Đánh giá phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 54 - 56)

Ngoại thương Việt Nam.

2.3.1 Những thành công đạt được trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB.

Nâng cao chất lượng phục vụ của VCB

Dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng thực hiện giao dịch bằng các phương tiện điện tử như mạng Internet, mạng viễn thông...làm giảm thiểu việc đi lại của khách hàng, cắt giảm các thủ tục giấy tờ tiết kiệm chi phí quản lý, chỉ với một bộ phận triển khai có thể đáp ứng nhu cầu của hàng ngần khách hàng sử dụng BSMS, hàng triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM và thẻ tín dụng. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Với cách giao dịch truyền thống, hiện tại khách hàng đến giao dịch tại quầy của VCB còn phải viết khá nhiều chứng từ, một số có lượng khách hàng lớn phải lấy số theo thư tự và chờ tới lượt được phục vụ, thời gian chết cho các giao dịch không được thực hiện khá nhiều. Dịch vụ ngân hàng điện tử với tốc độ truy cập Internet cao, có thể đáp ứng 100.000 người truy cập vào trang website của VCB cùng một lúc để tra vấn thông tin, các khách hàng doanh nghiệp thực hiện chuyển tiền ngay tại trụ sở cơ quan, đảm bảo tốc độ thanh toán cho các khoản phải trả nhanh và hiệu quả nhất, từ đó VCB cũng quản lý được luồng tiền trên tài khoản khách hàng để cân đối nguồn tiền, điều chuyển vốn một cách phù hợp.

Từng bước đa dạng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng,

đáp ứng nhu cầu của thị trường.

VCB là một trong những Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà Nước, bắt đầu chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng thương mại từ năm 1995 và mô hình ngân hàng thương mại cổ phần năm 2011 và thực hiện hiện đại hoá hệ thống từ tháng 10/2003, Vì vậy VCB đang trong giai đoạn phát triển các sản phẩm Ngân hàng điện tử trong khi một số ngân hàng khác như Sacombank, ACB, TCB... đã triển khai từ những năm của thập kỷ 90. Tuy nhiên VCB cũng đã thu được những kết quả khả quan, mở ra tiềm năng cho sự phát triển của hai dịch vụ ngân hàng điện tử mang tính tổng quát cao là E -banking và Mobile - banking. Với loại hình dịch vụ đa dạng, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình trong quá trình phát triển các phương tiện giao dịch điện tử, giúp hạn chế giao dịch tiền mặt, gia tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, mở ra tiềm lực cho VCB phát triển

Sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng TMCP với những phương thức kinh doanh và quảng bá hình ảnh đã tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn cho các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó có VCB. Phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm điện tử giúp VCB củng cố vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện nay, ngân hàng điện tử tạo cơ hội cho VCB mở rộng mạng

lưới, đặc biệt là chiếm lĩnh một số phân khúc thị trường dịch vụ ngân hàng hiện nay.

Ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàng mang tính toán cầu. Vì vậy đây cũng là cầu nối hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tăng cường khả năng thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiệu quả kinh tế, nâng cao doanh số, tăng lợi nhuận và thu nhập

Tổng phí dịch vụ ngân hàng điện tử thu đượcầnăm 2013 chiếm 7,12% tổng phí dịch vụ ròng, mặc dù mức phí thu được chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng thu dịch vụ, song con số này phản ánh sự nỗ lực của VCB trong việc đưa ngân hàng điện tử tiếp cận với khách hàng.

Các sản phẩm mang tính chất đa dạng, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, điều này làm tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giúp VCB giữ vững nền khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy bán chéo sản phẩm.

Ngân hàng điện tử giúp VCB mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động, đặc biệt là các sản phẩm ngân hàng được sử dụng thông qua mạng Internet vì đây là kênh phân phối mang tính toàn cầu. Điều này cho thấy VCB đã đáp ứng một phần khá lớn nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, phát triển các dịch vụ với những tiện ích mang lại ngày càng hoàn thiện giúp VCB tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên của mình đồng thời tạo tạo đà cho sự phát triển chung của ngành tài chính ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)