Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh​ (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.6.5. Kết quả khảo sát

Phần 1: Về thông tin cá nhân

Học sinh và giáo viên ghi đầy đủ thông tin cá nhân.

Phần 2: Về tư duy phản biện

Với học sinh: Đánh giá nhận thức của HS về “TDPB”.

Kết quả cho thấy 80% HS có biết chút ít về “phê phán , nhưng rất ít HS biết về “TDPB , 40% HS cho rằng cách nghĩ có tính “phê phán là có hàm ý không tốt.

Với giáo viên: Câu 1 có 16% số GV hoàn toàn đồng ý và 21% số GV

đồng ý với quan niệm này. Như thế, có một số lượng GV chưa có cách nhìn nhận tích cực về TDPB. Điều đó chứng tỏ hơn 1/3 GV còn chưa hiểu về TDPB.

Câu 2 có 24% số GV hoàn toàn đồng ý và 64% số GV đồng ý với quan niệm này. Nghĩa là, phần đông GV vẫn chưa hiểu chính xác về tư duy phản biện.

Câu 3 có 48% số GV hoàn toàn đồng ý và 50% số GV đồng ý với quan niệm này. Như vậy quan niệm mà chúng tôi đưa ra được sự đồng tình của hầu hết GV được hỏi.

Câu 4 không có thầy cô nào đưa thêm ý kiến khác trong phần này.

Phần 3

Với học sinh: Về hoạt động “tranh luận”, “phê phán”.

Có trên một nửa số HS (60%) có thái độ tốt đối với hoạt động “phê phán , một số HS (5%) không bao giờ tham gia vào các cuộc tranh luận. Những HS trung bình và yếu (30%) không thích tranh luận vì các em này không có khả năng tranh luận.

Với giáo viên: Tìm hiểu thái độ của GV đối với việc phát triển TDPB cho

học sinh. Đa số GV đồng ý với quan niệm thứ 3; tức là GV đã thấy rõ những mặt tích cực của TDPB. Do đó, việc rèn luyện TDPB cho HS phổ thông là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều. Qua khảo sát có 52% GV bày tỏ quan điểm là rất cần thiết; có 43% GV bày tỏ quan điểm là cần thiết rèn luyện TDPB cho HS.

Phần 4

Với học sinh: Về cách dạy trên lớp của các Thầy/Cô.

Câu 1 và câu 2 có số ý kiến tương đồng khoảng 50%. Câu 3 và câu 4 (60%) có quan tâm hướng dẫn học sinh phân tích đề bài. Câu 5 hơn 80% giáo viên luôn tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến, tham gia xây dựng bài. Câu 6 đến câu 10 nhằm đánh giá mức độ quan tâm của GV (50%) đối với một số biểu hiện của TDPB: đánh giá ý kiến, phát hiện sai lầm, tranh luận với bạn, với thầy/ cô....

Với giáo viên: Về vấn đề có cần thiết kích thích HS tranh luận hay

không trong quá trình dạy học chủ đề Hình học không gian.

Đa số GV cho rằng rất cần thiết (và cần thiết) chiếm 95%. Việc HS tranh luận với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích, học sinh sẽ thể hiện được quan điểm của mình, biết nhận xét đúng - sai, nên - không nên từ đó kích thích tư duy sáng tạo của học sinh ngày càng cao. Về tranh luận giữa HS và GV có 90% GV đồng ý với quan điểm nên kích thích HS tranh luận với GV. Tuy nhiên, cũng có 9,5% ý kiến cho là không cần thiết vì giáo viên cho rằng nếu khuyến khích tranh luận sẽ có những HS “cố chấp tranh cãi làm mất nhiều thời gian của tiết học. Qua kết quả trên, chúng tôi cho rằng việc tranh luận giữa HS với GV là cần thiết điều đó kích thích óc sáng tạo của học sinh, tuy là còn một số rào cản, nhưng chúng ta cũng nhận thấy được sự cần thiết phải làm rõ những ưu điểm của hình thức này, làm cho GV thấy rõ ý nghĩa tích cực của nó để phát huy.

Phần 5

Với học sinh: Câu 1 nhằm đánh giá quan niệm của HS về cách dạy, cách

cho thấy ý c), d) được chọn nhiều nhất, có mức tương đồng, điều này cũng cho thấy giáo viên có sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng thực hành cho HS, xem khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết của HS như thế nào thông qua việc HS vận dụng kiến thức để giải bài tập; ý a) cũng được chọn gần 15%, ý b) chiếm số ít chỉ một vài phiếu được chọn khoảng 5%.

Với giáo viên: Đối với hoạt động nhóm tại lớp có 93% ý kiến cho là rất

cần thiết và cần thiết. Đối với hoạt động nhóm thông qua bài tập về nhà có 86% ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết.

Phần 6

Với học sinh: Hầu hết số HS (90%) đều nhận ra lời giải 2 là đúng, một số ít chọn sai do không quan tâm đến câu trả lời. Đa số đều nhận định lời giải 1, 3 sai. Tuy nhiên việc giải thích vì sao sai thì đa số học sinh đều không giải thích rõ ràng. Chỉ có khoảng 10% học sinh quan tâm giải thích cả hai lời giải sai, còn lại khoảng 20% giải thích được một lời giải sai. Điều này chứng tỏ một số HS do không quan tâm đến câu trả lời, một số do khả năng phân tích, phản biện chưa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)