- Kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, lạm phát đã được kiểm soát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã
3.3.4.2. Tạo lập điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt
Cơ chế tỷ giá linh hoạt được coi như là điều kiện tiên quyết cho việc vận hành CSLPMT. Tuy vậy, nếu xem xét đến các điều kiện cho môi trường vận hành cơ chế tỷ giá linh hoạt ở Việt Nam thì khả năng áp dụng là rất hạn chế. Yêu cầu quan trọng nhất cho một cơ chế tỷ giá linh hoạt là sức mạnh can thiệp thị trường của NHNN; sự phát triển của thị trường bảo hiểm trạng thái ngoại hối của các chủ thể tham gia thị trường. Cả hai yếu tố này đang còn thiếu. Một nền kinh tế phụ thuộc và thị trường nhập khẩu như Việt Nam sẽ rất dễ phải chịu đựng các cú sốc ảnh hưởng qua tỷ giá và cuối cùng chi phối khu vực nhập khẩu và nền kinh tế. Vì thế song song với việc tạo lập nền tảng cho một chính sách tỷ giá sinh hoạt, trước mắt Việt Nam nên duy trì cơ chế tỷ giá hiện hành nhưng với biên độ dao động nới rộng hơn, trước khi hình
thành một cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết và không thông báo trước. NHNN vẫn giữ quyền can thiệt thị trường khi tỷ giá biến động vượt khỏi biên độ cho phép.
Vì thế song song với việc linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá theo lộ trình, NHNN cần cân nhắc một cơ chế cung cấp thông tin, dự báo minh bạch và chủ động để định hướng thị trường. Cơ chế này quyết định cả nội dung thông tin, kênh cung cấp thông tin định kỳ và giải trình biến động chính sách khi cần thiết. Mục tiêu là nhằm tạo sự kết nối thường xuyên giữa các nhà làm chính sách với các đối tượng chịu sự điều tiết của chính sách, nhờ đó mà kiểm soát chủ động diễn biến thị trường. Vấn đề này không thể thay đổi trong ngắn hạn, nó cần sự thay đổi tư duy từ những người đứng đầu các cơ quan làm chính sách cũng như thay đổi tư duy sử dụng các kênh thông tin chính thống của công chúng.
Một trong những động lực tích lũy đô la Mỹ là do công chúng không tin vào các giải pháp kiểm soát tỷ giá cũng như đồng nội tệ cùng với tâm lãi suất lo sợ rủi ro tỷ giá. Vì thế ngay cả trong trường hợp sử dụng các giải pháp trên, nếu có chỉ có thể giảm thấp lượng tiền gửi ngoại tệ chứ không huy động được ngoại tệ trong dân chảy vào thị trường. Thậm chí hiệu ứng ngược có thể xảy ra khi thay vì gửi NH, người dân có thể tăng tích trữ tiền mặt hoặc gửi ra nước ngoài. Vì thế ngoài giải pháp mang tính chiến lược là tạo lập lòng tin của công chúng vào các quyết sách của NHNN, cần tạo khung pháp lý và vận hành thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các giao dịch mua, bán ngoại tệ. Mặc dù một số NH lớn đã và đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí cho việc lựa chọn công việc bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm cũng khá đa dạng. Tuy nhiên một khung pháp lý toàn diện với việc hình thành một thị trường cho các công cụ phái sịnh sẽ đảm bảo sự thống nhất và chuẩn mực trong vận hành các sản phẩm bảo hiểm. Việc đào tạo chuyên gia về lĩnh vực này cũng như tư vấn xây dựng chính sách nội bộ về bảo hiểm rủi ro của các doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết cho yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm. Gián tiếp, chiến lược này sẽ thay đổi tâm lý tích trữ ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường ngoại hối.
Tiếp cận từ điều kiện áp dụng khuôn khổ CSLPMT, cơ chế tỷ giá của Việt Nam cần một lộ trình thích hợp để đạt được mức độ linh hoạt cần thiết. trước mắt, cần tạo lập các điều kiện cho phép thị trường ngoại hối vận hành tích cực, NHNN kiểm soát được cung cầu ngoại tệ và đảm bảo tỷ giá phản ánh chính xác quan hệ này. Việc nới rộng biên độ giao động của tỷ giá và tiến tới sử dụng cơ chế linh hoạt có can thiệp sẽ tiến hành song song với việc xác lập mục tiêu lạm phát tương thích. Kinh nghiệm các nước mới nổi khi chuyển sang cơ chế CSLPMT, cần từ 3-5 năm để đạt được sự tương thích này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã nêu quan điểm, định hướng đối với điều hành CSTT theo LPMT tại Việt Nam.
Tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp để khuyến nghị Việt Nam phải hoàn thiện các điều kiện cần thiết để thực hiện CSLPMT trên các góc độ, cụ thể: Đối với vấn đề nâng cao tính độc lập, cam kết và trách nhiệm giải trình của NHNN,các giải pháp đưa ra gồm: (i) Thống đốc phải được trao quyền quyết định trong việc thực thi CSTT và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần phải thông qua CP; (ii) Đổi mới phương thức thực hiện hoạt động điều hành CSTT của NHNN trên cơ sở thành lập Hội đồng CSTT; (iii) Tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch hóa thông tin CSTT của NHNN. Đối với vấn đề tăng cường niềm tin và hiểu biết của công chúng đối với CSTT của NHNN, đưa ra khuyến cáo NHTW cần thiết phải xây dựng và triển khai được chương trình quốc gia về giáo dục tài chính do NHNN chủ trì để người dân hiểu được các vấn đề về tài chính- ngân hàng nói chung và CSTT nói riêng. Đối với điều kiện nâng cao chất lượng, số liệu thống kê và năng lực phân tích, dự báo lạm phát đã đưa ra các giải pháp (i) Đối với số liệu thống kê; (ii) Đối với năng lực phân tích và dự báo lạm phát; (iii) Phát triển đội ngũ cán bộ phân tích, dự báo (iv) Tăng cường phối họp giữa các đơn vị, cơ quan, tổ chức trong công tác dự báo. Đối với điều kiện xây dựng và tạo lập hệ thống tài chính ổn định và thị trường tài chính phát triển, hệ thống các giải pháp đưa ra bao gồm: (i) Nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả CSTT; (ii) Tạo lập điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt; (iii) Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NH Việt nam; (iv)Tăng cường khả năng tiếp cận vốn NH của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
KẾT LUẬN
Với các câu hỏi đặt ra trong phần mục tiêu của luận văn được trình bày trong phần Mở đầu, luận văn đã giải quyết cơ bản được những vấn đề đã đưa ra. Với khối lượng 3 chương, luận văn đã tóm lược lý luận về CSTT theo lạm phát mục tiêu đến thực tiễn điều hành CSTT trong vòng 5 năm qua để gợi ý áp dụng CSTT theo LPMT cho Việt Nam đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện các điều kiện để Việt Nam có thể áp dụng CSLPMT. Luận văn đã đề cập các nội dung sau
Thứ nhất, hệ thống hóa một cách toàn diện về cơ sở lý luận của CSTT, CSTT theo LPMT, trong đó tập trung đi sâu vào phân tích những ưu, nhược điểm của việc điều hành CSTT theo LPMT, để từ đó thấy được tính ưu việt của CSTT theo LPMT; phân tích các điều kiện tiên quyết để áp dụng được CSTT theo LPMT; xu hướng cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã áp dụng chính sách này và những bài học rút ra cho Việt Nam.
Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 để có thể đánh giá một cách rõ nét diễn biến lạm phát, tăng trưởng kinh tế cũng như mục tiêu điều hành CSTT trong giai đoạn này. Đánh giá những kết quả đạt được, những thành công hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc điều hành CSTT giai đoạn 2011-2015. Đồng thời luận văn cũng đã phân tích các điều kiện áp dụng CSTT theo LPMT ở Việt Nam, mức độ đáp ứng các điều kiện. Mặc dù có một số điều kiện chưa đáp ứng được nhưng Việt Nam có thể xây dựng lộ trình để áp dụng CSTT theo LPMT.
Thứ ba, trên nền tảng lý thuyết, đối chiếu với tình hình thực tế Việt Nam, luận văn đã đưa ra 4 nhóm giải pháp tương ứng với những “lỗ hống” còn thiếu của Việt Nam khi xem xét các điều kiện tiên quyết đế thực thi CSLPMT.
Với các kết quả như trên luận văn đã giải quyết được những mục tiêu đặt ra trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, để điều hành hiệu quả CSTT theo LPMT là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp, không chỉ liên quan đến những cố gắng chủ quan của NHNN mà còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như mức độ phát
triển của hệ thống tài chính. Vì vậy vấn đề kiểm soát lạm phát và CSTT luôn là “câu chuyện muôn thủa” được đặt ra trong từng giai đoạn, với những diễn biến phức tạp, khó lường.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì thế em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm để có những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra những giải pháp áp dụng CSTT theo LPMT được hiệu quả hơn trong thời gian tới.