CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Chi trả di ̣ch vụ môi trường rừng ở Viê ̣t Nam
1.2.2. Cơ sở hình thành chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam
Việt Nam hiện có khoảng 13,38 triệu hécta rừng, đô ̣ che phủ đa ̣t 39,5% [9] phân bố trên địa bàn 61 tỉnh, thành phố; Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp của Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đưa diện tích rừng đạt khoảng gần 16 triệu ha, với tỷ lệ che phủ 47% [10]. Rừng có vai trò rất quan tro ̣ng trong đời số ng con ngườ i và sự phát triển bền vững của quố c gia. Các hê ̣ sinh thái rừng phát triển tốt với đầy đủ chức năng đã và đang cung cấp những giá trị DVMT
vô cùng to lớn như: Bảo vệ phòng hô ̣ đầu nguồn, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấp thụ và lưu giữ cacbon, ta ̣o cảnh quan phục vụ cho dịch vụ du lịch…, nhưng những năm trước đây chúng được coi là tài sản chung và được sử dụng miễn phí cho toàn xã hô ̣i, trong khi đó việc duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái rừng thường chỉ được thực hiện bởi một nhóm nhỏ người, ho ̣ là những người lao đô ̣ng trong ngành lâm nghiệp (là các chủ rừng) trực tiếp đầu tư vốn, công sức để trồng, bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng nhưng ho ̣ chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho sự nỗ lực của họ. Trong khi xã hô ̣i, cô ̣ng đồng, tổ chức và cá nhân không tham gia bảo vê ̣ tái tạo rừng la ̣i được hưởng lợi từ các di ̣ch vu ̣ do rừng ta ̣o ra. Ngày nay cô ̣ng đồng xã hô ̣i nhâ ̣n thức được rằng, các giá trị sử dụng của rừng ta ̣o ra không còn là miễn phí. Chính vì thế, cần phải có mô ̣t cơ chế để bảo bê ̣ và khuyến khích quyền lợi về kinh tế cho những chủ rừng, đồng thời những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái phải chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó.
Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng cho một chương trình quốc gia về chi trả DVMTR. Trên cơ sở khung pháp lí Việt Nam đã có như: Luâ ̣t Đất đai (2003), Luâ ̣t Bảo vê ̣ và Phát triển rừng (2004), Luật Bảo vê ̣ môi trường (2005), Luâ ̣t Tài nguyên nước (1998) đều thừa nhâ ̣n, các nhân tố của di ̣ch vu ̣ hê ̣ sinh thái mang la ̣i là bảo tồn đa da ̣ng sinh ho ̣c, bảo vệ cảnh quan, bảo vê ̣ rừng phòng hô ̣ đầu nguồn và hấp thu ̣ cacbon. Đă ̣c biê ̣t, Điều 74 Luâ ̣t Đa da ̣ng sinh ho ̣c (2008) quy đi ̣nh “Tổ chức, cá nhân sử du ̣ng DVMTR liên quan đến đa dạng sinh ho ̣c có trách nhiê ̣m trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp DVMTR” các khung pháp lí trên là tiền đề cho Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạt động chi trả DVMTR, tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn bước đầu để PES thực sự ứng dụng có hiệu quả rộng rãi ở Việt Nam. Đó chính là lý do
Việt Nam ban hành chính sách chi trả DVMTR theo đúng pháp luâ ̣t. Hai trong những văn bản quan trọng nhất là Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường
rừ ng ở hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La, và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 của Chính phủ chính sách chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng. - Các chương trình, dự án làm tiền để cho PES ở Viê ̣t Nam
Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á (ARBCP) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam từ năm 2006, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Winrock Internationnal thực hiê ̣n thành công chương trình thí điểm về Chi trả DVMTR, đã cải thiện sinh kế cho hơn 32.000 người dân nghèo nông thôn đồng thời tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước và ở Việt Nam.
Dự án trồng rừng quy mô nhỏ để hấp thu ̣ khí Cacbon được Cu ̣c Lâm nghiệp, Trường Đa ̣i ho ̣c Lâm nghiê ̣p, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhâ ̣t Bản cùng phối hợp xây dựng thực hiện ta ̣i Xuân Phong và Bắc Phong thuô ̣c huyê ̣n Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Chương trình trồng rừng phòng hộ theo quyết định số 327-QĐ ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi “ Một số chủ trương, chính sách sử dụng rừng, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước”.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam theo đó sẽ trồng mới 5 triệu hecta rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam.
Các dự án trồng rừng PAM, Các dự án PAM đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở những vùng xa xôi, hẻo lánh đời sống có nhiều khó khăn, tạo nên những khu rừng kinh tế, phòng hộ, góp phần to lớn vào việc xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân và đặc biệt đã tạo lập được nghề rừng nhân dân.
Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng tây nguyên (Flitch) do ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ, được triển khai từ năm 2007 trên 6 tỉnh tây nguyên: Đăk lăk; Đăk Nông; Gia Lai; Lâm Đồng; Kom Tum và Phú Yên với mu ̣c đích góp phần giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách của các hộ nghèo so với các hộ trung bình sống dựa vào rừng.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP- RCC), đươ ̣c thực hiê ̣n theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg Ngày 2/12/2008
củ a Thủ tướng Chính phủ liên quan đến nội dung giao rừng, cho thuê rừng,
Chính phủ đã ban hành một số văn bản như sau:
Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Vớ i những chương trình thực hiê ̣n nêu trên, qua nhiều năm thực hiê ̣n và đa ̣t đươ ̣c kết quả rất khả quan, cho thấy rằng đây là những dự án tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn là tiền đề cho Việt Nam sẵn sàng thực hiê ̣n chính sách PES thành công ở Việt Nam và có sức lan tỏa lớn trong khu vực.