Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 76 - 80)

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.4.2 Những tồn tại hạn chế

Qua phân tích thực trạng về phát triển các sản phẩm dịch vụ NHBL tại Vietcombank trong thời gian qua cùng với một số câu hỏi khảo sát về chất lượng phục vụ, sự hài lòng của khách hàng, thời gian quy trình cung câp sản phẩm dịch vụ… tại phần Phụ lục. Có thể nhận định, sản phẩm dịch vụ bán lẻ đã có những chuyển biến tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu, phát triển cả về số lượng, chủng loại đi đôi với chất lượng dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên việc phát triển dịch vụ NHBL tại Chi nhánh còn có những hạn chế cần khắc phục:

2.4.2.1 Hạn chế về các sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ NHBL của Vietcombank còn nặng về các sản phẩm truyền thống; số lượng sản phẩm của mỗi chủng loại còn ít; các sản phẩm còn đơn điệu chưa phong phú, chưa tạo ra được sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với các ngân hàng TMCP và TMCPNN khác:

Đối với các sản phẩm huy động vốn: Phát triển sản phẩm tiền gửi chưa gắn với mặt bằng giá của từng địa phương riêng lẻ, mặt bằng lãi suất của Vietcombank Gia Lai thấp hơn mức lãi suất các NHTMCP và thậm chí là NHTMNN khác trên cùng loại sản phẩm huy động và cùng thời gian gửi đã gây khó khăn trong công tác huy động vốn. Trong công tác quảng cáo và khuyến mại với các sản phẩm dịch vụ huy động vốn các chương trình được đưa ra thường xuyên nhưng không tạo được sự khác biệt, mới mẻ để gây sự chú ý của khách hàng. Các sản phẩm của Vietcombank Gia Lai vẫn là các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo thời gian, tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, lãi suất thả nổi, tiết kiệm dự thưởng…Trong khi các NHTMCP, đi đầu là các ngân hàng: Techcombank, ACB, Sacombank với ưu thế kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực NHBL ngoài các sản phẩm bán tiền gửi truyền thống ra họ còn có một loạt các sản phẩm tiết kiệm hết sức đa dạng và phong phú đã đánh vào tâm lý của từng phân khúc khách hàng khác nhau, giới tính khác nhau tiêu biểu là: Sản phẩm tiết kiệm Đại lộc, Tích lũy An cư Lạc nghiệp, Tích lũy Thiên thần nhỏ, Lộc Bảo toàn của ACB. Sacombank có các sản phẩm: Tiền gửi Trung hạn đắc lợi, Tiền gửi Trung niên Phúc lộc, Tài khoản Hoa lợi…Techcombank có các sản phẩm Tiết kiệm Đắc lộc, Tiền gửi Trường lộc hay Tiết kiệm F@st Saving… Điều này có thể nói các NHCP đã tạo được sự khác biệt khi thiết kế đa dạng các sản phẩm nhằm thu hút các đối tượng khách hàng khác nhau của mình.

Đối với các sản phẩm tín dụng: Trong các năm qua mặc dù tín dụng của Vietcombank Gia Lai đã có bước tiến cả về chất lượng và tăng trưởng nhưng các NHTMNN khác cũng đã luôn làm tốt điều này, điều này tạo áp lực rất lớn đến sự tăng trưởng mảng này trong thời gian tới. Nguyên nhân của điều này là tính kinh hoạt trong công tác lãi suất chưa cao; trong khi các NHTMNN khác luôn có các gói về ưu đãi lãi suất, linh hoạt trong công tác bán hàng và khả năng mở rộng thị trường thì Vietcombank Gia Lai còn phụ thuộc rất nhiều vào Vietcombank, thị

trường còn bị hạn hẹp chưa thể mở rộng phòng giao dịch đến các huyện thị, điều này là hạn chế lớn nhất trong công tác mở rộng thị phần.

Đối với các dịch vụ NHĐT: Vì áp lực phát triển doanh số trong thời gian qua, Vietcombank Gia Lai đã phát triển ồ ạt về số lượng (như đã trình bày trong

phần trên), có nghĩa là không quan tâm đến khách hàng có sử dụng hay không,

điều này phần vì áp lực từ các chỉ tiêu mà Vietcombank TW đặt ra, phần vì tính cạnh tranh trong các NHTM trên địa bàn. Mặt khác, Core Banking của Vietcombank hiện hay chưa đáp ứng và tạo ra lợi thế cạnh tranh với các NHTMNN khác. Cụ thể là BIDV và Vietinbank, khi các Ngân hàng này được nâng cấp CoreBanking sau Vietcombank nhưng lại được đổi mới trước. để có thể phát huy hết tiện ích của dịch vụ này, trong thời gian tới, thiết nghĩ Vietcombank cần có sự đầu tư nghiêm túc về quản trị hệ thống và vấn đề bảo mật cơ cở dữ liệu ngân hàng để nâng cao tiện ích và tạo niềm tin từ phía khách hàng. Theo thông tin mới nhất từ các phương tiện thông tin đại chúng những ngày gần đây, dịch vụ NHĐT của Vietcombank đã bộc lộ những điểm yếu trong công tác bảo mật dữ liệu để khách hàng của mình bị thiệt hại 500 triệu VNĐ, đây là một trong những nguyên nhân yếu kém thực sự trong mảng dịch vụ NHĐT mà thời gian tới các THTM nói chung và Vietcombank Gia Lai nói riêng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm và nỗ lực khắc phục.

Đối với các dịch vụ thanh toán: Công cụ thanh toán không dùng tiền mặt

còn hạn chế, các sản phẩm dịch vụ có thể thu phí không đa dạng bằng các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn. Điều này dẫn tới lợi nhuận đem lại từ các nguồn thu phí dịch vụ thấp hơn các NHTMNN khác rất nhiều. Đơn cử BIDV có nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với Vietcombank Gia Lai (5% năm 2015 so với 20-30%).

2.4.2.2 Hạn chế về hệ thống chi nhánh và kênh phân phối

Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch hoặc các điểm ATM, POS của Vietcombank Gia Lai tuy đã được đầu tư phát triển đáng kể trong thời gian qua nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở thành phố Pleiku và hai huyện thị lớn (Chư Sê và

An Khê) chứ chưa được phân bổ trải rộng ở khắp các huyện trên toàn Tỉnh (còn lại 12 huyện chưa có phòng giao dịch Vietcombank). Chính vì vậy, những người dân ở

các vùng nông thông hoặc các vùng dân cư thưa thớt ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng, hoặc các khách hàng của Vietcombank Gia Lai cũng gặp rất nhiều bất tiện khi đến những vùng dân cư như trên. Chính điều này hạn chế rất nhiều đến công tác phát triển các dịch vụ NHBL.

2.4.2.3 Hạn chế về công tác marketing

Hoạt động marketing vẫn chưa có được sự chuyên nghiệp, bài bản kể từ khâu nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm cho đến khâu bán hàng trực tiếp. Ngay từ khâu đầu tiên của hoạt động marketing là nghiên cứu thị trường để phát hiện ra các nhu cầu mới của khách hàng thì ngân hàng cũng chưa thực hiện được hoàn hảo, chưa đi sâu vào phân tích cụ thể nên sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao. Phần lớn các sản phầm Vietcombank Gia Lai có thì các ngân hàng khác cũng có, chưa tạo được một nét riêng biệt.

Trong các khâu về quảng cáo, tiếp thị sản phẩm thì cũng chưa tận dụng khai thác hết các kênh thông tin, hình thức quảng cáo còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ. Hiện nay, Vietcombank vẫn chưa có một chu trình chuẩn nào hướng dẫn cụ thể thực hiện các hoạt động marketing nên trong quá trình thực hiện một số chức năng của các phòng ban còn chồng chéo nhau. Các chi nhánh tự phát triển các hình thức khuyến mại quảng cáo của mình cho nên chưa tạo ra hình ảnh thống nhất trong tất cả các mặt trận nhận dạng thương hiệu của Vietcombank.

Mặc dù trong các năm qua, Ban lãnh đạo của Chi nhánh đã quan tâm sâu sắc đến chất lượng nhân viên và sự phục vụ khách hàng, song đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng, chưa thể hiện được là lực lượng cán bộ có kỹ năng, kiến thức tốt và kinh nghiệm để tư vấn cho khách hàng. Các cán bộ phụ trách công tác bán và giới thiệu sản phẩm chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng marketing, thuyết phục khách hàng, chưa chủ động trong việc giới thiệu và bán chéo sản phẩm. Vì vậy tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ NHBL còn ít, thậm chí một số còn hoài nghi về độ tin cậy của dịch vụ.

Ngoài ra, chính sách chăm sóc khách hàng còn nhất thời, chất lượng phục vụ chưa cao. Chỉ mới có các chính sách quan tâm chăm sóc các khách hàng lớn, khách hàng chiến lược mà chưa quan tâm đến khách hàng nhỏ lẻ, mức thu nhập thấp.

2.4.2.4 Hạn chế về quy trình và chất lượng phục vụ

Hiện tại Vietcombank chưa có một quy trình chuẩn trong công tác phát triển dịch vụ sản phẩm NHBL. Thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng còn tương đối chậm, các thủ tục trong công tác lập hồ sơ tín dụng, thẩm định và giải ngân còn có mặt rườm rà gây cản trở trong công tác giải phóng khách hàng.

Chất lượng phục vụ tuy có được nâng cao nhưng qua khảo sát vẫn còn có những trường hợp không được hài lòng. Thực tế vẫn còn có khách hàng gọi điện vào các đường dây nóng của Ban lãnh đạo thể hiện sự bức xúc hay phản ánh những tồn tại của Vietcombank Gia Lai trong quá trình sử dụng dịch vụ. Điều này nói lên chất lượng dịch vụ cũng cần phải chấn chỉnh trong thời gian tới để tạo lòng tin và ấn tượng với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)