Kiến nghị với Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 106)

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.2 Kiến nghị với Vietcombank

Thứ nhất, xây dựng và thiết kế các sản phẩm dịch vụ NHBL theo hướng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa đối tượng khách hàng và tăng cường gia tăng tiện ích, nâng cao chất lượng sản phẩm: Chiến lược phát triển dịch vụ của Vietcombank phải được hoạch định rõ ràng, cụ thể dựa trên việc phân khúc thị trường, định vị khách hàng và sản phẩm. Theo đó, mỗi nhóm khách hàng cần thiết kế sản phẩm dịch vụ riêng biệt và hệ thống hỗ trợ phát triển các sản phẩm đó. Trước hết, Vietcombank cần chuẩn hóa lại và xây dựng mới bộ sản phẩm, dịch vụ cơ bản dành cho từng nhóm khách hàng trong đó đặc biệt chú trọng khách hàng cá nhân và DNNVV. Việc xây dựng và thiết kế sản phẩm phải đánh vào từng phân khúc khách

hàng, có ưu việt riêng đối với từng đối tượng và phải có sự khác biệt so với các sản phẩm khác. Sản phẩm dịch vụ bán lẻ phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao, có tính thực tế cao và có mức giá, phí phù hợp với từng thị trường đồng thời là gia tăng tiện ích và chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Thứ hai, nâng cấp và hiện đại hóa nền tảng công nghệ thông tin, phát triển cơ sở hạ tầng và các kênh phân phối: Ngày nay, trước sự phát triển nhanh chóng của

khoa học công nghệ, hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp các NHTM mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết giảm chi phí, thời gian giao dịch, phát triển sản phẩm mới, cung cấp dịch vụ ngân hàng hoàn chỉnh và tích hợp nhiều tiện ích thông qua kênh Internet Banking, ATM, Phone banking, Home banking, Mobile banking.

Vietcombank đã qua lần đổi Core Banking gần nhất vào năm 2001, đến nay đã trải qua 15 năm sử dụng và phát triển. Tuy hệ thống này chưa phải là lạc hậu, nhưng cũng đã có những mặt tỏ ra chưa đáp ứng được với nhu cầu ngày càng lớn từ phía khách hàng. Thiết nghĩ để phát triển được tốt hơn và bền vững hơn nữa trong nhũng năm tới, Vietcombank cần nâng cấp, thay thế hệ thống Core banking hiện tại, quản lý đảm bảo việc phát triển và ứng dụng công nghệ phải có yếu tố đột phá, đón đầu, hạn chế sự lạc hậu nhanh do công nghệ phát triển. Đồng thời ngân hàng nên quan tâm vấn đề bảo mật thông tin, nhất là trong lĩnh vực thanh toán, quản lý tiền gửi khách hàng, quản trị nguồn vốn, NHĐT… bằng việc đặt hàng công ty tin học chuyên nghiệp, công ty truyền dữ liệu có uy tín để xây dựng hệ thống an toàn, có phần mềm tốt ngăn chặn hacker xâm nhập, ngăn chặn những gian lận trong thanh toán và những ý đồ phá hoại khác. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại không chỉ của một ngân hàng mà còn cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Trước sự việc mới xảy ra tại Vietcombank (Khách hàng bị mất 500 tr từ tài

khoản), đây cũng là sự việc để Vietcombank nhìn nhận lại công tác bảo mật của mình. Việc tăng cường và nâng cấp các hình thức bảo mật là nhiệm vụ hàng đầu để đem lại sự an tâm cho khách hàng và hình ảnh của Vietcombank.

Dịch vụ NHBL chỉ có thể phát triển được khi các NHTM thiết lập được mạng lưới kênh phân phối rộng khắp. Bên cạnh các phương thức giao dịch truyền thống là các kênh phân phối như: ATM, POS, các kênh giao dịch NHĐT.

Thứ ba, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ: Để làm tốt hơn công tác bán lẻ trong

thời gian tới Vietcombank cần phải rà soát, chuẩn hóa lại toàn bộ các quy trình hiện hành về dịch vụ NHBL đã và đang triển khai theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhanh chóng hoàn thiện chương trình KPI (chỉ số đo lường kết quả hoạt động đến từng nhân viên) để làm thước đo đo lường, đánh giá một cách minh bạch và công bằng đến từng cán bộ, đến từng phòng nghiệp vụ và đến từng chi nhánh. Trong công tác điều chuyển vốn nội bộ (FTP) việc mua/bán vốn phải được phân định khu vục kinh doanh, linh hoạt đối với tùng khách hàng cụ thể nhằm tăng cao khả năng cạnh tranh tránh tình trạng một giá như cơ chế chuyển giá FTP đang vận dụng ở một số ngân hàng như hiện nay.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ NHBL, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên: Nghiệp vụ ngân hàng NHBL bao gồm nhiều chuỗi sản

phẩm có quan hệ hỗ trợ với nhau và luôn được cải tiến và thay đổi trong từng thời kỳ. Vì vậy, Vietcombank cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại để mọi cán bộ nắm bắt và thông thạo các nghiệp vụ NHBL từ đó nâng cao công tác phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao khả năng bán hàng và xử lý các nghiệp vụ phát sinh.

Năm là, chuẩn hóa quy trình hoạt động bán lẻ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro: Vietcombank cần xây dựng quy trình bán lẻ hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống thống kê kế toán, báo cáo đánh giá từng sản phẩm dịch vụ, xây dựng chỉ tiên đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả bán lẻ. Đầu tư phần mềm ứng dụng giúp quản lý mọi nghiệp vụ, quy trình giao dịch, quy trình kiểm soát nội bộ và quy trình quản trị rủi ro.

Sáu là, đẩy mạnh chiến lược Marketing, chiến lược chăm sóc khách hàng:

Bộ phận nghiên cứu thị trường của Vietcombank phải làm việc hiệu quả nhằm nắm bắt nhanh nhạy các nhu cầu, lợi ích và mong muốn của từng phân khúc khách hàng

từ đó tham mưu các quyết sách về định hướng và phát triển những sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra, cần đưa ra các chính sách giá ưu đãi, miễn phí đối với một số đối tượng khách hàng đi cùng với các gói khuyến mại hấp dẫn. Điều này làm tăng hình ảnh của Vietcombank cũng như sự gắn kết dài lâu với khách hàng.

3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc

3.3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước tỉnh Gia Lai

Hiện nay NHNN vẫn đóng vai trò lãnh đạo trong các hoạt động ngân hàng, để dịch vụ NHBL ở Vietcombank cũng như các NHTM khác phát triển cho phù hợp với xu hướng chung của thế giới thì NHNN cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Nâng cao vai trò điều hành của mình trong các mặt hoạt động NHBL của các NHTM để từ đó tạo sân chơi công bằng và minh bạch cho tất cả các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Có như vậy các NHTM tạo được sự cạnh tranh lành mạnh không những đem lại sự phát triển cho mình mà còn đem lại sự phát triển kinh tế, phát triển dịch vụ cho địa phương.

Thứ hai: NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung

của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.

Thứ ba: Cần tích cực hơn trong công tác kiểm tra kiểm soát định kỳ cũng

như đột suất các NHTM, đặc biệt trong công tác lãi suất và tín dụng nhằm rà soát lại tính tuân thủ của các NHTM trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời những sai sót trong công tác điều hành lãi suất, công tác sử dụng vốn vay tín dụng, rủi ro hoạt động, kho quỹ…Điều này làm cho tình hình an toàn công tác tiền tệ trong tỉnh được nầng cao.

Thứ tư: Cần tham gia tích cực trong việc tiến hành quy hoạch và phân bổ

các tổ chức tín dụng và chi nhánh, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo cung cấp các dịch vụ NHBL có hiệu quả trên toàn tỉnh, ngoài việc mở rộng mạng lưới tại các huyện lớn cần có những chính sách khuyến khích các dịch vụ hỗ trợ đối tượng chính sách, những đối tượng có khả năng tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế ở các vùng miền khác trên cả tỉnh. Hiện nay có quá nhiều các NHTM hoạt động trên một phạm vi hẹp điều này tạo ra sự mất cân bằng và không hiệu quả về mặt vĩ mô và NHTM có trách nhiệm trong việc cấp phép này. Đơn cử, trong khi một số các NHTMNN có quy mô tốt có tài chính tốt và đội ngũ cán bộ có phẩm chất, đáp ứng được yêu cầu công việc thì việc xin cấp phép để mở rộng mạng lưới lại rất khó khăn.

3.3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam

Thứ nhất hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển dịch vụ NHBL: Xây dựng

hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển, thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Đẩy nhanh quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc hoàn thiện các văn bản liên quan đến vấn đề này. Phát triển thị trường thẻ và NHĐT, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cư. Phối hợp với bộ công an để phòng chống tội phạm, tăng cường tính bảo mật cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử,

Dịch vụ NHBL là những sản phẩm tương đối mới, còn đang trong quá trình phát triển nên hoạt động NHBL vẫn chưa có một văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh. NHNN cần xúc tiến ngay việc đưa ra các chính sách, cơ chế hoạt động cụ thể để các NHTM thực hiện. Các pháp lệnh đưa ra về dịch vụ NHBL phải đảm bảo được sự chặt chẽ, thống nhất với những văn bản luật đã có trước đây cũng như phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để tránh tình trạng lách luật của các ngân hàng nhỏ, đảm bảo môi trường hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả cao cho một lĩnh vực mới nổi như NHBL. Bên cạnh đó các văn bản này cần hạn chế các yêu cầu,

thủ tục mang tính thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ, hoặc ít nhất phải được sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ, đảm bảo an toàn cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Thứ hai tăng cường chức năng vai trò quản lý nhà nước: Nâng cao vai trò

của mình trong hoạt động ngân hàng, bởi vai trò của NHNN hiện nay còn rất mờ nhạt, không rõ ràng, chưa thực sự có tầm ảnh hưởng sâu rộng. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. Cần có sự linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đưa ra các mức lãi suất cơ bản, lãi suất trần huy động hợp lý với tình hình kinh tế hiện tại để tránh gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng. Cần tham gia tích cực trong việc tiến hành quy hoạch và phân bổ các tổ chức tín dụng và chi nhánh, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo cung cấp các dịch vụ NHBL có hiệu quả, ngoài việc mở rộng mạng lưới tại các thành phố lớn cần có những chính sách khuyến khích các dịch vụ hỗ trợ đối tượng chính sách, những đối tượng có khả năng tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế ở các vùng miền khác trên cả nước.

Thứ ba hiện đại hóa công nghệ thông tin: NHNN cần có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán, phát triển các dịch vụ tiện ích. NHNN cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tích hợp hệ thống CNTT giữa các NHTM, nhằm tăng cường khả năng liên kết của các NHTM trong nước.

NHNN cần đi trước một bước trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tư mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động này, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Như vậy cũng là góp phần giúp cho các NHTM mở rộng việc phát hành các loại thẻ thanh toán hiện đại, nâng các khoản thu phí từ dịch vụ. Trong lĩnh vực này, Cục Công nghệ tin học ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ và sản phẩm phần mềm tiên tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các NHTM.

Thứ tư hoàn thiện đề án tái cơ cấu: Hiện nay, NHNN đang trong quá trình

tái cơ cấu hệ thống các NHTM yếu kém. Tuy nhiên, đối với các NHTM có tiềm lực tốt, có truyền thống hoạt động tốt và đội ngũ cán bộ có thể đảm đương công việc và có đạo đức tốt việc mở rộng mạng lưới lại đang vướng các thông tư quy định chung. Vì vậy, trong thời gian tới NHNN cần tham gia tích cực trong việc tiến hành quy hoạch và phân bổ các tổ chức tín dụng và chi nhánh, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo cung cấp các dịch vụ NHBL có hiệu quả, ngoài việc mở rộng mạng lưới tại các thành phố lớn cần có những chính sách khuyến khích các dịch vụ hỗ trợ đối tượng chính sách, những đối tượng có khả năng tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế ở các vùng miền khác trên cả nước.

Thứ năm, cần có chính sách khuyến kích các NHTM phát triển dịch vụ NHBL: Thông qua việc xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin hiện đại, tạo hành lang pháp lý, kiểm duyệt Internet ở mức độ phù hợp có chế độ khuyến khích phù hợp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong Chương 3, tác giả đưa ra định hướng của Vietcombank đến 2020 nhằm mục đích khẳng định định hướng phát triển dịch vụ NHBL của Vietcombank Gia Lai trong thời gian tới là phù hợp với định hướng chung của NHQT. Với định hướng trên và những thành tích và hạn chế trong phát triển dịch vụ NHBL của Chi nhánh trong những năm qua được phân tích ở Chương 2 tác giả đưa ra bộ giải pháp

chung, đồng thời đưa ra giải pháp cụ thể đối với từng sản phẩm cụ thể chính để phát triển dịch vụ NHBL tại Vietcombank Gia Lai. Mặt khác, cũng trong chương này, tác giả nêu lên một số kiến nghị với NHNN tỉnh Gia Lai, NHNN Việt Nam, Vietcombank về các vấn đề nhằm phục vụ cho công tác phát triển các dịch vụ sản phẩm NHBL cho các NHTM nói chung và cho Vietcombank nói riêng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, bắt kịp với xu hướng chung trên toàn thế giới, dịch vụ NHBL đã bước đầu được chú trọng đầu tư phát triển ở Việt Nam tuy vẫn còn ở giai đoạn đầu và còn tồn tại nhiều hạn chế. Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn thúc đẩy các ngân hàng trong nước sớm tìm ra các giải pháp phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)