Thang mức đánh giá mức độ phát triển của TDPB trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh​ (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Thang mức đánh giá mức độ phát triển của TDPB trong dạy học

không gian

Dựa vào các mức độ về năng lực TDPB của Rasiman, chúng tôi đề xuất các mức độ phát triển TDPB của HS như sau:

Mức độ Biểu hiện Cụ thể

0

Học sinh không nhận dạng được bài toán Hình không gian.

Khi cho học sinh làm bài tập Hình học không gian học sinh không biết áp dụng các tính chất, định lý vào giải bài tập.

1

Học sinh biết nhận dạng được một số dạng bài toán cơ bản,nhưng thường làm theo khuôn mẫu, chưa vận dụng linh hoạt các tính chất, định lý để giải dẫn đến không làm được bài.

Khi cho bài toán Hình học không gian trong đó cần kết hợp nhiều tính chất, định lý hay phải chứng minh nhiều bước gián tiếp để đưa được về dạng cơ bản xong mới áp dụng định lý chứng minh bài toán (HS có thể chỉ đưa ra được một nửa nội dung của định lý hoặc một phần tính chất, cho nên không đủ điều kiện để chứng minh bài toán).

2

Học sinh nhận dạng khá chuẩn xác các dạng toán, biết áp dụng khá linh hoạt các định lý, tính chất để có thể chứng minh được bài toán, tuy nhiên cách giải chưa đa dạng, phong phú. Đôi khi lập luận chưa chặt chẽ.

Ở mức độ này HS có thể giải được hầu hết các dạng bài tập trong SGK, tuy nhiên chưa tìm được nhiều cách để trình bày lời giải cho một bài toán (đối với một số bài toán có nhiều cách giải).

3

HS giải được nhiều bài Hình không gian dạng phức tạp, trình bày lời giải chặt chẽ. Biết phân tích sai lầm trong lời giải.

HS giải một cách thành thạo các bài tập Hình không gian và có thể đưa ra nhiều cách giải cho một bài toán. Có thể phân tích được sai lầm trong cách trình bày lời giải của một bài toán và đề ra được lời giải đúng.

Từ thang mức đánh giá mức độ phát triển của TDPB trong dạy học Hình học không gian, chúng tôi đánh giá mức độ phát triển TDPB của HS thông qua bài kiểm tra như sau:

Bài kiểm tra số 1: HS ở mức độ 0 có thể trình bày được một cách. Tuy nhiên vẫn có HS trình bày sai như chỉ ra được điều kiện vuông góc nhưng chưa đủ, hoặc dùng phương pháp tích vô hướng nhưng không chỉ ra được tích của hai véc tơ nào bằng 0.

HS ở mức độ 1: giải được nhưng vẫn có một số em sơ suất trong biến đổi. HS ở mức độ 2: giải tốt

HS ở mức độ 3: giải tốt và có thể giải bài toán này bằng một số cách khác nữa.

Bài kiểm tra số 2: Đối với các em ở mức độ 0: không nhận ra sai lầm HS ở mức độ 1: biết bài toán có kết quả sai do xác định góc sai nhưng không biết chứng minh để xác định được đúng góc

HS ở mức độ 2: phân tích được sai lầm, xác định được đúng góc nhưng có thể gặp khó khăn trong tính toán.

HS ở mức độ 3: giải tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)