Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 54 - 70)

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.2.2 Hoạt động cho vay

2.2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng của các NHTM nói chung và Vietcombank Gia Lai nói riêng. Hiện nay lợi nhuận mang lại từ hoạt động này đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. Hoạt động cho vay của Vietcombank Gia Lai trong những năm qua (2011 - 2015) đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.6: Tổng dư nợ của Vietcombank Gia Lai từ năm 2011 - 2015

Năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dƣ nợ 4,616 5,254 6,700 7,537 8,763

Tăng trƣởng TĐ 643 638 1,446 837 1,226

Tăng trƣởng % 16,18% 13,82% 27,52% 12,49% 16,27%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Gia Lai

Trong mảng dịch vụ cho vay của Chi nhánh, có thể thấy trong những năm qua tốc độ tăng trưởng là tương đối tốt. Nếu như năm 2011 Chi nhánh có tổng số dư cho vay là 4,616 tỷ VNĐ thì đến năm 2015 con số này là gần gấp đôi sau năm năm hoạt động. Sự tăng trưởng đột biến trong các năm 2013 và 2015 với số tuyệt đối tăng trưởng là 1,446 tỷ và 1,226 tỷ VNĐ.

Cơ cấu dư nợ của Vietcombank Gia Lai đóng góp chủ yếu từ hai mảng bán buôn và bán lẻ. Trong đó bán lẻ là cho vay thể nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp

SME đã và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng và quyết định cho sự phát triển bền vững của Chi nhánh.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ bán lẻ của Vietcombank Gia Lai

Năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dƣ nợ 4,616 5,254 6,700 7,537 8,763

Tổng dƣ nợ bán lẻ 2,154 2,743 3,760 4,893 6,072

Tỷ lệ bán lẻ so với tổng dư nợ 46.66% 52.21% 56.12% 64.91% 69.29% Tăng trưởng tuyệt đối (bán lẻ) 121 589 1,017 1,133 1,179 Tăng trưởng % 5.93% 32.72% 47.21% 40.89% 43.00%

Nguồn: Các báo cáo thường niên của Vietcombank Gia Lai

So với tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay bán lẻ của Vietcombank chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Nếu như năm 2011 tỷ lệ này là gần 50% thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ cho vay bán lẻ đã chiếm 70% trong cơ cho vay của Chi nhánh.

Nếu năm 2011 tăng trưởng trong dư nợ bán lẻ là rất thấp 5,93% thì trong các năm sau từ năm 2012 trở đi tỷ lệ này tăng mạnh và năm sau cao hơn năm trước; năm 2012 tăng 32,72% tương đương với 589 tỷ VNĐ, năm 2013 tăng 47,21% tương đương với 1017 tỷ VNĐ so với năm 2012, năm 2014 tăng 40,89 tỷ VNĐ tương đương số tuyệt đối 1133 tỷ VNĐ và đên cuối năm 2015 đã tăng tuyệt đối 1179 tỷ VNĐ và đạt 43% so với cùng kỳ năm 2014. Điều này cho thấy xu thế cho vay bán lẻ đang tăng trưởng bền vững tại Chi nhánh trong năm năm trở lại đây. Khác với cơ cấu HĐV, tỷ lệ tổng dư nợ bán lẻ so với tổng dư nợ của chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp hơn. Nếu như năm 2011 tỷ lệ này dưới 50% thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên gần 70%.

Hình 2.4: Biểu đồ so sánh dư nợ bán lẻ so với tổng dư nợ của Vietcombank Gia Lai

Nguồn: Báo cáo Vietcombank Gia Lai

Mặc dù sự tăng trưởng qua các năm qua là tương đối tốt, nhưng sự tăng trưởng này có dấy hiệu chậm lại. Trong 6 tháng đầu năm 2016 Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển tín dụng nói chung và cho vay bán lẻ nói riêng (tăng trưởng hơn 100 tỷ sáu tháng so với 2015). Lý giải cho nguyên nhân này là trong nửa đầu năm 2016 thị trường nông sản trầm lắng do mất giá, người dân và doanh nghiệp kinh doanh không có lợi nhuận nên không có nhu cầu về vốn cao, hơn nữa thị phần bị chia sẻ bởi các ngân hàng TMCPNN là rất lớn: Các NHTMCP trên địa bàn tỉnh luôn có xu hướng hạ giá bán nhằm tăng trưởng thị phần, mặt khác các ngân hàng thương mại có nhiều sản phẩm tín dụng có tính đa dạng về chủng loại, chất lượng phục vụ của họ cũng ngày càng nâng cao.

4,616 5,254 6,700 7,537 8,763 2,154 2,743 3,760 4,893 6,072 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng dư nợ Tổng dư nợ bán lẻ 46.66% 52.21% 56.12% 64.91% 69.29% 5.93% 32.72% 47.21% 40.89% 43.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tỷ lệ bán lẻ so với tổng dư nợ Tăng trưởng TĐ %

2.2.2.2 Về thị phần

Nhìn chung trong các năm qua, tín dụng cho vay bán lẻ trên địa bàn tỉnh Gia Lai phát triển rất mạnh, tăng trưởng qua các năm luôn luôn cao ở tất cả các NHTMNN trong tỉnh, đặc biệt trong những năm gần đây:

Bảng 2.8: Tăng trưởng tín dụng cho vay bán lẻ của các tổ chức tín dụng tỉnh Gia Lai

Năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng dƣ nợ (tỷ VNĐ) 27,480 29,422 36,699 43,310 55,644

Tăng trưởng NA 1,942 7,277 6,611 12,334

Tăng trưởng (%) NA 7.07% 24.73% 18.01% 28.48%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNN tỉnh Gia Lai

Nếu như năm 2012 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,07% tương đương số tuyệt đối là 1,942 tỷ VNĐ so với năm 2011 thì năm 2013 tỷ lệ này tăng rất cao 24,73% so với 2012 tương đương với 7,277 tỷ VNĐ, 18,01% là tỷ lệ của năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 là 28,48% so với năm 2014 số tuyệt đối tăng trưởng 12,334 tỷ VNĐ.

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay của Vietcombank Gia Lai so với tổng cho vay của các tổ chức tín dụng tỉnh Gia Lai Dƣ nợ toàn tỉnh Dƣ nợ VCB GL Tỷ lệ VCB/Tổn g toàn tỉnh Dƣ nợ Tăng trƣởng (%) Dƣ nợ Tăng trƣởng (%) Năm 2011 27,480 NA 4,616 16.18% 16.80% Năm 2012 29,422 7.07% 5,254 13.82% 17.86% Năm 2013 36,699 24.73% 6,700 27.52% 18.26% Năm 2014 43,310 18.01% 7,537 12.49% 17.40% Năm 2015 55,644 28.48% 8,763 16.27% 15.75%

Nhìn chung cho vay bán lẻ của Vietcombank Gia Lai luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 15 - 19% từ năm 2011 trở lại đây. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho vay của Vietcombank Gia Lai từ năm 2013 có dấu hiệu chậm lại; tăng trưởng năm sau so với năm trước thấp hơn và thị phần so với sự phát triển tín dụng của các NHTM trên toàn tỉnh cũng có chiều hướng chững lại. Cụ thể tỷ lệ tổng dư nợ của Vietcombank Gia Lai so với tổng dư nợ trên toàn Tỉnh đạt cao nhất vào năm 2013 là 18,26% đến năm 2014 con số này giảm xuống 17,40% và năm 2015 còn 15,75%. Điều này cho thấy số tuyệt đối vẫn tăng trưởng nhưng so với các ngân hàng bạn sự tăng trưởng này không đạt như kỳ vọng. Điều này đặt ra nhiều khó khăn và thách thức trong các năm tiếp theo cho Chi nhánh trong công tác phát triển bền vững chỉ tiêu tín dụng.

Bảng 2.10: So sánh cho vay bán lẻ của Vietcombank và các NHTMNN trong tỉnh

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

NH No&PTNT GL 6,645 7,472 8,756 9,892 11,694

BIDV GL 6,170 7,139 5,165 6,555 9,353

VCB GL 4,616 5,254 6,700 7,537 8,763

BIDV NGL 3,593 4,488 5,889

VIETINBANK GL 2,836 3,395 4,440 5,637 8,522

Nguồn: Báo cáo thanh tra NHNN tỉnh Gia Lai

Qua số liệu bảng 2.10, nếu so sánh thị phần tín dụng bán lẻ của Vietcombank Gia Lai với các NHTMNN trên địa bàn, Chi nhánh luôn đứng vị trí thấp nhất là thứ 3 ở chỉ tiêu này trong các ngân hàng trên. Tuy nhiên, các NHTMNN khác đều phát triển dư nợ rất nhanh chóng, đơn cử nếu BIDV GL năm 2014 có số dư chỉ tiêu này là 6,555 tỷ VNĐ thì đến năm 2015 là 9,353 tỷ VNĐ. Ngoài ra, Vietinbank GL (NH TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Gia Lai) năm 2015 cũng có bước tiến ngoạn mục khi dư nợ tăng từ 5,637 tỷ VNĐ lên 8,522 tỷ VNĐ. Những con số này tạo áp lực rất lớn cho Vietcombank trong những năm tiếp theo để có giải pháp tăng trưởng thị phần ở lĩnh vực cho vay bán lẻ.

2.2.2.3 Về chất lượng tín dụng

Trong những năm qua, nợ xấu là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong công tác quản trị tín dụng tại các NHTM nói chung và Vietcombank Gia Lai nói riêng. Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng, đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cán bộ nhân viên các NHTM. Ý thức được điều đó, Vitecombank Gia Lai đã đạt được những kết quả tốt trong công tác quản trị chất lượng tín dụng và thu hồi nợ xấu trong thời gian qua.

Bảng 2.11: Tổng số dư nợ xấu, lợi nhuận bất thường từ thu hồi nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

Năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng nợ xấu 42.5 58.2 57.28 40.697 54.198

Số tăng giảm (3.90) 15.7 -0.92 -16.583 13.501

LN bất thƣờng từ

nguồn thu hồi nợ xấu N/A 4.08 2.90 5.92 6.48

TỶ lệ nợ xấu/TDN (%) 0.92% 1.11% 0.85% 0.54% 0.62%

Nguồn: Các báo cáo chính thức của Vietcombank Gia Lai Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thời điểm 2011 - 2015

Cơ cấu tín dụng bán lẻ

Chất lượng tín dụng

Các sản phẩm tí

Nếu như nợ xấu có tỷ lệ cao nhất vào năm 2012 là 1.01% trên tổng dư nợ thì các năm khác chỉ tiêu này luôn ở dưới mức 1% và ngày càng giảm. Đến cuối năm 2015 tỷ lệ này còn 0,62%. Như vậy dư nợ tại Chi nhánh luôn phát triển tương đối

0.92% 1.11% 0.85% 0.54% 0.62% 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng dư nợ TỶ lệ nợ xấu/TDN

tốt năm sau so với năm trước nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm dần có thể nói đây là thành công lớn của Vietcombank Gia Lai trong công tác quản trị chất lượng tín dụng những năm qua.

Do lịch sử trước đây để lại vào các năm 2003-2004 các doanh nghiệp Cà phê vỡ nợ hàng loạt do giá cà phê tại thời điẻm đó xuống thấp, điều này kéo theo nợ xấu của Chi nhánh tăng lên rất cao và được phép đưa ra theo dõi ngoại bảng (bằng nguồn vốn dự phòng) để theo dõi và thu hồi dần qua các năm sau. Điều này tạo ra chỉ tiêu thu hồi nợ xấu ngoại bảng qua các năm và Chi nhánh năm nào cũng hoàn thành chỉ tiêu này. Cụ thể năm 2012 thu được 4,08 tỷ VNĐ, năm 2012 là 2.90 tỷ VNĐ, năm 2014 là 5.92 tỷ VNĐ và năm 2015 là 6.48 tỷ VNĐ.

2.2.2.4 Về chất lượng phục vụ và sản phẩm

Theo khảo sát tại Phụ lục 3, số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ trong 137 khách hàng là tương đối thấp (34/137 khách hàng), trong khi tín dụng vẫn là nguồn tạo ra lợi nhuận chính của các NHTM tại Việt Nam. Sự đa dạng của sản phẩm đang được khách hàng đánh giá ở mức độ vừa đủ, có nghĩa thực trạng cần có sự đa dạng hơn nữa trong việc thiết kế sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ. Thủ tục được khách hàng đánh giá với tỷ lệ phức tạp có tỷ lệ cao 43%, và thời gian xử lý thủ tục được khách hàng đánh giá “Bình thường” cũng có tỷ lệ cao. Điều này nói lên thủ tục vay vốn tại Vietcombank Gia Lai còn phức tạp, và thời gian cán bộ xử lý cũng chưa được khách hàng ghi nhận cao.

2.2.3 Các hoạt động bán lẻ khác

2.2.3.1 Về thực trạng tăng trưởng về doanh số, số lượng và thị phần

Dịch vụ thanh toán

Dịch vụ thanh toán bao gồm thanh toán quốc tế và thanh toán trong nước. Trong đó, thanh toán trong nước qua các năm qua đóng góp vào lợi nhuận của Chi nhánh nhiều hơn.

37.0 80.7 77.9 113.3 108.7 -6.85% 117.76% -3.51% 45.44% -4.06% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh số TTQT

tỷ lệ tăng trƣởng (%)

Bảng 2.12: Doanh số TTQT của Vietcombank Gia Lai 2011 – 2015

Năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh số TTQT 37.074 80.732 77.9 113.3 108.7

Tỷ lệ tăng trƣởng -2.726 43.658 -2.832 35.4 -4.6

tỷ lệ tăng trƣởng (%) -6.85% 117.76% -3.51% 45.44% -4.06%

Nguồn: Báo cáo TTQT của Vietcombank Gia Lai

Hình 2.6: Biểu đồ doanh số TTQT và tăng trưởng TTQT 2011-2015

Nguồn: Báo cáo của Vietcombank Gia Lai

Mặc dù TTQT không phải là thế mạnh của tỉnh Gia Lai nhưng những năm qua nhưng công tác TTQT cũng đã được chú trọng phát triển tại Vietcombank Gia Lai. Qua bảng 14 và biểu đồ minh họa soanh số và tăng trưởng mảng TTQT của Vietcobank Gia Lai cho thấy sự phát triển là không đều qua các năm. Cụ thể năm 2012 có tỷ lệ tăng trưởng doanh số TTQT rất cao 117,76% so với năm 2011 thì đến năm 2013 con số này là -3,51% so với năm 2012, năm 2014 lại đánh dấu sự tăng trưởng trở lại với tỷ lệ 45,44% nhưng con số này là -4,06% ở năm 2015 so với 2014. Lý giải điều này là doanh số TTQT phụ thuộc vào mùa vụ và giá cả xuất khẩu của các mặt hàng nông sản là thế mạnh của tỉnh Gia Lai như cà phê, hồ tiêu,

điều, cao su, mì…Những năm giá các mặt hàng nông sản tốt thì công tác TTQT tại Chi nhánh có chiều hướng tăng và ngược lại.

Thanh toán trong nước

Các dịch vụ thanh toán trong nước của Vietcombank Gia lai bao gồm thanh toán chuyển khoản trong hệ thống và chuyển khoản khác hệ thống. Kênh thanh toán là các kênh tại quầy giao dịch và các kênh chuyển tiền điện tử.

Bảng 2.13: Giá trị và số lượng thanh toán không dùng tiền mặt từ 2013- 2015

Đơn vị: Nghìn giao dịch và nghìn tỷ

2013 2014 2015

Số lƣợng 15.224 22.254 55.265

Giá trị 16.200 21.960 58.700

Nguồn: Báo cáo thông tư 31 Vietcombank Gia Lai

Số lượng giao dịch và doanh số thanh toán trong nước của Vietcombank Gia Lai tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2013 hoạt động thanh toán trong nước của Chi nhánh đạt 15.224 nghìn giao dịch và đạt doanh số là 16.200 nghìn tỷ VND. Năm 2014, số lượng giao dịch tăng 46% đạt 22.254 nghìn giao dịch mang lại tổng doanh số là 21.960 nghìn tỷ VND (tăng 35.5%). Năm 2015, số lượng giao dịch thanh toán trong nước tăng gần 148% đạt 55.265 nghìn giao dịch với doanh số là 58.700 nghìn tỷ VND. Năm 2015, số lượng giao dịch và doanh số hoạt động thanh toán của Vietcombank Gia Lai tăng trưởng lớn, tốc độ thanh toán ngày càng cao và tạo được uy tín với khách hàng.

Bảng 2.14: Bảng lợi thu nhập từ hoạt động thanh toán qua các năm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Lợi nhuận (Triệu

VND) 5.574 6.994 8.079 10.056 11.204

Tỷ lệ tăng N/A 25.4% 15.5% 24.5% 11.4%

Với sự gia tăng mạnh về doanh số và số lượng các giao dịch trong nước và quốc tế, thu nhập từ dịch vụ thanh toán của Vietcombank Gia Lai cũng tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Năm 2011 thu nhập từ dịch vụ thanh toán của Chi nhánh là 5.574 tỷ, năm 2012 con số này là 6.994 tỷ (tăng 25.4% so với 2011), năm 2013 con số này đã đạt 8.079 tỷ (tăng 1.085 tỷ tương đương 15.5% so với năm 2012), năm 2014 là 10.056 tỷ và đến năm 2015 là 11.204 tỷ tương đương 11.4%. Nói chung so với tổng lợi nhuận của Chi nhánh thì nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, nhưng qua bảng trên có thể thấy thu nhập từ các hoạt động này cũng tăng đều qua các năm và đây là nguồn thu bán lẻ rất ổn định và hầu như không có rủi ro. Để làm rõ hơn có thể minh họa sự tăng trưởng ở hình dưới.

Hình 2.7: Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động thanh toán từ 2011 - 2015

Nguồn: Báo cáo quyết toán Vietcombank Gia Lai

Sự tăng trưởng bền vững về thu nhập mang lại của mảng này là kết quả của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)