Tác động của chính sách đến xã hội và trong việc cải thiện sinh kế, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả đạt được, những tác động của chính sáchchi trả DVMTR đến công tác bảo

4.2.2. Tác động của chính sách đến xã hội và trong việc cải thiện sinh kế, thu

sinh kế, thu nhập của người làm nghề rừng và cộng đồng địa phương

Đa số những người cung cấp DVMTR ở Sơn La là các hộ nghèo. Vì vậy Chính sách triển khai đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo và xây dựng chương trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta, từng bước xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động, hình thành một nguồn tài chính mới bền vững cho công tác bảo vệ rừng để ổn định đời sống người dân hạn chế tiêu cực và góp phần ổn định an ninh chính trị xã hội. Cụ thể

- Chi trả bình quân cho hộ gia đình năm 2011-2012 là: 312.000 đồng/01/hộ, năm 2014 tăng lên là 558.000 đồng/hộ;

- Chi trả bình quân cho Nhóm hộ năm 2011-2012 là: 1.375.00 đồng/01 nhóm hộ, năm 2014 là 3.084.000 đồng/nhóm hộ;

- Chi trả bình quân cho Cộng đồng năm 2011-2012 là 13.353.000 đồng/01cộng đồng, năm 2014 là 27.567. 000 đồng/ cộng đồng

- Chi trả bình quân cho chủ rừng là tổ chức bản năm 2011-2012 là: 4.947.000 đồng/01tổ chức, năm 2014 là 8.627.000 đồng/01tổ chức.

- Chi trả bình quân cho một tổ chức Nhà nước năm 2011-2012 là: 362.662.000 đồng/Tổ chức, năm 2014 là 412.840.000 đồng/Tổ chức.

Qua kết quả khảo sát đánh giá chính sáchchi trả DVMTR do các tổ chức quốc tế thực hiện thì chính sách đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận về trị của rừng người dân nhận thức được rằng giữ được rừng là có cuộc sống ấm no, có cơm ăn, áo mặc, không còn khó khăn như những năm trước đây khi chưa có chính sách. Từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia, huy động được nguồn nhân lực lớn trong xã hội tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng một cách thường xuyên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế, chính trị ở địa phương.

Mặt khác với tổng số tiền chi trả DVMTR cho các cộng đồng bản toàn tỉnh khoảng 50 tỷ đồng/năm sẽ là một nguồn tài chính quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Sơn La, thay vì phải đóng góp tiền tại nhiều địa phương trong tỉnh các cộng đồng bản ngoài việc đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng và nâng cao đời sống người dân, còn được sử dụng hiệu quả cho việc xây dựng các trình nông thôn mới như: Chi đầu tư cho tổ đội bảo vệ rừng và xây dựng các công trình bảo vệ rừng, sửa đường liên bản; xây dựng nhà văn hóa, lớp học, các công trình nước sạch

vệ sinh môi trường... với tổng số tiền trên 12,136 tỷ đồng. Theo điều tra của đề tài tại 55 bản tại 03 xã thuộc 3 vùng kinh tế của tỉnh từ khi có đường bê tông đã giúp người dân tiêu thu nông sản dễ hơn thu nhập cao hơn và đời sống người dân được cải thiện giảm được áp lực phá rừng. Chi tiết xem hình 4.7 và phụ lục 13

Hình 4.7. Kết quả khảo sát mức chi trả và nội dung sử dụng chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các cộng đồng bản

Sau khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR có những tác động tích cực tới công tác quản lý bảo vệ rừng. Qua khảo sát các chủ rừng, các cộng đồng bản có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ rừng, họ đề ra quy ước người dân trong thôn, bản không được lấn chiếm phá rừng trái phép, các hộ phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau thành lập tổ, nhóm thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, kiên quyết không cho phá rừng, họ kết hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân không được phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, với cách làm này đã tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân bảo vệ rừng. Do đó tình trạng phá rừng, làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép…đã giảm đi đáng kể

(năm 2014 giảm 382 vụ so với năm 2009). Chất lượng rừng ngày một năng cao, tăng khả năng phòng hộ, phát huy được vai trò, giá trị của rừng trong việc cung cấp chất lượng DVMTR ngày một tốt hơn.

Qua khảo sát thực tế từ các đơn vị chi trả DVMTR trong tỉnh đều cảm nhận được chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là rất quan trọng đã đem lại lợi ích cho các bên liên quan và xã hội giảm được nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)