CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả đạt được, những tác động của chính sáchchi trả DVMTR đến công tác bảo
4.2.1. Về tạo nguồn tài chính cho công tác bảo vệ và phát triển rừng
Ngay sau khi kết thúc việc thực hiện Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sơn La đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức để thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Sơn La được đánh giá đạt hiệu quả cao. Mức chi trả cho công tác bảo vệ rừng đã tăng gấp 2 - 3 lần so với các chương trình dự án trước đây, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người làm nghề rừng. Giảm được tiền đầu tư bảo vệ rừng từ ngân sách Nhà nước, dùng tiền này đầu tư vào những vùng rừng sâu, xa, khó khăn của tỉnh.
Thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tổng số tiền thu uỷ thác từ các đơn vị sử dụng chi trả DVMTR để chi trả cho các chủ rừng trong 4 năm
(2011-2014) là 305,884 tỷ đồng (bằng tổng các nguồn vốn đầu tư dự án 661
Hình 4.6. Tiền chi trả DVMTR uỷ thác về Quỹ BV&PTR Sơn La
- Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng hiện nay còn nợ từ năm 2011 đến năm 2014 là: 44.982 tỷ đồng.
Bảng 4.5. Tổng hợp số tiền các bên sử dụng DVMTR chi trả qua các năm
TT Đơn vị chi trả DVMTR Tổng thu
(triệu đồng)
Năm chi trả
2011 2012 2013 2014
I Thu trong tỉnh 9.784,09 379,81 354,76 910,03 8.139,48
1 Nhà máy thuỷ điện 8.381,97 200 0 522,44 7.659,53
2 Đơn vị SX và kinh
doanh nước sạch 1.577,47 354,76 354,76 388,00 479,95
II Quỹ TW thu điều tiết
cho tỉnh 296.100,00 51.100,00 57.400,000 96.000,00 91.600,00
1 Nhà máy thuỷ điện 295.299,33 51.100,00 57.400,00 96.000,00 90.799,33
2 Đơn vị SX và kinh
doanh nước sạch 800,67 800,671
Tổng cộng 305.884,09 51.479,82 57.754,76 96.910,03 99.739,48
Kết quả bảng 4.6 và phụ lục 04 cho thấy: Tỉnh Sơn La mới thu được của các nhà máy thủy điện, nhà máy nước và chưa thu được các loại dịch vụ
khác như: du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản… Tổng số tiền chi trả DVMTR tăng lên qua các năm, thu từ các đơn vị trong tỉnh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 3,2%, còn phần lớn do Quỹ trương ương thu của các đơn vị có lưu vực liên tỉnh điều tiết về Quỹ tỉnh chiếm 96,8% tổng nguồn thu. Trong đó thu ủy thác từ các nhà máy thủy điện chiếm tỷ lệ lớn 99%, thu từ đơn vị sản xuất và kinh doanh nước sạch chiếm tỉ lệ nhỏ 1% tổng số tiền uỷ thác chi trả DVMTR của tỉnh. Với số tiền thu được uỷ thác thông qua Quỹ BV&PTR hàng năm sẽ được chi trả đầy đủ cho các đối tượng chủ rừng với mức chi trả bình quân khoảng trên là 200.000 đồng/ha/năm cho toàn lưu vực Sông Đà, Trước đây khi chưa có chính sách chi trả DVMTR ngân sách nhà nước hỗ trợ cho tỉnh chỉ hỗ trợ bảo vệ rừng được khoảng 1/5 tổng diện tích rừng toàn tỉnh, với mức hỗ trợ bảo vệ rừng 100.000đ/ha/năm, nay tăng gấp 2 lần so với trước.
- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, cùng với các thu nhập khác từ rừng và việc rừng được bảo vệ tốt hơn đã góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân. Thu nhập từ DVMTR không ngừng tăng lên theo từng năm, do đơn giá chi trả ngày càng cao năm 2011-2012 đơn giá chi trả bình quân là 110.000đ/ha/năm, năm 2014 là 211.000đ/ha (tăng 191%).
Qua điều tra phân tích số liệu và phụ lục 11 cho thấy tại tỉnh Sơn La mức chi trả DVMTR đóng góp vào tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình không cao, nhưng mức chi trả cho cộng đồng bản khá lớn bình quân khoảng 30 triệu
đồng/cộng đồng, nhiều cộng đồng được chi trả 200 – 300 triệu đồng/năm (do
trên 50% diện tích rừng của tỉnh được giao cho cộng đồng). Nguồn kinh phí trên đã tạo nguồn tài chính ổn định, cải thiện đời sống của người dân và để chi hỗ trợ cho các tổ đội bảo vệ rừng, từ đó người dân thường xuyên tuần tra canh gác bảo vệ rừng. Mặt khác nguồn kinh phí trên đã góp một phần rất lớn trong
công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh Sơn La (Thay vì huy động đóng
dụng số tiền chi trả DVMTR này cho việc bảo vệ rừng và xây dựng các công trình nông thôn mới phúc lợi của bản như nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn…. Với tổng số thống kê trên 857 công trình với tổng số tiền trên 12,136 tỷ đồng). Đối với các xã nghèo như tỉnh Sơn La nếu không có nguồn thu nhập từ số tiền chi trả DVMTR thì sẽ không biết bao giờ mới đầu tư được. Từ khi có đường bê tông đã giúp người dân tiêu thu nông sản dễ hơn thu nhập cao hơn và đời sống người dân được cải thiện giảm được áp lực phá rừng
Trong những năm tiếp theo khi các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng đi vào hoạt động thì số tiền thu được từ việc chi trả DVMTR ở tỉnh sẽ cao hơn nhiều so với năm 2014. Qua đó chúng ta có thể thấy, nếu biết tổ chức, quản lý và kinh doanh tốt, rừng sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi nhuận. Khi chúng ta đầu tư 30 triệu đô la cho việc chống phá rừng và suy thoái rừng thì chúng ta có thể nhận được 2,5 tỷ đô la từ các sản phẩm và dịch vụ mà nó mang lại [12]. Ở Nhật Bản từ những năm 1994-1997 người ta đã tính đủ giá trị của rừng, với khoảng 25 triệu ha rừng trồng và rừng tự nhiên hàng năm sẽ tạo ra với tổng giá trị là 312,6 tỷ USD, trong đó (giá trị bảo vệ nguồn nước 34 tỷ USD, bảo vệ đất: 64 tỷ USD, dịch vụ sức khỏe cộng đồng: 62 tỷ USD, cung cấp Oxy: 147 tỷ USD, lâm sản (gỗ): 5,6 tỷ USD) [16].