Diển biến tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 60 - 63)

- Kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, lạm phát đã được kiểm soát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã

2.3.4.2. Diển biến tỷ giá hối đoá

Từ nửa cuối năm 2007, VNĐ giảm giá khá nhanh so với USD, trung bình 5,5%/năm đồng thời diển biến tỷ giá trong giai đoạn này cực kỳ phức tạp. Mặc dù biên độ dao động đã được mở rộng hơn so với giai đoạn trước, tỷ giá tại các NHTM vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do. Diển biến này trên thị trường phản ánh cho thấy tỷ giá thị trường đang đòi hỏi sự linh hoạt hơn nữa từ phía nhà điều hành bởi khi các giao dịch đối ngoại (ngoại thương và vốn)

trong nền kinh tế tăng lên đến một quy mô nhất định, việc kiểm soát chặt tỷ giá chỉ có thể đạt được khi NHTM có đủ khả năng và hiệu quả can thiệp.

Như vậy theo các nghiên cứu ở trên, xét theo cả 4 nhóm điều kiện (hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu kinh tế; độc lập về thể chế; mức độ lành mạnh của hệ thống tài chính) thì mức độ đáp ứng của Việt Nam đều chưa cao. Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được một số điều kiện, bao gồm: (i) mức độ độc lập trong hoạt động điều hành; (ii) quy trình dự báo có hệ thống; (iii) dự báo theo kịch bản; (iv) mức độ đô la hóa thấp; và (v) nợ công trong ngưỡng an toàn (dù còn những lo ngại nhất định). Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn khá nhiều điều kiện chưa đáp ứng được như mức độ độc lập của NHTW, hạ tầng kỹ thuật chưa đủ đáp ứng yêu cầu theo của CSLPMT. Hệ thống cơ sở dữ liệu còn hết sức hạn chế so với yêu cầu điều hành củaNHNN, trong khi bản thân các số liệu thuộc các lĩnh vực phi tiền tệ còn có phạm vi nhỏ, số lượng ít, thiếu định kỳ và/hoặc cập nhật thường xuyên. Quy chế phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính được ký vào cuối năm 2011 là một bước đi phù hợp, song cần được nhân rộng để nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin giúp điều hành CSTT, dù có gắn định theo mục tiêu lạm phát hay không. Hơn nữa Việt Nam dường như chưa đáp ứng điều kiện về các nhân tố cơ cấu kinh tế. Dù đã có nhiều nỗ lực tự do hóa giá cả, song nhiều mặt hàng vẫn thuộc diện quản lý giá. Doanh nghiệp bán lẻ có thêm quyền điều chỉnh giá xăng dầu, song kiểm soát của Nhà nước còn hiện hữu. Tương tự giá điện cũng được kiểm soát, dù đã được điều chỉnh nhiều hơn cho sát với chi phí sản xuất và truyền tải trong thời gian gần đây. Giá nhiều dịch vụ như giáo dục và y tế cũng bị kiểm soát. Trên phương diện khác, nền kinh tế nhìn chung khá nhạy cảm với các diển biến giá cả thế giới, nhất là giá hàng nông sản (như gạo, cà phê, điều, vv.), giá vàng, vv. Tỷ trọng hàng lương thực – thực phẩm trong rổ giá tiêu dùng còn cao, lên tới gần 40%. Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế và giá cả trong nước.

Trình độ phát triển ngân hàng – tài chính ở Việt Nam vẫn còn tương đối thấp và thiếu bền vững. Độ sâu tài chính còn khá thấp và không có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây, khi Việt Nam thực thi chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt. Hệ

thống NH cũng đang trong thời điểm mấu chốt của quá trình tái cơ cấu, và cho đến nay vẫn đang chờ các thể chế cụ thể để xử lý nợ xấu. Thị trường chứng khoán còn kém phát triển, trong khi trái phiếu doanh nghiệp còn rất hạn chế.

Những khó khăn trên cho thấy Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều mới đáp ứng được các điều kiện áp dụng hiệu quả CSTT theo LPMT. Các điều kiện áp dụng hiệu quả CSLPMT tại Việt Nam vẫn chỉ đáp ứng ở mức thấp. Tuy nhiên, thực tiễn ở các thị trường mới nổi – như đã phân tích trong chương 1 cho thấy khuôn khổ này vẫn là một lựa chọn để cân nhắc ngay cả khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết. Vì vậy, việc thực hiện CSLPMT là có thể, với điều kiện những nỗ lực để hình thành các điều kiện cần thiết như phân tích ở trên cần tiếp tục được đẩy mạnh. Bên cạnh đó việc chuyển giao sang một cơ chế CSTT chỉ có thể đạt được kết quả tốt đẹp nếu nó nhận được sự đồng thuận cao cũng như sự hỗ trợ đồng bộ từ các chính sách vĩ mô khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã khái quát hóa được bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011-2015. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng điều hành CSTT giai đoạn 2011- 2015 để đánh giá một cách sâu sắc những thành tựu đạt được trong công tác điều hành của NHNN. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những mặt tồn tại từ đó đưa ra khuyến nghị sự cần thiếp phải áp dụng CSLPMT để có thể đảm bảo được hiệu quả của CSTT trong mục tiêu kiểm soát lạm phát, đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, đặc biệt là mục tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Luận văn cũng đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện trong việc áp dụng CSLPMT. Đây là những điểm cốt lõi làm tiền đề tốt cho việc đề xuất các giải pháp trong chương 3.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)