Phân tích kết quả thực nghiệm theo mức độ phân loại trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh​ (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm theo mức độ phân loại trong nhà trường

3.3.3.1. Thống kê kết quả qua các bài kiểm tra

+ Mức độ 1 (loại giỏi): 8 đến 10 điểm. + Mức độ 2 (loại khá): 6,5 - <8 điểm.

+ Mức độ 3 (loại trung bình): 5 - <6,5 điểm. + Mức độ 4 (loại yếu): 3,5 - <5 điểm.

+ Mức độ 5 (loại kém): 0 - <3,5 điểm.

*) Kết quả trƣớc khi thực nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trƣớc khi thực nghiệm (kết quả bài thi học kì I) Lớp Số HS Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 SL % SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 45 10 22 16 36 14 31 5 11 0 0 Đối chứng 45 12 27 14 31 15 33 4 9 0 0 Nhận xét:

Bảng 3.1 cho thấy trước khi tiến hành thực nghiệm tỉ lệ của hai lớp là tương đương nhau. Tỉ lệ học sinh ở mức độ 2 và mức độ 3 khá cao, tỉ lệ học sinh ở mức độ 1 và mức độ 2 đạt hơn 50%.

* Kết quả sau khi thực nghiệm

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm (kết quả bài KT) Lớp Số HS Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 SL % SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 45 15 33 21 47 7 16 2 4 0 0 Đối chứng 45 12 27 15 33 13 29 5 11 0 0 Nhận xét:

Bảng 3.2 ta thấy có sự khác biệt rõ giữa điểm số của HS thực nghiệm và HS đối chứng, tỉ lệ HS ở mức độ 1 và mức độ 2 của lớp thực nghiệm khá cao, mức độ 3 và mức độ 4 tướng đối thấp. Còn với lớp đối chứng mức độ 1 và mức độ 2 ở mức trung bình, mức độ 3 và mức độ 4 khá cao. Vì thế kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Bảng 3.3. So sánh kết quả trước thực nghiệm (TTN) và sau thực nghiệm (STN)

của lớp đối chứng Lớp Số HS Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 SL % SL % SL % SL % SL % TTN 45 12 27 14 31 15 33 4 9 0 0 STN 45 12 27 15 33 13 29 5 11 0 0 Nhận xét:

Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp đối chứng không có sự thay đổi lớn.

Bảng 3.4. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm Lớp Số HS Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 SL % SL % SL % SL % SL % TTN 45 10 22 16 36 14 31 5 11 0 0 STN 45 15 33 21 47 7 16 2 4 0 0

Nhận xét:

Dựa vào bảng 3.4 ta thấy tỉ lệ học sinh đạt mức độ 1 và mức độ 2 tăng đáng kể, mức độ 3 và mức độ 4 giảm rõ rệt. Kết quả trên cho thấy việc phát triển TDPB cho học sinh trong quá trình dạy học môn Toán là rất cần thiết.

3.3.3.2. Đánh giá các tiết dạy thực nghiệm

Tiết 1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (phần định nghĩa và điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng)

+ Mục tiêu

HS cần biết định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, biết liên hệ định nghĩa để phân tích giả thiết, kết luận của bài toán để tìm ra cách giải quyết bài toán liên quan đến đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

HS Nêu và chứng minh được định lý điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Biết sử dụng định lý để giải một bài toán bằng nhiều cách khác nhau.

Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác. Phát triển TDPB cho HS thông qua các bài toán có yếu tố gây hiểu lầm.

+ Kết quả đạt đƣợc

Đa số HS hiểu được định nghĩa, biết vận dụng định lý điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng để làm bài tập, phát hiện được sai lầm của bài toán khi chứng minh mà thiếu điều kiện, giải khá tốt các ví dụ đã nêu trong tiết học.

+ Hạn chế

Còn một số HS chưa phát hiện được sai lầm của bài toán, chưa hiểu rõ bản chất của định lý điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng dẫn đến sai lầm khi giải bài tập.

+ Biện pháp khắc phục

GV cho HS trình bày ý tưởng, gọi HS nhận xét, sửa chữa sai lầm kịp thời, đồng thời hướng dẫn HS đối chứng lời giải với định lý đã học.

Tiết 2. Hai mặt phẳng vuông góc (phần góc giữa hai mặt phẳng)

+ Mục tiêu

HS hiểu định nghĩa và biết cách xác định góc giữa hai mặt phẳng từ đó tính được số đo góc giữa hai mặt phẳng. Phát triển TDPB cho HS bằng việc đưa ra những sai lầm trong khi xác định góc.

HS biết cách tính diện tích hình chiếu của một đa giác.

Rèn luyện tính cẩn thận, luôn hoài nghi kết quả và khả năng lập luận chặt chẽ, có căn cứ khi giải bải tập.

+ Kết quả đạt đƣợc

HS hiểu được cách xác định góc và đã biết xác định góc giữa hai mặt phẳng, phát hiện một số sai lầm trong cách xác định góc.

+ Hạn chế

Còn một số HS vẫn còn nhầm lẫn trong cách xác định góc dẫn đến việc giải sai bài tập.

+ Biện pháp khắc phục

GV thường xuyên khuyến khích HS nghi ngờ và chỉ ra những sai lầm trong việc xác định góc giữa hai mặt phẳng, nêu rõ từng bước để xác định được góc giữa hai mặt phẳng.

Cho HS làm nhiều bài tập để nâng cao kĩ năng xác định góc giữa hai mặt phẳng, rèn luyện cho HS tính cẩn thận trong việc xác định góc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh​ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)