Đối tượng tham gia thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh​ (Trang 62 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Đối tượng tham gia thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên 2 lớp 11A11 và 11A13.

Sĩ số các lớp và GV dạy như sau:

- Lớp 11A11 sĩ số 45 HS: là lớp thực nghiệm do tôi trực tiếp giảng dạy. - Lớp 11A12 sĩ số 45 HS: là lớp đối chứng, do cô giáo Trần Thị Thu Uyên trực tiếp giảng dạy.

Căn cứ vào số lượng HS mỗi lớp cũng như kết quả bài kiểm tra học kì I môn Toán của HS 2 lớp này chúng tôi nhận thấy: lớp 11A11 (có 45 HS) và lớp 11A12 (có 45 HS) có số lượng HS bằng nhau và có trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập môn Toán khi bắt đầu khảo sát là tương đương nhau.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra cùng đề với lớp đối chứng.

Cụ thể:

*) Đề kiểm tra số 1

Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD. Chứng minh đường thẳng AO vuông góc với đường thẳng CD bằng ít nhất hai cách.

*) Đề kiểm tra số 2

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O cạnh a,

3

a

Bài toán trên được giải như sau:

Ta có SA là giao tuyến của (SAD) và (SAB)

 góc giữa (SAD) và (SAB) là góc BAD Có:

√  √

 ̂

Góc giữa (SAB) và (SAD) xấp xỉ 700

Lời giải trên là đúng hay sai? Nếu sai hãy tìm nguyên nhân sai lầm trong lời giải và trình bày lời giải đúng của bài toán trên?

Ý đồ sư phạm:

- Bài kiểm tra số 1 thực hiện sau khi học sinh học xong bài đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Mục đích vừa để kiểm tra kỹ năng vận dụng định nghĩa đường thẳng vuông góc mặt phẳng, và các định lý liên quan (giải cách 1) vừa để kiểm tra khả năng quan sát, tìm tòi cách giải khách dựa trên kiến thức đã học trước đó ở bài hai đường thẳng vuông góc, không phụ thuộc vào khuôn mẫu vừa mới được học(giải cách 2). Kết quả bài kiểm tra số 1 để GV xem xét điều chỉnh cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh có cơ hội phát triển TDPB, phù hợp với mục tiêu dạy học.

- Bài kiểm tra số 2 thực hiện sau khi học sinh học xong bài hai mặt phẳng vuông góc với mục đích:

+ Kiểm tra mức độ hiểu của HS về cách xác định góc giữa hai mặt phẳng để từ đó xem xét lời giải cho sẵn trong thái độ hoài nghi, kiểm tra khả năng bình luận, đánh giá về lời giải của người khác của HS

+ Kiểm tra kỹ năng phát hiện sai lầm và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Kết quả bài kiểm tra số 2 sẽ được phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, tính hiệu quả của việc tổ dạy học Hình học không gian nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)