- Kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, lạm phát đã được kiểm soát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
3.1.1. Quan điểm
Trong những năm gần đây, quan điểm điều hành của Đảng và CP đã có nhiều đổi mới trong việc nhìn nhận mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, chúng ta không thể tăng trưởng bằng mọi giá, chống lạm phát đòi hỏi phải có sự đánh đổi. Nghị quyết 11 của CP đã khẳng định, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên hàng đầu năm 2011, 2012. Chính quan điểm đổi mới này đã tạo tiền đề cần thiết, không thể thiếu để ủng hộ việc áp dụng CSLPMT trong tương lai của NHNN.
CSLPMT là một lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống NH Việt Nam trong giai đoạn phát triển tới. Theo đó NHNN sẽ được cải thiện toàn diện đảm bảo thực hiện tốt các chức năng quản lý theo pháp luật quy định trong đó trọng tâm là ổn định giá trị đồng tiền.
Chương trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là đầu tư công, thị trường tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước – mà Hội nghị Trung ương khóa XI (2011) đã xác định là nhiệm vụ trọng tâm của 5 năm tới đang được triển khai quyết liệt. Trên cơ sở đó, ngành NH cũng đã xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 hướng tới mục tiêu là đến năm 2020 sẽ xây dựng được một hệ thống tài chính hiệu quả, toàn diện, thống nhất, minh bạch và ổn định. Chương trình này được kỳ vọng sẽ mở ra một trang mới cho sự phát triển của hệ thống tài chính.
CSTT đa mục tiêu và sự gắn kết thiếu chặt chẽ giữa mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng đã ảnh hưởng đến công tác điều hành của NHNN, đặc biệt là việc kiểm soát lạm phát trong giai đoạn hiện nay.