Công tác giao đất giao rừng và hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Đặc điểm đất lâm nghiệp và hệ thống quản lý bảo vệ rừng

3.3.3. Công tác giao đất giao rừng và hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ

chủ quản lý

Từ năm 2001-2006 tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho những chủ rừng thuộc 201/204 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố với tổng diện tích 828.428,9 ha, trong đó: Giao cho hộ gia đình, cá nhân: 54.755 giấy CNQSD đất cho 54.755 hộ, diện tích 159.034,9 ha; giao cho nhóm hộ: 34.819 giấy CNQSD đất cho 5.008 nhóm hộ, diện tích giao 62.643,5 ha; giao cho các tổ chức: 2.001 giấy CNQSD đất cho 2.001 tổ chức diện tích giao 164.036,6 ha; giao cho cộng đồng bản: 2.402 giấy CNQSD đất cho 2.402 bản, diện tích giao 442.713,94 ha.

Giai đoạn 2009-2012 tập trung rà soát giao đất, giao rừng để thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Quyết định số 380/QĐ-TTg và Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, kết quả đã rà soát 627.139,7 ha đất lâm nghiệp tại 201 xã, trên địa bàn 12 huyện, thành phố với 61.806 chủ rừng.

Tổng diện tích hiện trạng đất lâm nghiệp 926.989,8 ha chiếm 65,4% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. So với đất lâm nghiệp thì các chủ quản lý chiếm tỷ lệ như sau: Cộng đồng 443.141,6 ha chiếm 47,8%; Ban quản lý rừng 74.242,0 ha chiếm 8,0%; hộ gia đình 159.034,9 ha chiếm 17,2%; Nhóm hộ 62.643,5 ha chiếm 6,8%; Tổ chức 163.602,3 ha chiếm 17,6% (trong đó LLVT quản lý 11.547,4 ha); UBND xã 13.286,4 ha chiếm 1,4%; DNNN 11.039,0 ha chiếm 1,2%. Chi tiết các loại rừng xem Bảng 3.3

Bảng 3.3 Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý tỉnh Sơn La

Đơn vị tính: ha

(Nguồn: Kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Sơn La đến năm 2020)

Cơ bản tỉnh Sơn La hoàn thành công tác giao đất, giao rừng. Có khá nhiều các thành phần kinh tế tham gia quản lý rừng và đất lâm nghiệp, điều này thể hiện chính sách xã hội hoá lâm nghiệp đã đi vào thực tiễn. Các thành phần được giao phần lớn có ý thức chấp hành pháp luật đóng góp vào tăng độ che phủ rừng của tỉnh. Tuy nhiên, một bộ phận người dân do đời sống còn nhiều khó khăn trong khi đó đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế từ rừng còn hạn chế do đó

Cộng BQL rừng DNNN Cộng đồng Tổ chức Nhóm hộ LLVT Hộ gia đình UBND Đất lâm nghiệp 926.989,8 74.242,0 11.039,0 443.141,6 152.054,9 62.643,5 11.547,4 159.034,9 13.286,4 1. Rừng tự nhiên 602.372,6 54.698,2 7.475,9 298.001,7 95.797,5 35.077,0 7.703,5 93.465,2 10.153,6 1.1.Rừng gỗ lá rộng 501.296,2 50.379,9 5.975,0 240.096,0 89.352,1 29.529,5 7.617,6 69.637,2 8.708,9 a) Rừng giầu 29.002,8 16.603,4 - 4.243,6 7.155,1 10,7 188,7 801,3 - b) Rừng trung bình 43.753,9 6.873,1 3.692,8 14.148,1 7.632,9 905,0 1.016,3 8.602,8 882,9 c) Rừng nghèo 80.489,4 5.787,7 568,5 41.523,1 17.389,2 874,8 416,6 11.627,1 2.302,4 d) Rừng phục hồi 348.050,2 21.115,7 1.713,7 180.181,3 57.174,9 27.739,0 5.996,1 48.606,0 5.523,6 1.2 Rừng hỗn giao 13.304,4 499,6 274,6 7.311,5 376,0 792,6 43,7 3.784,5 222,0 1.3.R tre,nứaT/loài 47.459,5 2.037,8 1.184,2 25.728,3 3.230,7 2.651,4 42,1 12.238,9 346,1 1.4. Rừng núi đá 40.312,4 1.780,9 42,1 24.865,9 2.838,8 2.103,5 - 7.804,6 876,6 2. Rừng trồng 33.562,5 1.177,0 999,3 13.566,5 4.124,0 1.140,1 7,5 12.460,2 87,9 2.1. RT có trữ lượng 16.178,3 299,9 641,4 7.959,7 2.306,0 774,7 - 4.156,8 39,8 2.1. RT chưa có TL 14.041,8 874,8 43,4 5.068,9 1.818,0 365,4 3,2 5.820,0 48,1 2.3. Rừng đặc sản 3.342,3 2,3 314,5 537,9 - - 4,3 2.483,4 - 3. Đất chưa có rừng 291.054,7 18.366,9 2.563,7 131.573,5 52.133,4 26.426,5 3.836,3 53.109,5 3.044,9 3.1 IA 110.029,3 6.480,0 1.289,0 40.936,9 25.752,7 15.971,7 1.847,7 16.541,7 1.209,6 3.2 IB 86.129,1 5.426,9 462,8 51.146,7 11.662,1 1.648,7 463,4 14.946,2 372,3 3.3 IC 94.896,3 6.460,0 811,9 39.489,9 14.718,7 8.806,0 1.525,2 21.621,7 1.463,0 Loại đất, loại rừng Thành phần kinh tế

tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và canh tác trồng cây hàng năm trên đất lâm nghiệp vẫn xẩy ra. Mặt khác, giao đất giao rừng chủ yếu trước năm 2003 nên sau quy hoạch 3 loại rừng đã có sự thay đổi nên trong thời gian tới cần rà soát và điều chỉnh lại biến động giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng mà chưa cập nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)