- Kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, lạm phát đã được kiểm soát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã
2.3.4.1. Mức độ đô la hóa nền kinh tế
Nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ (FCD) chiếm trên 30% trong khối tiền tệ mở rộng (M2). (Theo tiêu chí của Quỹ Tiền tệ Thế giới). Theo đánh giá của IMF, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tỷ lệ đô la hóa cao nhất trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên từ năm 2012 đến nay, (ngoại trừ Lào và Campuchia là 2 nước điển hình trên thế giới về tình trạng đô la hóa với tỷ lệ FCD/M2 năm 2010 lần lượt lên tới 60% và 70%, các nước còn lại trong khu vực Asean dao động từ 1% - 9%).
Tình trạng sử dụng ngoại tệ tiền mặt ở Việt Nam diển ra phổ biến, phức tạp gây bất ổn cho thị trường ngoại hối. Giai đoạn 2005 – 2011, hoạt động mua bán ngoại tệ tiền mặt trên thị trường tự do diển ra khá công khai. Thị trường ngoại tệ tự do là nơi giới đầu cơ lợi dụng tâm lý găm giữ ngoại tệ, đưa ra những tin đồn thất thiệt, gây biến động tỷ giá để mua bán kiếm lời (có lúc tỷ giá biến động tới mức 250 – 350 VND/USD/ngày) gây bất ổn thị trường ngoại hối, làm suy giảm niềm tin vào đồng Việt Nam, gia tăng tình trạng đô la hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên từ sau năm 2011, với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt của NHNN và các Bộ, ngành có liên quan, thị trường ngoại tệ tự do đã thu hẹp đáng kể, tỷ giá mua bán trên thị trường tự do nhiều thời điểm thấp hơn tỷ giá mua bán trên thị trường chính thức; việc mua bán, thanh toán, niêm yết giá bằng ngoại tệ bất hợp pháp không còn diễn ra công khai như trước đây. Tuy nhiên cần nhìn nhận một cách khách quan rằng thực trạng mua bán, thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ trong nước vẫn tồn tại và chưa được xóa bỏ triệt để.
Hoạt động thu đổi ngoại tệ tiền mặt của các bàn đổi ngoại tệ tại khu vực biên giới không đúng quy định diển ra khá phổ biến. Do đặc thù của thương mại biên giới, bên cạnh các hoạt động thanh toán qua NH, việc thành lập các bàn đổi tiền cá nhân là cần thiết để phục vụ cho nhu cầu đổi tiền nhỏ lẻ của cư dân biên giới, góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu qua biên giới. Tuy nhiên, nhiều bàn thu đổi ngoại tệ đã hoạt động trá hình cả chiều mua và bán, hình thành nên chợ tiền tự do, lấn át thị trường chính thức do quy mô giao dịch của các bàn đổi này lớn, gây khó khăn cho công tác quản lý ngoại hối, quản lý tiền tệ trên địa bàn các khu vực biên giới và khó khăn cho công tác thống kê số liệu vì các giao dịch này do khu vực tư nhân thực hiện (chỉ một tỷ lệ nhỏ được thực hiện qua hệ thống NH). Vì vậy, cần điều chỉnh chính sách để tăng cường kiểm soát các bàn thu đổi ngoại tệ của cá nhân và thu về một đầu mối kiểm soát qua các TCTD
Đồng Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ mất giá ngày càng tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác do tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn tương đối cao so với các nước. Tình trạng khan hiếm và găm giữ ngoại tệ thường xuyên xảy ra đặc biệt vào cuối năm hoặc khi có biến động sự kiện quốc tế hoặc các chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại biến động tiêu cực, đáp ứng yêu cầu ngoại tệ hợp pháp chính đáng cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức được quy định rõ trong các văn bản nhưng có những lúc do căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ hoặc nguồn dự trữ có hạn nên cũng không kịp thời. Do đó, các chính sách của Nhà nước vẫn chưa thực sự tạo được lòng tin vào tính ổn định của đồng Việt Nam.