- Kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, lạm phát đã được kiểm soát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã
2.1.3.3. Hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ
Một là, sự phối hợp giữa CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô chưa thực sự hiệu quả, chưa chặt chẽ.
Việc phối hợp giữa các ngành quản lí mặc dù gần đây đã có những bước đổi mới thể hiện: (i) Đã có hệ thống văn bản pháp lý quy định chặt chẽ về công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành địa phương trong việc điều hành kinh tế vĩ mô; (ii) CP, NHNN, các Bộ ngành đã thực hiện đúng các chức năng nhiệm vụ trong chỉ đạo điều hành, thể hiện tính chủ động và trách nhiệm trong hoạch định và thực thi CSTT, Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô số 9078/BKHĐT-BTC- BCT-NHNN ngày 02/12/2014 đã được NHNN, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương thống nhất ban hành nhằm góp phần thực hiện tốt Quy chế làm việc của CP; tăng cường tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô; ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước trong từng thời kì; Tuy nhiên, hiệu quả phối hợp vẫn đứng ở bước đầu, còn phải cải thiện khá nhiều mới có thể đáp ứng như kỳ vọng của CP và nhân dân
- Hai là, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của CSTT chưa xác định rõ và nhất quán. Theo quy định của Luật NHNN 1997, CSTT ở Việt Nam được xác định là “một bộ phận chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống người dân”. Theo đó, CSTT của Việt Nam được hướng tới đa mục tiêu, vừa ổn định giá trị đồng tiền, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế.
Nhưng theo Luật NHNN 2010, đã có sự thay đổi trong việc xác định khuôn khổ CSTT, theo đó, “CSTT quốc gia là quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm quyết định mục tiêu ổn đinh giá trị đồng
tiền bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”. Như vậy theo Luật NHNN 2010, đã không còn quy định mục tiêu của CSTT, mà chỉ đề cập đến 2 cấu phần của CSTT bao gồm: quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền (được thể hiện thông qua chỉ tiêu lạm phát hàng năm do Quốc hội quyết định) và quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Luật NHNN 2010 đã có sự đổi mới rõ rệt so với Luật 1997 trong việc quy định xác định khuôn khổ CSTT, thể hiện qua việc chỉ đề cập đến một mục tiêu duy nhất là ổn định giá trị đồng tiền bằng chỉ tiêu lạm phát. Các công cụ và biện pháp thực hiện cũng được khẳng định là để thực hiện mục tiêu đề ra. Song vấn đề này lại không được đề cập ở khía cạnh mục tiêu, mà được để cập như một cấu phần hành động CSTT – hành động quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền được thực thi bởi Quốc hội.
- Ba là, mục tiêu điều hành CSTT đã đạt được trong một giai đoạn ngắn gần đây, song còn chưa bền vững, hiệu quả, hiệu lực của các công cụ CSTT còn chưa cao đặc biệt khi vai trò của từng công cụ và hệ thống mục tiêu điều hành chưa được xác định rõ ràng, khả năng kiểm soát và mối liên hệ giữa các biến còn chưa chặt chẽ, độ trễ chính sách còn dài.
Trên cơ sở phân tích phương thức điều hành CSTT cho thấy, mặc dù đã có những kết quả đáng ghi nhận đối với công tác kiểm soát lạm phát trong 5 năm trở lại đây, tuy nhiên, diễn biến hiện tại của lạm phát chưa có đủ cở sở để khẳng định là bền vững và kết quả điều hành mới chỉ được thể hiện trong 5 năm nên về cơ bản khi xét đến kết quả điều hành của một giai đoạn thì công tác điều hành CSTT của NHNN để đạt được mục tiêu kiềm chế, kiểm soát lạm phát vẫn còn tiếp tục phải cố gắng. Có thể xem xét cụ thể thông qua việc đánh giá chi tiết phương thức điều hành và sử dụng công cụ CSTT giai đoạn này như sau:
+ Mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiếu cuối cùng chưa thực sự được đảm bảo tính thống nhất
NHNN lựa chọn MB làm mục tiêu hoạt động và M2, tăng trưởng tín dụng làm mục tiêu trung gian của CSTT. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng là tác động của
M2 đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế còn lỏng lẻo và việc điều chỉnh quá mạnh M2 có thể gây những cú sốc tiêu cực đối với nền kinh tế. Điều này được thể hiện khi xem xét mối quan hệ giữa cung tiền M2 với lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Hình 2.6: Tổng phƣơng tiện thanh toán và lạm phát giai đoạn 2006-2015
Nguồn: Vụ chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê
Như vậy có thể thấy, mặc dù CSTT có tác động nhất định đến lạm phát tại Việt Nam, nhưng độ trễ chính sách ở đây là khá dài và đang có xu hướng tăng theo thời gian, nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2012) cũng chỉ ra độ trễ chính sách khoảng 6-9 tháng. Chính điều này đã tạo những cản trở nhất định trong việc điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt của NHNN, và theo đó bộc lộ sự không phù hợp nhất định trong việc lựa chọn cung tiền làm mục tiêu của CSTT.
+ NHNN bộc lộ những hạn chế trong việc kiểm soát cung tiền
NHNN chưa thực sự kiểm soát hết các nhân tố tác động đến M2, đặc biệt là nhân tố cho vay CP ròng và tín dụng cho nền kinh tế. Khoản mục cho vay CP ròng bao gồm các nguồn thu, chi của CP. NHNN dự báo cho vay CP ròng được thực hiện trên cơ sở số liệu dự toán ngân sách về kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm. Để có thể dự báo chính xác sự biến động của khoản mục này, NHNN cần được cung cấp đẩy đủ, kịp thông các thông tin về các diễn biến thực tế về thu, chi ngân sách cũng như kế hoạch thu, chi ngân sách, kế hoạch giải ngân tối thiểu theo định kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, hiện nay sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc cung cấp thông tin này còn hạn chế, phần lớn các số liệu thu chi ngân sách
hàng tháng đều là số liệu ước tính, dự báo, không kịp thời về thời gian. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa kế hoạch ngân sách và thực tế ở Việt Nam là khá lớn (ở các nước phát triển, số liệu về kế hoạch và thực hiện thường ít chênh lệch), đặc biệt là chênh lệch về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản với giải ngân, dẫn tới kết quả dự báo khoản mục này có nhiều sai lệch.
+ NHNN chưa chủ động kiểm soát được các kênh cung ứng tiền cơ sở.
Năm 1992, Quốc hội thông qua quyết định chấm dứt sử dụng việc in tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN. Tuy nhiên, thực tế tình trạng phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách vẫn diễn ra trong thực tiễn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tiền tệ hóa trực tiếp các khoản nợ CP còn được thực hiện qua hoạt động cho vay chỉ định qua kênh tái cấp vốn. Thực chất qua kênh này NHNN cấp vốn thay cho NSNN thông qua kênh tín dụng để hỗ trợ vốn cho các đối tượng theo quy định của NHNN, điển hình là các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất với 17.000 tỷ năm 2009 và thời gian gần đây là gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội vào 5/2013. Đây là khoản tín dụng trực tiếp làm tăng mức cung tiền cơ sở MB của NHTW.
Việc tiền tệ hóa các khoản nợ CP còn được thực hiện một cách gián tiếp theo cách thức như sau: Bội chi ngân sách được tài trợ phần lớn bởi phát hành TPCP. Trong giai đoạn 2006-2012, khối lượng trái phiếu CP đã phát hành đạt trên 450 nghìn tỷ đồng, chiếm 39% tổng huy động vốn vay của CP trong giai đoạn này, bình quân khoảng 65 nghìn tỷ đồng/năm. TPCP và TPCP bảo lãnh chủ yếu được bán cho các NHTM lớn. Lượng trái phiếu này sau đó được các NHTM bán lại cho NHNN để lấy tiền mặt thông qua nghiệp vụ thị trường mở hoặc cầm cố vay vốn tại NHNN qua việc tái cấp vốn do chênh lệch giữa lãi suất TPCP và lãi suất OMO, lãi suất tái chiết khấu lớn (3-4%). Như vậy bội chi ngân sách tài trợ qua phát hành trái phiếu cũng đã gián tiếp dẫn đến sự gia tăng mạnh của cung ứng tiền. Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2011, tổng lượng TPCP và TPCP bảo lãnh đang lưu hành có giá trị vào khoảng 336 nghìn tỉ đồng, tương đương với hơn 13% GDP danh nghĩa và gần 12% cung tiền M2 trong năm này.
Như vậy, sự biến động thường xuyên số dư tiền gửi của NSNN tại hệ thống NHTM đã làm giảm khả năng dự báo chính xác mức cung tiền M2 của NHNN. Việc tiền tệ hóa các khoản nợ của CP một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, việc điều chỉnh tỷ giá theo mục tiêu khiến NHNN không độc lập trong việc chi phối các kênh cung ứng tiền cơ sở MB. Khác biệt lớn giữa M2, tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch với M2, tăng trưởng tín dụng thực hiện càng cho thấy sự không chắc chắn của việc lựa chọn mục tiêu này.