Diễn biến rừng và trữ lượng các loại rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Đặc điểm đất lâm nghiệp và hệ thống quản lý bảo vệ rừng

3.3.4. Diễn biến rừng và trữ lượng các loại rừng

Theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, diện tích rừng toàn tỉnh tăng từ 583.494 ha (năm 2008) lên 635.935 ha (năm 2013), tăng 52.441 ha, bình quân diện tích rừng tăng 10.488,2 ha/năm.

Hình 3.3 Diễn biến rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2008-2013

(Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Sở Nông nghiệp & PTNT)

- Tổng trữ lượng các loại rừng là 16,130 triệu m3 gỗ tăng 3,834 triệu m3 so với năm 2008 (12,296 triệu m3) và 319,3 triệu cây tre nứa các loại, trong đó: Trữ lượng rừng tự nhiên: 15,402 triệu m3 gỗ; tre nứa 319,9 triệu cây và rừng trồng: 0,728 triệu m3 gỗ. Chia theo 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất):

- Rừng đặc dụng: 2,160 triệu m3 gỗ, chiếm 13,4%; tre nứa 13,093 triệu cây. - Rừng phòng hộ 7,676 triệu m3 gỗ, chiếm 48,3%; tre nứa 120,8 triệu cây. - Rừng sản xuất 6,295 triệu m3 gỗ, chiếm 38,4%, tre nứa 185,3 triệu cây.

Bảng 3.4. Trữ lượng rừng

Loại rừng Diện tích(ha) Đơn vị tính Trữ lượng

- Gỗ m³ 16.150.780,8

- Tre, nứa 1000 cây 319.317,4

1. Rừng tự nhiên 602.372,6 1.1. Rừng gỗ lá rộng 501.296,2 m³ 7.622.418,1 a) Rừng giầu 29.002,8 m³ 1.163.981,2 b) Rừng trung bình 43.753,9 m³ 707.937,2 c) Rừng nghèo 80.489,4 m³ 868.672,2 d) Rừng phục hồi 348.050,2 m³ 4.881.827,6 1.2. Rừng hỗn giao 13.304,4 m³ 183.646,7 1000 cây 18.814,3

1.3. Rừng Tre, Nứa 47.459,5 1000 cây 182.692,8

1.4. Rừng núi đá 40.312,4 m³ 125.656,9

2. Rừng trồng 33.562,5 m³ 728.025,7

(Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến rừng của Sở NN & PTNT và kết quả rà soát bổ sung)

Nhìn chung trữ lượng rừng của tỉnh Sơn La không lớn, trữ lượng rừng tự nhiên là chủ yếu, trong đó rừng giàu và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp 12,2%,

rừng phục hồi chủ yếu rừng non có trữ lượng thuộc trạng thái (IIa), (IIb) chiếm 87,8 %; Rừng trồng sản xuất trữ lượng thấp (tăng trưởng bình quân về trữ lượng đạt 9-10 m3/năm). Để nâng cao chất lượng, năng lực phòng hộ và giá trị kinh tế của rừng cần phải có các giải pháp khai thác tính đa dạng sinh học, tính sinh quyển lớn trong công tác tham quan, du lịch, học tập nghiên cứu và cơ chế giảm phát thải nhà kính để tăng nguồn thu nhập cho chủ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)