Về năng lực dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 53 - 56)

- Kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, lạm phát đã được kiểm soát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã

2.3.2.3. Về năng lực dự báo

Năng lực, phân tích, dự báo của NHNN hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể:

- Năng lực, chất lượng, phân tích, dự báo đặc biệt là về kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính còn yếu so với yêu cầu điều hành chính sách và quản lý, giám sát tiền tệ, hoạt động NH một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả. Kết quả dự báo chưa có độ chính xác cao. Mặc dù dự báo được xu hướng và những nhân tố tác động chính, song kết quả dự báo trung, dài hạn còn có sự chênh lệch so với thực tế.

- Phương pháp dự báo hiện nay còn đơn giản và chưa đồng bộ, mô hình dự báo chưa ổn định, chưa bao hàm đầy đủ các nhân tố tác động đến chỉ tiêu dự báo, khuôn khổ phân tích và đánh giá tác động chính sách chưa hoàn thiện. Công tác cảnh báo, dự báo các rủi ro hệ thống và diển biến bất thường về kinh tế vĩ mô, tiền tệ và NH còn nhiều hạn chế.

- Tổ chức công tác dự báo tại NHNN vẫn còn phân tán, chưa tập trung vào một đầu mối và trùng lặp nhiệm vụ dự báo giữa các đơn vị thuộc NHNN, song trách nhiệm không rõ ràng và không có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin dự báo dẫn đến lãng phí nguồn lực. Bên cạnh Vụ DBTKTT thực hiện công tác dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động NH, một số đơn vị khác của NHNN như Vụ CSTT cũng thực hiện dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát… Thậm chí có đơn vị không có chức năng, nhiệm vụ dự báo cũng triển khai công tác dự báo. Trong qua trình phân tích, dự báo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan thuộc NHNN, giữa NHNN với các cơ quan liên quan.

Nguyên nhân:

- Khuôn khổ pháp lý về công tác dự báo tiền tệ và NH chưa hoàn thiện, NHNN chưa ban hành quy định về nguyên tắc, quy trình dự báo, sử dụng kết quả dự báo cơ chế và hình thức tổ chức trao đổi dữ liệu và kiên kết, tích hợp các kết quả dự báo giữa các cơ quan, đơn vị làm công tác dự báo trong và ngoài ngành NH.

- Hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác dự báo còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. NHNN chưa hình thành được một kho dữ liệu thống kê chung, tập trung và thống nhất để phục vụ công tác phân tích, dự báo của các đơn vị thuộc NHNN. Hệ thống thông tin kinh tế vĩ mô khó tiếp cận; Số liệu thống kê kinh tế vĩ mô thiếu tính nhất quán, chuỗi thời gian của số liệu quá ngắn, trong khi các đơn vị dự báo lại thiếu phương tiện và công cụ hỗ trợ kiểm tra, xác định tính trung thực của số liệu thống kê cũng là một trong những hạn chế không nhỏ đơn vị công tác phân tích và dự báo. Việc thu thập thông tin về tài chính và hoạt động của khu vực doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình gặp rất nhiều khó nhăn, trong khi tính minh bạch, công khai trên các lĩnh vực kinh tế còn thấp.

- Lực lượng cán bộ làm công tác phân tích, dự báo thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ. Công tác phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động NH đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm công tác và trình độ sâu rộng về kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động NH, đồng thời phải có kiến thức về toán học, phương pháp dự báo.

- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo còn thấp, chủ yếu sử dụng các chương trình Eviews, Excel, Matlab…, một số phần mềm thống kê, dự báo được sử dụng dưới dạng không có bản quyền; Hệ thống công nghệ thông tin của NHNN chưa được cài đặt sẵn hoặc phát triển các công cụ dự báo chuyên ngành về tiền tệ, NH. Mức độ đầu tư công ngệ thông tin phục vụ công tác dự báo hạn chế. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại chưa hỗ trợ tốt cho việc xử lý dữ liệu, phân tích, đánh giá, kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, số liệu thống kê.

2.3.2.4.Về cơ chế bảo đảm trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của Ngân hàng Trung ƣơng

Hiện ở Việt Nam chưa có tuyên bố pháp lý về CSLPMT. Hàng năm Quốc Hội đều họp để thông qua một loạt các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho năm tiếp theo, trong đó có chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Nhưng thực tế cho thấy mục tiêu ưu tiên hàng đầu vẫn là tốc độ tăng trưởng kinh tế ngay cả khi cần phải chống lạm phát như lúc này thì các nhà lãnh đạo hàng đầu của các bộ khác vẫn nhất quyết

không hy sinh tăng trưởng. Bộ Tài chính không kiểm soát chi tiêu công ở mức phù hợp. Bộ Công thương quyết định tăng giá điện trong khi chi phí điện chưa được tính toán ở mức cạnh tranh… Một chính sách đa mục tiêu nhất là những mục tiêu đòi hỏi phải đánh đổi nhau trong ngắn hạn như tăng trưởng và lạm phát không đảm bảo cho việc kiềm chế lạm phát.

Và do có sự đánh đổi như vậy giữa các chính sách vĩ mô, mục tiêu điều hành CSTT có thể phải hy sinh cho các mục tiêu khác. Hay nói một cách khác, cam kết của NHNN đối với mục tiêu lạm phát đã bị giảm bớt trong một cơ chế điều hành đa mục tiêu. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình do vậy cũng không đủ để đảm bảo được những yêu cầu như dưới khuôn khổ CSTT theo LPMT.

Tuy nhiên ta thấy mức độ cam kết và trách nhiệm giải trình của NHNN trong giai đoạn gần đây đã có sự cải thiện rõ nét. Trong thực tế điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và CSTT ở Việt Nam có thể thấy việc công bố mục tiêu về lạm phát đã được đưa ra trong nhiều năm. Mục tiêu về lạm phát được xem là một chỉ số phát triển kinh tế xã hội từng năm cũng như trong từng giai đoạn phát triển kinh tế được thể hiện trong các kế hoạch phát triển. Tuy nhiên việc vi phạm các mục tiêu lạm phát đã đề ra lại thường khá phổ biến. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2011 thì có tới 5 năm/7 năm có tỷ lệ lạm phát thực hiện vượt quá mức mục tiêu đề ra, và chỉ có 2 năm là năm 2006 và năm 2009 là đạt mục tiêu về lạm phát như đã đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên trong 3 năm từ 2012 đến 2014, có thể thấy mức lạm phát thực hiện hầu như đều đạt được trong mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, sự cam kết của NHNN cũng được đảm bảo hơn thông qua các hoạt động truyền thông ngày càng được chú trọng. Trách nhiệm giải trình cũng được cải thiện rõ rệt thông qua cơ chế báo cáo và giải trình trước Quốc hội, các chỉ thị về thực thi CSTT được ban hành vào đầu năm và thông cáo báo chí về kết quả thực thi CSTT được NHNN công bố vào cuối năm. Những sự chuyển biến này đã mang lại những hiệu quả tích cực nhất định trong kết quả điều hành CSTT trong những năm gần đây cũng như tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả thực thi CSTT trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)