Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 42)

3.2.1. Dân số và dân tộc

Theo số liệu thống kê năm 2014 dân số toàn tỉnh có 1.158.898 người.

Mật độ dân số bình quân 82 người/km2, mật độ dân số cao nhất ở thành phố

Sơn La 303 người/km2, thấp nhất là huyện Sốp Cộp 29 người/km2. Hầu hết dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn với 1.000.376 người, chiếm 86%; thành thị chỉ chiếm 14% với 158.522 người, thấp hơn rất nhiều so với trung bình của cả nước là 29,6%. Tốc độ tăng trưởng dân số năm 2014 là 1,3%. Toàn tỉnh có 12 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 54,01%; Kinh chiếm 16,29%; Mông chiếm 14,88%; Mường chiếm 7,65% và còn lại 7,17% là các dân tộc Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng, La Ha... Đại bộ phận các dân tộc sinh sống ở nông thôn với nghề nông là chủ yếu. Chất lượng dân số Sơn La nhìn chung là khá trong vùng Tây Bắc về thể lực, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn; nhưng so với mức bình quân của cả nước còn thấp hơn.

3.2.2. Nguồn nhân lực

Giai đoạn 2011-2014 lực lượng lao động tăng bình quân 4,2%/năm, tỷ lệ lao động thành thị chiếm 13% (với 96.050 người), lao động nông thôn chiếm 87% (với 625.770 người). Lao động trong độ tuổi là 721.820 người, trong đó: Lao động nông nghiệp chiếm 80,2%; công nghiệp - xây dựng chiếm 6,5% và thương mại - dịch vụ chiếm 13,3%. Chất lượng lao động nhìn chung được cải thiện với tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 25% năm 2010 và tăng lên 33,0% năm 2014. Tuy nhiên nhìn chung, lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mới để tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.3. Thực trạng về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2014 là 9,43%/năm. cao hơn mức bình quân cả nước.

Cơ cấu kinh tế của Sơn La cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế là khu vực dịch vụ tăng từ 30,5% năm 2010 lên 42,3% năm 2014; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, giảm dần từ 37,4% năm 2010 xuống còn 31,05% năm 2014; khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 32,2%

năm 2010 xuống còn 26,5% năm 2014.

3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Sơn La là tỉnh nằm trong vùng địa hình chia cắt phức tạp, tuy nhiên hệ thống giao thông là phát triển khá so với các tỉnh vùng Tây Bắc. Toàn tỉnh hiện có 5.240 km đường bộ, trong đó tổng chiều dài đường ô tô đi được là 2.441 km, bao gồm: Quốc lộ có tổng chiều dài 620 km với 6 tuyến, Tỉnh lộ gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 853 km, đường đô thị dài 121 km, huyện lộ dài 668 1754 km, đường liên xã dài 5.792 km; Hệ thống giao thông thuỷ thuộc 2 tuyến chính là sông Đà (230 km) và sông Mã (70 km); Đường hàng không có Sân bay Nà Sản (cách thành phố Sơn La 20 km) là sân bay loại nhỏ, chủ yếu vận chuyển hành khách nhưng hiệu quả rất thấp.

- Năng lượng - bưu chính viễn thông: Mạng lưới điện Sơn La phát triển muộn do địa hình rừng núi dân cư thưa thớt, đến nay đã có 12/12 huyện, thành phố có điện lưới quốc gia. Đến nay đã có 12/12 huyện, thành phố được phủ sóng điện thoại di động và internet, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Hệ thống bưu điện phát triển khá . Tỷ lệ hộ xem được Đài Truyền hình Việt Nam đạt 92,5%; hộ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam đạt 95,5%.

3.2.5. Thực trạng văn hóa xã hội

- Về giáo dục: Đã hoàn thành chương trình phổ cập từ năm 2000, tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đến hết năm 2014 đạt 67,6. Toàn tỉnh hiện có 818 trường học, trong đó có 84 trường đạt chuẩn quốc gia, 12 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm kỹ thuật tổng hợp

hướng nghiệp - dạy nghề, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp, 03 trường cao đẳng, 1 trường đại học, 20 cơ sở dạy nghề. Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các năm duy trì ở mức cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 25% năm 2010 lên 33% năm 2014.

- Về Y tế: Đến hết năm 2014, 100% số xã đã có trạm y tế; số giường bệnh đạt 20,6 giường/10.000 dân; tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân 5,5 người; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh và y sỹ sản nhi; mức giảm tỷ lệ sinh đạt 0,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,3%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 20%; tỷ lệ người mắc các bệnh xã hội còn 0,15%. Toàn tỉnh hiện có 271 cơ sở y tế trong đó có 19 bệnh viện, 16 phòng khám đa khoa khu vực, 204 trạm y tế cấp xã với tổng số 3.205 giường bệnh. 100% tổ, bản có cán bộ y tế hoạt động. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, các dịch bệnh nguy hiểm ngày càng giảm.

- Hoạt động văn hoá - thể thao được quan tâm và phát triển sâu rộng với hình thức và nội dung phong phú góp phần nâng cao dân trí, rèn luyện sức khoẻ nhân dân. Toàn tỉnh có 174/204 xã, phường, thị trấn; 1.722/3.289 bản, tổ, tiểu khu có nhà văn hóa; tỷ lệ bản, tổ, tiêu khu đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 39%; gia đình văn hóa đạt 60%; cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 95%; tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm 23%.

3.3. Đặc điểm đất lâm nghiệp và hệ thống quản lý bảo vệ rừng

3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Theo kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. Tổng diện tích quy hoạch 3 loại rừng là 934.039 ha. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có sự chu chuyển giữa các loại rừng và chuyển sang sử dụng ngoài mục đích sản xuất lâm nghiệp. Năm 2014 tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh còn 926.989,8 ha, chiếm 65,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: Diện tích đất có rừng: 635.935,0 ha, chiếm 68,3% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó: rừng tự nhiên 602.372,6 ha,

chiếm 94,7% diện tích đất lâm nghiệp có rừng và rừng trồng 33.562,5 ha,

chiếm 5,3%. Diện tích đất trống đồi núi trọc quy hoạch cho lâm nghiệp (đất

chưa sử dụng) của tỉnh còn lớn 291.054,7 ha, chiếm 31,4% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có khả năng phục hồi rừng nhanh bằng tái sinh tự nhiên là 94.896,3 ha, chiếm 32,6% diện tích đất trống. Chi tiết các loại rừng xem bảng 3.2

Bảng 3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Sơn La

Đơn vị tính: ha

Loại đất, loại rừng Tổng

(ha)

Phân theo 3 loại rừng Rừng Đặc Dụng Rừng Phòng hộ Rừng Sản xuất

Diện tích đất lâm nghiệp 926.989,8 68.591,2 415.728,6 442.670,0

I. Đất có rừng 635.935,0 53.424,5 302.236,5 280.274,0 1. Rừng tự nhiên 602.372,6 52.340,1 289.424,9 260.607,5 1.1. Rừng gỗ 501.296,2 48.085,6 231.988,0 221.222,6 1.2. Rừng tre nứa 13.304,4 499,6 5.978,5 6.826,3 1.3. Rừng hỗn giao 47.459,5 1.974,1 17.339,7 28.145,6 1.4 Rừng núi đá 40.312,4 1.780,9 34.118,6 4.412,9 2. Rừng trồng 33.562,5 1.084,4 12.811,6 19.666,5 2.1. RT có trữ lượng 16.178,3 299,9 5.871,5 10.006,9 2.2. RT chưa có Tr.Lượng 14.041,8 782,2 6.111,4 7.148,2 2.3. Rừng đặc sản 3.342,3 2,3 828,7 2.511,4 II. Đất chưa có rừng 291.054,7 15.166,7 113.492,1 162.396,0 1. Trạng thái (Ia) 110.029,3 5.236,2 38.278,5 66.514,7 2. Trạng thái (Ib) 86.129,1 4.208,6 35.123,6 46.796,9 3. Trạng thái (Ic) 94.896,3 5.721,9 40.090,0 49.084,4

(Nguồn: Kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Sơn La đến năm 2020)

3.3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng

- Rừng đặc dụng: 68.591,2 ha, chiếm 7,4% tổng diện tích đất lâm nghiệp (trong đó: diện tích có rừng 53.424,5 ha, chiếm 77,88%; diện tích đất chưa có rừng 15.166,7 ha chiếm 22,12%).

- Rừng phòng hộ: 415.728,6 ha chiếm 44,8% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh (trong đó: diện tích có rừng 302.236,5 ha chiếm 72,7%, diện tích chưa có rừng 113.492,1 ha chiếm 27,3%)

- Rừng sản xuất: 442.670 ha, chiếm 47,8% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh (trong đó diện tích có rừng: 280.274,0 ha, chiếm 63,3%, diện tích chưa có rừng là 162.396,0 ha chiếm 36,7%).

3.3.3. Công tác giao đất giao rừng và hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý chủ quản lý

Từ năm 2001-2006 tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho những chủ rừng thuộc 201/204 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố với tổng diện tích 828.428,9 ha, trong đó: Giao cho hộ gia đình, cá nhân: 54.755 giấy CNQSD đất cho 54.755 hộ, diện tích 159.034,9 ha; giao cho nhóm hộ: 34.819 giấy CNQSD đất cho 5.008 nhóm hộ, diện tích giao 62.643,5 ha; giao cho các tổ chức: 2.001 giấy CNQSD đất cho 2.001 tổ chức diện tích giao 164.036,6 ha; giao cho cộng đồng bản: 2.402 giấy CNQSD đất cho 2.402 bản, diện tích giao 442.713,94 ha.

Giai đoạn 2009-2012 tập trung rà soát giao đất, giao rừng để thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Quyết định số 380/QĐ-TTg và Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, kết quả đã rà soát 627.139,7 ha đất lâm nghiệp tại 201 xã, trên địa bàn 12 huyện, thành phố với 61.806 chủ rừng.

Tổng diện tích hiện trạng đất lâm nghiệp 926.989,8 ha chiếm 65,4% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. So với đất lâm nghiệp thì các chủ quản lý chiếm tỷ lệ như sau: Cộng đồng 443.141,6 ha chiếm 47,8%; Ban quản lý rừng 74.242,0 ha chiếm 8,0%; hộ gia đình 159.034,9 ha chiếm 17,2%; Nhóm hộ 62.643,5 ha chiếm 6,8%; Tổ chức 163.602,3 ha chiếm 17,6% (trong đó LLVT quản lý 11.547,4 ha); UBND xã 13.286,4 ha chiếm 1,4%; DNNN 11.039,0 ha chiếm 1,2%. Chi tiết các loại rừng xem Bảng 3.3

Bảng 3.3 Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý tỉnh Sơn La

Đơn vị tính: ha

(Nguồn: Kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Sơn La đến năm 2020)

Cơ bản tỉnh Sơn La hoàn thành công tác giao đất, giao rừng. Có khá nhiều các thành phần kinh tế tham gia quản lý rừng và đất lâm nghiệp, điều này thể hiện chính sách xã hội hoá lâm nghiệp đã đi vào thực tiễn. Các thành phần được giao phần lớn có ý thức chấp hành pháp luật đóng góp vào tăng độ che phủ rừng của tỉnh. Tuy nhiên, một bộ phận người dân do đời sống còn nhiều khó khăn trong khi đó đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế từ rừng còn hạn chế do đó

Cộng BQL rừng DNNN Cộng đồng Tổ chức Nhóm hộ LLVT Hộ gia đình UBND Đất lâm nghiệp 926.989,8 74.242,0 11.039,0 443.141,6 152.054,9 62.643,5 11.547,4 159.034,9 13.286,4 1. Rừng tự nhiên 602.372,6 54.698,2 7.475,9 298.001,7 95.797,5 35.077,0 7.703,5 93.465,2 10.153,6 1.1.Rừng gỗ lá rộng 501.296,2 50.379,9 5.975,0 240.096,0 89.352,1 29.529,5 7.617,6 69.637,2 8.708,9 a) Rừng giầu 29.002,8 16.603,4 - 4.243,6 7.155,1 10,7 188,7 801,3 - b) Rừng trung bình 43.753,9 6.873,1 3.692,8 14.148,1 7.632,9 905,0 1.016,3 8.602,8 882,9 c) Rừng nghèo 80.489,4 5.787,7 568,5 41.523,1 17.389,2 874,8 416,6 11.627,1 2.302,4 d) Rừng phục hồi 348.050,2 21.115,7 1.713,7 180.181,3 57.174,9 27.739,0 5.996,1 48.606,0 5.523,6 1.2 Rừng hỗn giao 13.304,4 499,6 274,6 7.311,5 376,0 792,6 43,7 3.784,5 222,0 1.3.R tre,nứaT/loài 47.459,5 2.037,8 1.184,2 25.728,3 3.230,7 2.651,4 42,1 12.238,9 346,1 1.4. Rừng núi đá 40.312,4 1.780,9 42,1 24.865,9 2.838,8 2.103,5 - 7.804,6 876,6 2. Rừng trồng 33.562,5 1.177,0 999,3 13.566,5 4.124,0 1.140,1 7,5 12.460,2 87,9 2.1. RT có trữ lượng 16.178,3 299,9 641,4 7.959,7 2.306,0 774,7 - 4.156,8 39,8 2.1. RT chưa có TL 14.041,8 874,8 43,4 5.068,9 1.818,0 365,4 3,2 5.820,0 48,1 2.3. Rừng đặc sản 3.342,3 2,3 314,5 537,9 - - 4,3 2.483,4 - 3. Đất chưa có rừng 291.054,7 18.366,9 2.563,7 131.573,5 52.133,4 26.426,5 3.836,3 53.109,5 3.044,9 3.1 IA 110.029,3 6.480,0 1.289,0 40.936,9 25.752,7 15.971,7 1.847,7 16.541,7 1.209,6 3.2 IB 86.129,1 5.426,9 462,8 51.146,7 11.662,1 1.648,7 463,4 14.946,2 372,3 3.3 IC 94.896,3 6.460,0 811,9 39.489,9 14.718,7 8.806,0 1.525,2 21.621,7 1.463,0 Loại đất, loại rừng Thành phần kinh tế

tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và canh tác trồng cây hàng năm trên đất lâm nghiệp vẫn xẩy ra. Mặt khác, giao đất giao rừng chủ yếu trước năm 2003 nên sau quy hoạch 3 loại rừng đã có sự thay đổi nên trong thời gian tới cần rà soát và điều chỉnh lại biến động giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng mà chưa cập nhật.

3.3.4. Diễn biến rừng và trữ lượng các loại rừng

Theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, diện tích rừng toàn tỉnh tăng từ 583.494 ha (năm 2008) lên 635.935 ha (năm 2013), tăng 52.441 ha, bình quân diện tích rừng tăng 10.488,2 ha/năm.

Hình 3.3 Diễn biến rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2008-2013

(Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Sở Nông nghiệp & PTNT)

- Tổng trữ lượng các loại rừng là 16,130 triệu m3 gỗ tăng 3,834 triệu m3 so với năm 2008 (12,296 triệu m3) và 319,3 triệu cây tre nứa các loại, trong đó: Trữ lượng rừng tự nhiên: 15,402 triệu m3 gỗ; tre nứa 319,9 triệu cây và rừng trồng: 0,728 triệu m3 gỗ. Chia theo 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất):

- Rừng đặc dụng: 2,160 triệu m3 gỗ, chiếm 13,4%; tre nứa 13,093 triệu cây. - Rừng phòng hộ 7,676 triệu m3 gỗ, chiếm 48,3%; tre nứa 120,8 triệu cây. - Rừng sản xuất 6,295 triệu m3 gỗ, chiếm 38,4%, tre nứa 185,3 triệu cây.

Bảng 3.4. Trữ lượng rừng

Loại rừng Diện tích(ha) Đơn vị tính Trữ lượng

- Gỗ m³ 16.150.780,8

- Tre, nứa 1000 cây 319.317,4

1. Rừng tự nhiên 602.372,6 1.1. Rừng gỗ lá rộng 501.296,2 m³ 7.622.418,1 a) Rừng giầu 29.002,8 m³ 1.163.981,2 b) Rừng trung bình 43.753,9 m³ 707.937,2 c) Rừng nghèo 80.489,4 m³ 868.672,2 d) Rừng phục hồi 348.050,2 m³ 4.881.827,6 1.2. Rừng hỗn giao 13.304,4 m³ 183.646,7 1000 cây 18.814,3

1.3. Rừng Tre, Nứa 47.459,5 1000 cây 182.692,8

1.4. Rừng núi đá 40.312,4 m³ 125.656,9

2. Rừng trồng 33.562,5 m³ 728.025,7

(Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến rừng của Sở NN & PTNT và kết quả rà soát bổ sung)

Nhìn chung trữ lượng rừng của tỉnh Sơn La không lớn, trữ lượng rừng tự nhiên là chủ yếu, trong đó rừng giàu và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp 12,2%,

rừng phục hồi chủ yếu rừng non có trữ lượng thuộc trạng thái (IIa), (IIb) chiếm 87,8 %; Rừng trồng sản xuất trữ lượng thấp (tăng trưởng bình quân về trữ lượng đạt 9-10 m3/năm). Để nâng cao chất lượng, năng lực phòng hộ và giá trị kinh tế của rừng cần phải có các giải pháp khai thác tính đa dạng sinh học, tính sinh quyển lớn trong công tác tham quan, du lịch, học tập nghiên cứu và cơ chế giảm phát thải nhà kính để tăng nguồn thu nhập cho chủ rừng.

3.3.5. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp lưu vực công trình thuỷ điện

Sông Đà chảy qua tỉnh có diện tích lưu vực 9.874 km2; Sông Mã chảy qua tỉnh có diện tích lưu vực 2.800 km2. Toàn tỉnh có 98 công trình thủy điện được quy hoạch. Trong đó có 57 thủy điện đã được triển khai thực hiện với tổng công suất khoảng 4000 MW, sản lượng điện trung bình khi hoàn thành tất cả các nhà máy thủy điện là 15,5 tỷ KW/h. Kinh phí thu được từ DVMTR theo quy định tại

Nghị định 99/2010/NĐ-CP khoảng trên 100 tỷ đồng trên năm. Do đó phát triển thuỷ điện gắn với bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực phòng hộ, duy trì nguồn sinh thuỷ, chống xói mòn, giảm tốc độ bồi lắng, đảm bảo công suất hoạt động và tuổi thọ các công trình thuỷ điện là những vấn đề cấp thiết trong thời gian tới. Tuy nhiên hiện nay chất lượng các khu rừng chưa đảm bảo về năng lực phòng hộ, duy trì nguồn sinh thuỷ; cơ chế chính sách gắn trách nhiệm, quyền lợi giữa Doanh nghiệp thuỷ điện với chủ rừng chưa có quy định; các dự án phát triển rừng của Nhà nước còn dài trải chưa lồng ghép, huy động được nguồn lực đầu tư của các thuỷ điện được hưởng lợi từ rừng…

3.3.6. Thực trạng hệ thống quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Hệ thống tổ chức bộ quản lý, chỉ đạo: Hệ thống quản lý nhà nước được tổ chức tại 3 cấp: cấp tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT giao Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; cấp huyện có phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)