Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 47 - 54)

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.2.1 Hoạt động huy động vốn

2.2.1.1 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng

Với đặc thù kinh tế vùng miền, mặc dù tỉnh Gia Lai có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhưng chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở TP Pleiku và một vài huyện thị. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc mở rộng mạng

lưới ra các huyện, thị lân cận Chi nhánh rất cân nhắc. Dân cư có thu nhập tương đối thấp, hơn nữa dân cư đa số không phải là gốc nên tích lũy còn hạn hẹp. Thêm vào đó là số lượng đông đảo các NHTM cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong công tác huy động vốn.

Với quyết tâm của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, ngay từ những ngày đầu thành lập, Chi nhánh đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn. Bằng những chủ trương đúng đắn cũng như đa dạng hóa các loại hình huy động, áp dụng nhiều mức lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ, từng kỳ hạn tiền gửi, phong cách phục vụ của đội ngũ thanh toán viên ngày càng chuyên nghiệp, làm hài lòng khách hàng hơn. Tốc độ huy động vốn bình quân qua 5 (2011 - 2015) năm đạt gần 20%.

Bảng 2.2: Tình hình HĐV của Vietcombank Gia Lai giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Gia Lai năm 2011-2015

Qua số liệu huy động vốn trong năm năm 2011 – 2015 được trình bày trong bảng 2.2, tình hình huy động vốn từ khu vực dân cư và các doanh nghiệp nói chung tăng trưởng khá ổn định. Đột biến có các năm 2012 và 2015 là năm tăng trưởng huy động vốn khá cao với số tuyệt đối là 468 tỷ năm 2012 so với 2011 và 478 tỷ năm 2015 so với 2014 tương đương với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 35,37% và 20,19%. Trong đó nguồn huy động vốn từ cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là hơn 60%. Cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:

Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 HĐV (tỷ VND) 1,323 1,791 2,090 2,367 2,845 Tăng (tỷ VND) 142 468 299 277 478 Tăng (%) 12,00% 35,37% 16,69% 13,25% 20,19%

1,791 2,090 2,367 2,845 1,122 1,344 1,946 2,306 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng huy động HDV dân cư

Bảng 2.3: Tình hình HĐV cá nhân của Vietcombank Gia Lai 2011-2015

Nguồn: Các báo cáo của Vietcombank Gia Lai

Nguồn huy động vốn từ dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng huy động của Chi nhánh và tăng trưởng tốt trong các năm qua.

Để làm rõ hơn sự tăng trưởng trong công tác huy động vốn tại Chi nhánh, Hình dưới đây sẽ minh họa xu hướng tăng trưởng qua các năm trong công tác huy động vốn bán lẻ so sánh với tổng huy động vốn.

Hình 2.2: Đồ thị mô tả tổng HĐV và HĐV từ dân cư

Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng vốn huy động (Tỷ VNĐ) 1,323 1,791 2,090 2,367 2,845 Vốn huy động từ dân cƣ và SME (tỷ VNĐ) NA 1,122 1,344 1,946 2,642 Tỷ trọng so với tổng HĐV NA 62,65% 64,31% 82,21% 92,86% Tăng (tỷ VNĐ) NA NA 222 602 360 Tăng (%) NA NA 19,79% 44,79% 18,50%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank Gia Lai

Hình 2.2 minh họa tổng huy động vốn và huy động vốn từ dân cư và các DNVVN với nguồn số liệu được tổng hợp từ các nguồn báo cáo chính thống của Vietcombank Gia Lai, tỷ trọng trong cơ cấu bán lẻ luôn tăng năm này cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2012 HĐV bán lẻ so với 2011 chiếm 62,65%, năm 2013 so với 2012 chiếm 64,31%, năm 2014 so với 2013 là 82,21% và năm 2015 so với 2014 là 92,86%. Điều này cho thấy HĐV trong dân cư và các doanh nghiệp SME đang ngày càng chiếm ưu thế trong tổng cơ cấu HĐV của Vietcombank Gia Lai và con số này cũng nói lên sự quyết tâm của Ban Lãnh đạo Chi nhánh trong công tác phát triển huy động vốn từ các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp SME.

Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng không đều. Nếu như năm 2013 so với năm 2012 tăng số tuyệt đối là 222 tỷ VNĐ thì sang năm 2014 con số đó là 602 tỷ VNĐ tương đương với tỷ lệ tăng trưởng là 47,79%. Sang đến năm 2015 tỷ lệ này còn 18,50% so với năm 2014 điều này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng trong công tác huy động vốn qua các năm tăng trưởng không đồng đều và rất khó lường cả về tổng huy động và huy động bán lẻ (Huy động từ dân cư).

2.2.1.2 Về thị phần

Công tác phát triển sản phẩm tiền gửi của các NHTM có nhiều bước phát triển. Điều này được thể hiện qua việc đưa ra nhiều sản phẩm huy động với nhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi khác… dưới hình thái giá trị nội tệ, ngoại tệ. Nhìn chung, NHTM đưa ra các kỳ hạn gửi rất phong phú (1 tuần đến 60 tháng) với nhiều phương thức trả lãi (trả sau, trả định kỳ từ 1, 2, 3 đến 12 tháng) và đa dạng hóa loại hình sản phẩm (tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trả lãi định kỳ, lãi suất phân tầng theo số dư,

cho phép rút gốc định kỳ…) tạo cho khách hàng sự chủ động và nhiều lựa chọn phù

hợp với thu nhập và khả năng chi tiêu của mình.

Trong những năm gần đây, Vietcombank Gia Lai gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn, nguyên nhân một phần do sự cạnh tranh quyết liệt của các

NHTM trên địa bàn. Cụ thể hiện nay trên địa bàn chi nhánh có 25 Tổ chức tín dụng bao gồm 6 chi nhánh Ngân hàng TMNN, 11 chi nhánh ngân hàng TMCP , 1 chi nhánh ngân hàng chính sách, 1 chi nhánh ngân hàng phát triển, 6 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với 107 địa điểm giao dịch.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai với đặc thù kinh tế chủ yếu là kinh doanh cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, huy động vốn của các NHTMNN chiếm tỷ trọng lớn, phần còn lại là dành cho các NHTMCP. Số liệu huy động vốn trên địa bàn qua các năm 2011 – 2015 (Các tổ chức tín dụng trên địa bàn):

Bảng 2.4: Số liệu huy động vốn trên địa bàn 2011 – 2015

Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNN tỉnh Gia Lai

Số liệu bảng 2.4 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trong tỉnh tăng trưởng khá đều trong các năm qua với tỷ lệ tăng trưởng từ 14% đến 19%.

Bảng 2.5: HĐV của Viecombank Gia Lai và một số NHTMNN trên địa bàn

Ngân hàng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 AGRIBANK GL 24.36 26.77 27.86 28.78 28.04 BIDV GL 34.38 28.97 19.16 16.74 17.65 VCB GL 9.36 9.51 11.01 10.95 11.55 BIDV NGL 0 0 7.47 10.37 10.84 VIETINBANK 8.42 8.93 8.20 7.77 8.00

Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNN tỉnh Gia Lai

Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn huy động (tỷ VND) 13,596 16,204 18,522 21,609 24,632 Tăng (tỷ VND) NA 2,608 2,318 3,087 3,023 Tăng (%) NA 19.18% 14.31% 16.67% 14.00%

Bảng 2.4 và 2.5 cho thấy tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng đều qua các năm. Trong đó, NH TMCP No&PTNT Gia Lai (AGRIBANK GL) luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn huy động trong các năm qua, tiếp đến là NH TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Gia Lai (BIDV GL). Từ năm 2013 BIDV GL tách ra làm hai chi nhánh (BIDV GL và NH TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh Nam Gia Lai (BIDV NGL)) thì thị phần của ngân hàng này bị chia sẻ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng huy động trên địa bàn Tỉnh. Lý giải điều này, Agribank GL và BIDV GL là hai ngân hàng ra đời sớm nhất trong các NH TMCPNN trong tỉnh, đồng thời số lượng PGD có hầu hết tại các huyện và những địa bàn có mật độ dân cư cao.

Trong chỉ tiêu này, Vietcombank Gia Lai luôn nằm ở vị trí thứ ba trong cơ cấu HĐV trong Tỉnh. Cụ thể, tỷ trọng tăng trưởng tương đối đều qua các năm, nếu như năm 2011 HĐV của Vietcombank Gia Lai chiếm tỷ trọng 9.36%, đến cuối năm 2015 tỷ lệ đó là 11.55%.

Hình 2.3: Thị phần HĐV của Vietcombank Gia Lai với các NHTMCP trên địa bàn 28.04% 17.65% 11.55% 10.84% 8.00% 23.91% Năm 2015 (Số %) AGRI BIDV VCB BIDV NGL VIETINBANK NH TMCP Khác

Thị phần HĐV của Vietcombank Gia Lai nhìn vào Hình 2.3 trên có tăng nhưng nhìn chung các NH TMCPNN lớn khác cũng tăng và còn có phần tăng trưởng mạnh hơn. Điều này đặt ra áp lực rất lớn trong công tác HĐV với toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh. Đặc biệt BIDV từ khi chia tách ra làm ba, BIDV đã làm rất tốt trong lĩnh vực này ở cả ba ngân hàng và đến cuối năm 2015 tổng thị phần của ba NH này cộng lại đã tăng lên hơn 30% và vượt trên với Agribank. Thêm vào đó, thị phần huy động vốn của các NHTMCP đang ngày càng tăng lên là thách thức đặt ra đối với các NHTMNN nói chung và Vietcombank Gia Lai nói riêng.

Tại Vietcombank Gia Lai, công tác huy động vốn từ dân cư luôn đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động như đã phân tích ở trên. Trong những năm gần đây, khi áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư và các doanh nghiệp SME ngày càng tăng, các ngân hàng TMCP luôn áp dụng các mức lãi suất vượt trội so với các ngân hàng TMCPNN, thêm vào đó là đi kèm các gói khuyến mại, quảng cáo hấp dẫn. Điều này làm cho công tác HĐV tại Vietcombank Gia Lai trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, khách hàng có xu hướng chọn những ngân hàng có tổng mức lãi xuất nhận được cao hơn, khách hàng truyền thống của Vietcombank Gia Lai cũng chuyển nhiều qua ngân hàng khác.

2.2.1.3 Về chất lượng phục vụ và sản phẩm

Qua kết quả khảo sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1 được tác giả tiến hành tổng hợp trong Phụ lục 3, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm

6,908 4,348 2,845 2,670 1,971 5,890 Năm 2015(Số TĐ) AGRI BIDV VCB BIDV NGL VIETINBANK NH TMCP Khác

dịch vụ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn so với các sản phẩm dịch vụ khác. Chất lượng phục vụ và độ tin cậy của khách hàng, mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cũng như thủ tục được khách hàng đánh giá nhiều ở mức độ trung bình khá trở lên. Điều này cho thấy để phát triển các sản phẩm tiền gửi ở sản phẩm này trong tương lai Vietcombank Gia Lai cần nâng cao chất lượng phục vụ hơn nữa, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tiền gửi, giảm thủ tục rườm rà gây mất thời gian, rút ngắn thời gian giao dịch hơn nữa để tạo lòng tin và ấn tượng tốt hơn nữa đến khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)