Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sáchchi trả dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sáchchi trả dịch vụ

4.3.1. Thuận lợi.

- Chính sách chi trả DVMTR được triển khai thực hiện thành công trên cơ sở đã có quy định trong các Luật của Việt Nam gồm: Luật Tài nguyên nước (1998), Luật Đất đai (2003) sửa đổi năm 2013, Luâ ̣t Bảo vê ̣ và Phát triển rừng (2004), Luật Bảo vê ̣ môi trường (2005), Luật Đa dạng sinh học (2008), Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn (2006-2020) đều thừa nhâ ̣n, các nhân tố của di ̣ch vu ̣ hê ̣ sinh thái mang la ̣i đó là bảo tồn đa da ̣ng sinh học, bảo vê ̣ cảnh quan, bảo vê ̣ rừng phòng hô ̣ đầu nguồn và hấp thu ̣ cacbon…

- Việc triển khai chính sách rừng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La và sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất giữa các bộ ngành TW các tổ chức quốc tế và các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

- Quan điểm, chủ trương của tỉnh nhất quán trong việc xác định ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng và đang tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển.

- Tỉnh Sơn La có các điều kiện thuận lợi và tiềm năng để triển khai chính sách chi trả DVMTR như: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm gần 70% tổng diện tích tự nhiên, với 926.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, với độ che phủ rừng trên 45%. Có tiềm năng vệ thủy điện với gần 100 thuỷ điện.

- Kết quả thực hiện cho thấy đây là chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn Sơn La nói riêng và cả nước nói chung. Chính sách bước đầu đã đi vào cuộc sống, gắn kết lợi ích giữa người sử dụng DVMTR và người bảo vệ rừng, tạo ra mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa người sử dụng và người cung ứng DVMTR. Hầu hết cán bộ và nhân dân đã nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR công tác bảo vệ rừng

ngày càng tốt lên. Đối với các tổ chức, cá nhân phải chi trả tiền DVMTR nhìn chung đại đa số đều đồng thuận với chính sách.

- Qua triển khai thực hiện chính sách, cho thấy chính sách đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản trong đó trọng tâm là 03 vấn đề cơ bản về: môi trường, kinh tế và xã hội, cụ thể: Thông qua chính sách đã lượng hóa giá trị môi trường rừng như về vai trò điều tiết nguồn nước, chống bồi lắng lòng hồ, giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của các nhà máy thủy điện; tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người làm nghề rừng với mức chi trả cho công tác bảo vệ rừng theo chính sách đã tăng gấp 2-3 lần so với các chương trình,chính sách trước đây và đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước, đồng thời huy động hình thành một nguồn tài chính mới ổn định bền vững cho công tác bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn mới.

- Thu nhập từ rừng của người dân vùng có rừng được tăng thêm. Qua đó chủ rừng đã quan tâm thường xuyên tuần tra canh gác rừng của mình được giao và có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng của cộng đồng. Đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa người dân với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng. Chính quyền cơ sở thực sự vào cuộc, từ công tác vận động tuyên truyền, tổ chức, điều hành quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng. Việc tổ chức lại cách thức bảo vệ rừng theo hình thức tổ, nhóm hộ, cộng đồng bản, phối hợp, hỗ trợ nhau trong tuần tra bảo vệ rừng, tạo sự đồng thuận và quyết tâm hơn trong việc đấu tranh chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

4.3.2. Những Khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, thách thức, đề tài có những nhận định sau:

- Khó khăn trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách tới các cấp các ngành và nhân dân và tới các đơn vị sử dụng dịch vụ tại một số địa phương

do chưa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên liên tục. Nội dung chưa phong phú phù hợp với trình độ dân trí của người dân dẫn đến người dân chưa chưa tạo sự đồng thuận cao của một bộ số phận nhân dân và khi thực hiện còn lúng túng. - Việc tổ chức thực hiện Chính sách chi trả DVMTR và quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại một số huyện, thành phố chưa có sự phối chỉ đạo đồng bộ, kịp thời giữa các cấp các ngành và địa phương.

- Tiến độ xây dựng các dự án liên quan để triển khai thực hiện Chính sách còn chậm, đặc biệt là Dự án rà soát điều chỉnh giao đất giao rừng. Do việc phải điều tra, đánh giá xác định diện tích, trạng thái, trữ lượng rừng…cho lô rừng của các chủ rừng, làm cơ sở cho việc xác định được các hệ số K để áp dụng tính toán mức tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng. Công việc này đòi hỏi mất nhiều thời gian, nhân lực và tài chính, trong khi đó nguồn lực con người, tài chính ở địa phương còn nhiều hạn chế phần lớn ngân sách hàng năm là do TW cấp dẫn đến làm chậm tiến độ triển khai thực hiện chính sách .

- Việc ký kết hợp đồng ủy thác và thu nộp tiền đối với các đơn vị sử dụng DVMTR đặc biệt là các thủy điện còn nợ đọng kéo dài (hiện các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đang nợ đọng khoảng 44 tỷ đồng).

- Tổ chức bộ máy tổ chức thực hiện chính sách của tỉnh còn nhiều hạn chế cồng kềnh và đang trong quá trình hoàn thiện chưa kiện toàn xong, cán bộ chuyên thực thi chính sách phần lớn mới tuyển dụng, làm việc ở lĩnh vực khác chuyển sang, thiếu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn nên quá trình thực hiện nhiệm còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn.

- Tiến độ nghiệm thu rừng, lập hồ sơ rừng có cung ứng dịch vụ làm cơ sở giải ngân chi trả tiền đến các chủ rừng một số khâu còn chậm...và bộ máy của quỹ chưa kiện toàn xong cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chi trả.

- Việc quy định chi trả DVMTR theo lưu vực có rất nhiều bất cập, tạo ra nhiều mức chi trả khác nhau và có mức chi trả rất chênh lệch trong khi các

chủ rừng cùng bảo vệ rừng như nhau. Hiện nay các chủ rừng thuộc lưu vực Sông Đà được chi trả với đơn giá bình quân trên 200.000 đồng/ha/năm, còn lưu vực Sông Mã bình khoảng 7000đồng/ha/năm. Vì vậy một số bộ phận người dân tham gia bảo vệ rừng còn chưa đồng thuận.

- Việc áp dụng hệ số K hiện nay chưa tạo động lực nâng cao chất lượng rừng tốt hơn, tạo tâm lý duy trì bảo vệ rừng là chính chưa thúc đẩy phát triển nâng cao chất lượng rừng.

- Chưa có được những công trình nghiên cứu khoa học tính toán cụ thể cho lượng giá trị mà rừng cung cấp cho nhiều loại dịch vụ môi trường, như Bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và lưu trữ cacbon để đưa ra các mức chi trả DVMTR có cơ sở khoa học, thuyết phục thu hút được nhiều người mua tham gia.

- Việc theo dõi chất lượng môi trường cụ thể là diện tích, chất lượng rừng, vai trò phòng hộ của rừng trong việc điều tiết nước, cải thiện chất lượng nguồn nước, sự bồi lắng bùn ở các hồ…chưa được theo dõi, giám sát, lập báo cáo để cung cấp cho bên sử dụng DVMTR biết được về tình hình cải thiện chất lượng rừng cũng như chất lượng cung cấp DVMTR trong khu vực, đảm bảo tính công bằng trong thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Mức chi trả DVMTR vẫn còn thấp, trong bối cảnh các mối đe dọa tiềm tàng về mất rừng và suy thoái rừng do mở rộng diện tích canh tác lấn chiếm đất rừng, phát nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép, chuyển đất rừng sang các dạng sử dụng khác. Trong đó nguy cơ lớn nhất là việc chuyển đất rừng sang sử dụng với mục đích khác đẻ sản xuất trồng cây công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng thủy điện, khu dân cư, đường giao thông…

- Cơ chế hoạt động và phê duyệt phương án quản lý bảo vệ rừng, bản đồ của tổ chức không phải là chủ rừng được nhà nước giao quản lý chưa phù hợp gây ra rất nhiều khó khăn cho chủ rừng gây ảnh hưởng đến tiến độ chi trả. Do một số chủ rừng có diện tích nhỏ, nhận được số tiền rất ít, không đủ kinh phí để lập phương án, bản đồ ranh giới diện tích cung ứng DVMTR.

Hồ sơ thủ tục còn rườm rà, phức tạp; trong khi đó chủ rừng ở xa số tiền nhận được không đủ chi phí xăng xe, cho nên nhiều chủ rừng do số tiền chi trả ít nên không đến nhận. Nhiều khúc mắc của chủ rừng về diện tích, đơn giá và chủ sở hữu… của các chủ rừng chưa được tháo gỡ.

4.4. Những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thực hiện có cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)