Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 88 - 105)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5. Kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đã tổ chức dạy thực nghiệm và đối chứng các tiết dạy từ Hán Việt trong môn Tiếng Việt lớp 5 tại các trường đã chọn ở hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên: trường tiểu học Đình Bảng 1 ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trường tiểu học Đội Cấn ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

* Về mặt định lượng:

Những bài dạy thực nghiệm từ Hán Việt theo định hướng phát triển năng lực trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 được thực hiện. Sau đó chúng tôi cho học sinh làm bài tập sau thực nghiệm để kiểm tra và so sánh. Dưới đây là kết quả chúng tôi thu nhận được sau khi tiến hành dạy thực nghiệm (lớp thực nghiệm), dự giờ (lớp đối chứng) và tiến hành khảo sát:

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra thực nghiệm lớp 5

Nhóm Điểm số ĐTB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng SL 0 2 6 9 12 8 12 7 7 0 5,9 % 0 3,17 9,52 14,2 19,1 12,6 19,1 11,1 11,1 0 Thực nghiệm SL 0 0 0 0 8 12 15 13 12 5 7,4 % 0 0 0 0 12,3 18,5 23,1 20 18,5 7,6

- Tổng số học sinh tham gia đối chứng là: 63 học sinh. - Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm là 65 học sinh.

Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy rõ sự chênh lệch về mặt điểm số giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm:

+ Điểm trung bình của lớp đối chứng là 5,9. Trong đó: điểm 9 = 7 HS (chiếm tỉ lệ 11,1 %); điểm 8 = 7 HS (chiếm tỉ lệ 11,1%); điểm 7 = 12 HS (chiếm tỉ lệ 19,1%); điểm 6 = 8 HS (chiếm tỉ lệ 12,6 %); điểm 5 = 12 HS (chiếm tỉ lệ 19,1 %); điểm 4 = 9 HS (chiếm tỉ lệ 14,2 %); điểm 3 = 6 HS (chiếm tỉ lệ 9,52 %); điểm 2 = 2 (chiếm tỉ lệ 3,17 %).

+ Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,5. Trong đó: điểm 10 = 5 HS (chiếm tỉ lệ 7,6 %); điểm 9 = 12 HS (chiếm tỉ lệ 18,5 %); điểm 5, điểm 6, điểm 7, điểm 8 = 48 HS (chiếm tỉ lệ 73,9 %); điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4 = 0 HS (chiếm tỉ lệ 0 %).

Căn cứ vào quy định đánh giá HS tiểu học (theo Thông tư 22) với 3 mức: Hoàn thành tốt (HS thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học); Hoàn thành (HS thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học); Chưa hoàn thành (HS chưa thực hiện được một số yêu cầu của môn học). Cụ thể như sau:

- Hoàn thành tốt: đạt điểm 9, 10 - Hoàn thành: đạt điểm 5, 6, 7, 8 - Chưa hoàn thành: đạt điểm 1, 2, 3, 4

Căn cứ vào 3 mức độ trên chúng ta có bảng sau:

Bảng 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng lớp 5

Lớp

Kết quả

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

ĐC 7 11,1 39 61,9 17 26,9

TN 17 26,2 48 73,9 0 0

Nhìn vào bảng kết quả thực nghiệm, tỉ lệ học sinh ở mức hoàn thành tốt ở các lớp thực nghiệm đã tăng so với lớp đối chứng (tăng 15,1%). Tỉ lệ chưa hoàn thành giảm (giảm 26,9%).

Từ kết quả trên cho thấy, sau khi học sinh được học từ Hán Việt theo định hướng phát triển năng lực thì khả năng tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức của các em đã tốt dần lên. Kết quả khách quan này chính xác và hoàn toàn phù hợp với mục đích và yêu cầu đã đặt ra của luận văn.

* Về mặt định tính:

Chúng tôi vừa đánh giá bằng định tính thông qua các phiếu bài tập và thông qua dự giờ các tiếp học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi còn đánh giá kết quả dựa trên các phương diện sau:

a. Mức độ hứng thú

- Qua thực nghiệm chúng ta có thể nhận thấy phần lớn các em học sinh thích thú, hào hứng với tiết dạy. Khi giáo viên giảng về hình ảnh đẹp và kiến thức mới học sinh rất chăm chú lắng nghe, tập trung và hăng hái xây dựng bài. Tiết học có phần hấp dẫn và cuốn hút hơn. Khi giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để luyện tập hoặc tìm câu trả lời cho câu hỏi trong bài thì các em thảo luận và hoạt động rất sôi nổi.

b. Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

- Khả năng giải quyết bài tập hay các tình huống có vấn đề của học sinh cũng là điều được chúng tôi rất quan tâm. Khi kết thúc tiết thực nghiệm, các bài tập thực nghiệm chúng tôi tuân theo những nguyên tác cơ bản: bài tập đa dạng; bài tập đảm bảo tính vừa sức; bài tập có ngữ liệu gần gũi, hấp dẫn; tăng tính tích cực, tự chủ của người học. So sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm thì chúng tôi thấy được rằng: Ở lớp thực nghiệm, học sinh phân tích, xử lý bài tập nhạnh hơn, cách diễn đạt trả lời cũng trau chuốt hơn học sinh của lớp đối chứng. Ở lớp đối chứng, học sinh còn lúng túng với việc hiểu nghĩa, nhiều học sinh chưa tự tin khi chọn đáp án, còn gạch xóa nhiều khi làm bài. Tốc độ hoàn thành bài tập chưa nhanh, số lượng sai và chưa hoàn thành nhiều hơn so với lớp thực nghiệm.

c. Khả năng khái quát và hệ thống hóa tri thức thông qua bài tập.

- Để giải quyết được bài tập trong phiếu bài tập chúng tôi đưa ra, học sinh phải vận dụng nhiều mảng kiến thức và các từ ngữ, hình ảnh các em đã được tiếp cận qua các bài học. Ngoài ra, học sinh còn phải vận dụng kĩ năng cá nhân và những kiến thức các em đã lĩnh hội.

Nội dung cơ bản của chương 3 đã đề cập làm sáng tỏ nội dung, cách thức tiến hành và những kết quả thu được sau khi thực hiện quá trình thực nghiệm sư phạm. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong học kì II năm 2019 - 2020 của lớp 5 ở hai trường cũng đã khẳng định rằng: các kế hoạch dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực theo đề xuất của đề tài không chỉ tạo ra hiệu quả tích cực trong việc phát triển năng lực cá nhân học sinh mà còn làm tăng kết quả học tập cho học sinh khi học theo phương pháp này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 cơ bản đã thể hiện rõ tính khả thi về những đề xuất của đề tài về dạy phát triển năng lực. Quá trình thưc nghiệm được thực hiện trong năm học 2019 - 2020 trên 4 lớp cũng đã khẳng định rằng: Khi sử dụng những biện pháp chúng tôi đề xuất ở đề tài, vừa tạo ra tính tích cực trong mỗi giờ học vừa làm tăng kết quả học tập của học sinh trong chương trình Tiếng Việt lớp 5.

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy: Việc áp dụng dạy học từ Hán Việt theo định hướng phát triển năng lực còn chưa được giáo viên chú trọng bởi áp lực về thời gian, về kiến thức. Tuy nhiên, khi giáo viên sử dụng biện pháp phát triển năng lực được đề ra trong đề tài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô dễ dàng áp dụng trong những tiết dạy. Bên cạnh đó, còn góp phần pháp triển các cảm xúc, tình cảm tích cực với từ Hán Việt. Qua quá trình thực nghiệm, kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm nghiêm túc, khách quan, chúng tôi nhận thấy: Các biện pháp dạy từ Hán Việt theo phát triển năng lực được đề ra trong đề tài là đảm bảo tính khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với quá trình phát triển tâm lý các em và dễ dàng áp dụng vào thực tiễn giáo dục. Nếu thực hiện hiệu quả các phương pháp này sẽ góp phần phát triển chất lượng học tập từ Hán Việt nói riêng và phát triển chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói chung và hơn thế nữa là góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo của trường tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Đội ngũ giáo viên là yếu tố chính quyết định chất lượng giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, nâng cao khả năng và kĩ năng dạy học, cùng lòng nhiệt huyết cho công tác giảng dạy thì sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

1.2. Học sinh tiểu học là cấp học đầu tiên, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, thì việc rèn luyện năng lực cần thiết cho học sinh là rất quan trọng. Vì những năng lực đó sẽ giúp các em xử lý được các tình huống xung quanh trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh của giáo viên vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

1.3. Những bài học dạy từ Hán Việt trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 rất phù hợp và có tiềm năng để vận dụng các biện pháp phát triển năng lực cho học sinh. Nội dung các bài học gần gũi với cuộc sống thực tiễn hằng ngày, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Những biện pháp đề xuất trong đề tài tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể tham gia học tập và rèn luyện vốn từ và cách sử dụng từ Hán Việt.

1.4. Kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề tài đã đặt ra. Qua đó chúng ta có thêm phương pháp để sử dụng trong dạy học từ Hán Việt cho học sinh, góp phần giúp giáo viên có thêm công cụ giảng dạy và học sinh có hứng thú học tập hơn trong các tiết học về từ Hán Việt.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau:

* Đối với GV tiểu học

- GV cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để vận dụng các phương pháp dạy học mới vào quá trình dạy học,

cần khai thác và sử dụng hợp lí phương tiện dạy học, đặc biệt là cách tổ chức dạy học phát triển năng lực vào các môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.

* Đối với cán bộ quản lí

Các cấp quản lí chuyên môn cần quan tâm đến hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học các môn học ở tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.

- Tăng cường bồi dưỡng và tạo điều kiện để giáo viên có thể sử dụng biện pháp phát triển năng lực và học sinh học tập thường xuyên trong các giờ lên lớp để đạt hiệu quả cao.

- Động viên, khuyến khích giáo viên có thành tích, tích cực tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp và sử dụng hiệu quả các biện pháp phát triển năng lực trong quá trình dạy học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và có hứng thú trong quá trình học tập.

- Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dung dạy học cho môn Tiếng Việt, tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực cho học sinh học tập và đạt kết quả cao nhất.

* Đối với gia đình học sinh

Gia đình học sinh cần phối kết hợp với nhà trường để thực hiện tốt quá trình giáo dục học sinh. Quan tâm, động viên khuyến khích kịp thời con em mình nhằm phát huy tối đa khả năng tự học và nhận thức của học sinh.

Chúng tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài, tuy nhiên do năng lực còn nhiều hạn chế và công việc của một giáo viên trẻ mới vào nghề rất bận rộn, cho nên luận văn rất cần sự góp ý của thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn và có sự ứng dụng cao hơn trong việc giảng dạy từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học. Đóng góp một chút đề xuất để việc dạy học từ Hán Việt dễ dàng và có hứng thú hơn với học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1932), Từ điển Hán Việt, Nhà xuất bản (NXB) Khoa học xã hội.

2. Bộ giáo dục vào đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể, Hà Nội, Số 32/2018/TT-BGDĐT

3. Hoàng Trọng Canh (2009), “Từ Hán Việt và dạy học từ Hán Việt ở tiểu học”, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Phan Văn Các (2003), Từ điển từ Hán Việt, NXB TP Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Hoàng Thị Thu Hiền (2015), “Thực trạng và một số giải pháp dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Quyết Tâm thành phố Sơn La”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Tây Bắc.

7. Võ Thị Mai Hoa (2019) Biến thể của từ Hán Việt trong Tiếng Việt, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế: Xã hội nhân văn.

8. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong Tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội.

9. Lê Đình Khẩn (2010), Từ vựng gốc Hán trong Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 10. Nguyễn Thị Lương (2011), Vấn đề dạy học từ Hán Việt cho học sinh trung học phổ thông, Cao học 18 Ngôn ngữ - Đại học Vinh, Số 6 (188)-2011 Ngôn ngữ và đời sống.

11. Đỗ Ngọc Miên (2014), Phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học, Luận án tiến sĩ khoa giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam

12. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục, NXB Đại học sư phạm

13. Phan Ngọc (2000), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, NXB Thanh Niên.

14. Phan Ngọc (2009), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, NXB Khoa học xã hội. 15. Nguyễn Thị Minh Phương (2011), “Đặc điểm từ Hán Việt trong bộ sách

giáo khoa ở bậc tiểu học”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu Tiếng Việt lịch sử, NXB Đại học sư phạm Hà Nội

17. Đặng Đức Siêu “Từ Hán Việt từ góc độ tiếp xúc ngôn ngữ văn học”; 18. Đặng Đức Siêu (2001) “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông”, NXB

Giáo dục

19. Lê Xuân Thại (1990), Xung quanh vấn đề dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, Tạp chí ngôn ngữ số 4.

20. Phan Thiều (2001), Rèn luyện ngôn ngữ, Tập 1, 2, NXB Giáo dục

21. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Hoàng Hòa Bình - Trần Mạnh Hưởng - Trần Thị Hiền Lương - Nguyễn Trí (2016), Sách giáo khoa Tiếng Việt 5

(tập một), NXB Giáo dục Việt Nam.

22. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Nguyễn Thị Hạnh - Nguyễn Thị Ly Kha - Đặng Thị Lanh - Lê Phương Nga - Lê Hữu Tỉnh (2016), Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (tập hai), NXB Giáo dục Việt Nam.

23. Nguyễn Thị Trang (2012), Dạy học từ Hán Việt qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học sư phạm Hà Nội

24. Nguyễn Văn Tu (1968) “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”, NXB ĐH&TCHCN.

25. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996): Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho giáo viên)

Câu 1: Đánh giá của thầy(cô) về dạy học từ Hán Việt trong môn Tiếng Việt lớp 5?

... ...

Câu 2: Thầy(cô) có gặp trở ngại gì trong quá trình dạy từ Hán Việt?

... ...

Câu 3: Thầy(cô) có dễ dàng tìm tài liệu dạy học từ Hán Việt?

... ...

Câu 4: Trong quá trình dạy từ Hán Việt thầy cô tiến hành dạy theo quy trình như thế nào?

... ...

Câu 5: Theo thầy(cô), nội dung và kiến thức dạy từ Hán Việt trong Tiếng Việt 5 đã phù hợp với học sinh chưa?

... ...

Câu 6: Theo anh (chị), dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 có tầm quan trọng như thế nào?

... ...

Câu 7: Đánh giá của thầy (cô) về kĩ năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh?

... ... ...

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH TIỂU HỌC

Họ và tên HS: ………. Lớp: ……….. Trường: ………

Em hãy đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn vào một phương án mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Lựa chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống. Mỗi chỗ trống có thể có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 88 - 105)