Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Sơn La thuộc miền núi vùng Tây Bắc Việt Nam, nằm trong tọa độ địa lý: 20o39' – 20o02' vĩ độ Bắc và 103o11' - 105o02' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với các tỉnh Lào Cai và Yên Bái; phía Đông giáp với tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, Điện Biên và phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới Việt - Lào dài 250 km. Tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên 1.417.444ha, chiếm 4,3% diện tích của cả nước, đứng thứ 3 về quy mô, trong số 64 tỉnh, thành toàn quốc. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính là: 1 thành phố và 11 huyện.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Sơn La

Sơn La là cầu nối Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Tây Bắc. Sơn La có đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, tạo cho tỉnh

những điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội với các tỉnh trong vùng và giao lưu quốc tế.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Địa hình của tỉnh Sơn La chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Độ cao tuyệt đối trung bình từ 600 - 1.000 m với 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam. Độ dốc bình quân trên 250. Do đặc điểm kiến tạo địa chất vùng

núi có địa thế hiểm trở, núi cao xen kẽ các hẻm sâu, độ chia cắt sâu và mạnh. Vùng giữa Sông Đà và Sông Mã hình thành nên 2 cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu độ cao từ 800 - 1.000m, diện tích khoảng 2 vạn ha và cao nguyên Sơn La - Nà Sản độ cao 600 - 800m, diện tích khoảng 1,5 vạn ha. địa hình tương đối rộng và bằng phẳng, đất đai tốt, có ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn, quy mô tập trung theo hướng hàng hoá với cơ cấu đa dạng gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi và phát triển rừng nguyên liệu.

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

* Khí hậu: Sơn La chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và khô, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm là 200C - 220C, tối cao trung bình 270C và tối thấp trung bình 16,70C, thấp nhất tuyệt đối vào các tháng 12, tháng 1 (0 - 50C). Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 7.5500C. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.027 giờ.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 111,4 mm, lượng mưa mùa mưa chiếm 86% tổng lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm không khí khá cao 80,4%. Mùa hè có nắng và mưa nhiều cộng với địa hình, độ cao lý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển lâm nghiệp đặc biệt là thuận lợi cho việc khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng.

Tuy nhiên do mùa đông khô hạn, kéo dài, gió Lào khô nóng, mùa hè có bão và mưa lớn, gây ra các hiện tượng thời tiết xấu như sương muối, rét đậm, rét hại, mưa đá, gió lốc, lũ quét… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng như cháy rừng, trồng rừng thành rừng với tỷ lệ thấp...

* Thuỷ văn: Sơn La có hệ thống thủy văn phong phú với 2 hệ thống chính là sông Đà và sông Mã. Sông Đà chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 253 km, tổng diện tích lưu vực thuộc tỉnh khoảng 9.874km2. Sông Mã chảy qua tỉnh có độ dài 93 km, diện tích lưu vực khoảng 2.800 km2.Sông suối có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng cho làm thuỷ điện. Ngoài ra còn có khoảng 5.000 ha hồ chứa nước thuỷ lợi. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sản xuất và một phần cho sinh hoạt của dân cư trong mùa khô.

Tuy nhiên do phân bố không đều, phần lớn nước mặt thấp hơn mặt đất canh tác cho nên việc khai thác, sử dụng cho phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, gây tốn kém. Mặt khác, những trận lũ quét và lở đất ven sông suối, ven đường giao thông, gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng

* Đất đai: Tổng diện tích đất đai toàn tỉnh 1.417.444 ha, đứng thứ 3 cả nước, bình quân khoảng 1,27 ha/người. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất như sau:

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sơn La theo đơn vị hành chính

TT Đơn vị

Diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng D.tích (ha) % D.tích (ha) % D.tích (ha) % D.tích (ha) % Toàn tỉnh 1.417.444 100 927.515 100 69.628 100 420.301 100 1 TP. Sơn La 32.493 2,29 23.989 2,59 2.226 3,20 6.279 1,49 2 Thuận Châu 153.873 10,86 117.053 12,62 4.779 6,86 32.041 7,62 3 Mường La 142.924 10,08 85.391 9,21 9.794 14,07 47.740 11,36 4 Quỳnh Nhai 106.090 7,48 60.760 6,55 17.359 24,93 27.971 6,65 5 Mai Sơn 143.247 10,11 102.054 11,00 5.464 7,85 35.730 8,50 6 Yên Châu 85.937 6,06 68.508 7,39 3.328 4,78 14.101 3,36 7 Mộc Châu 108.166 7,63 84.021 9,06 4.758 6,83 19.387 4,61 8 Vân Hồ 97.985 6,91 71.092 7,66 3.429 4,93 23.463 5,58 9 Phù Yên 123.655 8,72 80.156 8,64 7.062 10,14 36.437 8,67 10 Bắc Yên 110.371 7,79 61.606 6,64 5.296 7,61 43.470 10,34 11 Sông Mã 164.616 11,61 103.044 11,11 4.258 6,11 57.314 13,64 12 Sốp Cộp 148.080 10,45 69.842 7,53 1.877 2,70 76.369 18,17

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La - Thống kê đất đai 2014)

* Thổ nhưỡng: Vùng đất lâm nghiệp chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và đất mùn Feralit trên núi chiếm tới 90% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Vùng đất có độ dốc cao trên 25o chiếm 86%. Tuy nhiên có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng và rộng lớn là cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dày như đất đỏ vàng và đất nâu vàng trên đá vôi rất thích hợp để phát triển nông, lâm nghiệp hàng hoá có quy mô tập trung.

Nhìn chung, độ dày tầng đất từ trung bình đến dày, đất tầng dày trên 100cm, chiếm khoảng 34%; tầng dày 50-70cm, chiếm 36% và dưới 50 cm, chiếm 30%. Độ phì của đất nhìn chung ở mức trung bình phù hợp cho nhiều loài cây lâm nghiệp phát triển tốt như Thông, Bạch đàn, Keo, Luồng, Lùng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)