng trình bày cách các em thực hiện để giải được bài tập đó và đáp án của bài tập.
- Qua khai thác các tình huống có vấn đề, giáo viên và học sinh có thể tạo các cách giải quyết vấn đề phong phú. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong dạy học bởi cả người dạy và người học đều xác định được ý nghĩa của giải quyết vấn đề qua việc dạy từ Hán Việt, thấy được nội dung từ Hán Việt qua những tình huống thực tế và xác định được những nội dung cơ bản của từ Hán Việt để có thể vận dụng giải quyết các tình huống khác.
* Bước 4: Gắn kết tình huống với nội dung bài học
- Qua việc tự mình tìm hướng để giải bài tập, học sinh vừa ôn lại bài và học thêm được bài mới, mở rộng vốn từ và hiểu hơn về An ninh
- Trong các tiết học về từ Hán Việt giáo viên có thể lồng ghép thêm một số hoạt động để giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề nhiều hơn như: Đàm thoại với giáo viên; đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề, gợi ý nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ, tích cực học tập; thiết kế các hoạt động để học sinh điều tra, tìm tòi, khám phá; làm việc nhóm; tổ chức các hoạt động để học sinh tự phản ánh, tự đánh giá kết quả học tập của mình…
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học từ Hán Việt theo định hướng phát triển năng lực giúp học sinh nắm vững kiến thức và đạt chất lượng cao, tích cực hóa các hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề. Hướng tới việc rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho học sinh bằng cách: vấn đáp, tìm tòi là phương pháp cần được phát triển rộng rãi tạo ra các cuộc tranh luận trong học tập bằng cách đặt câu hỏi mở, tức là câu hỏi có nhiều phương án trả lời, chuyển dần từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học giải quyết có vấn đề.