CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả đạt được, những tác động của chính sáchchi trả DVMTR đến công tác bảo
4.2.3. Tác động của chính sách đến môi trường
Thực hiện chi trả DVMTR đã góp phần giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng, làm tăng khả năng phòng hộ của rừng để đảm bảo rừng giữ vai trò giữ và cấp nước cho ngành thuỷ điện, thuỷ lợi, nước sạch và du lịch sinh thái.. phát triển, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh Sơn La và các tỉnh lân cận và góp phần giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, hạn chế được hạn hán, lũ lụt… Việc đầu tư vào rừngvẫn đang là hướng đi hiệu quả và tối ưu nhất để có thể bảo đảm nguồn nước sạch cũng như khôi phục các dòng chảy mặt và các tầng nước ngầm sắp sửa cạn kiệt, cùng với những giá trị to lớn khác mà rừng đem lại cho cuộc sống của chúng ta.
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn. Các chức năng này bao gồm: kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước,... Việc mất đi lớp rừng che phủ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu diễn ra việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý [26]. Chúng ta phải trả giá đắt cho việc suy giảm các vùng đầu nguồn do phá rừng và sử dụng đất không hợp lý. Ngày nay, một phần năm dân số thế giới bị thiếu nước sạch để uống và một nửa dân số thế giới thiếu nước cho các nhu cầu vệ sinh[27]. Lượng giá giá trị của rừng trong phòng hộ đầu nguồn đã được nghiên cứu. Xói mòn đất ở nơi phát rừng làm rẫy cao gấp 10 lần ở những khu vực có rừng tự nhiên. Song song với quá trình xói mòn là
sự tích tụ chất lắng đọng tại các vùng lòng hồ, sông, suối…gây ra thiệt hại cho các công trình thuỷ lợi, ước tính khoảng 4USD/ha/năm (Cruz et al, 1988) và các hồ nhân tạo ước tính lên tới 6 tỷ USD/năm (Mahmood, 1987). Trong khi đó, nếu được rừng bảo vệ, lợi ích về chống xói mòn, rửa trôi, lắng đọng bùn cát, kiểm soát dòng chảy có thể lên tới 80 USD/ha/năm (Cruz et al, 1988).
Chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra cơ hội cho việc bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả cao, hạn chế được tình trạng khai thác, mua bán, chế biến, vận chuyển lâm sản, phát rừng làm nương làm rẫy… chất lượng rừng ngày một tốt hơn tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người. Qua phỏng vấn, hầu hết các hộ khảo sát có sự hiểu biết về giá trị của rừng là rất cao ngoài các giá trị thấy được của rừng là gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ rừng còn có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường.
Từ kết quả điều tra các hộ trong khu vực có 19,06% số hộ nhận thấy về giảm xói mòn đất, 39,61% số hộ nhận thấy về giảm lũ lu ̣t, 19,70% số hộ nhận thấy có sự tăng nước vào mùa khô ở các dòng sông, suối và 1,07% số hộ cảm nhận được sự giảm ô nhiểm môi trường. Nhiều nhà khoa học đã đánh giá cao về hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Sơn La, cuộc sống của người dân trong vùng ngày được nâng cao, rừng đang được bảo vệ tốt nhờ vào thực hiện chính sách chi trả DVMTR.