Thực trạng triển khai thực hiện chính sáchchi trả dịch vụ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 54 - 77)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1. Cơ sở pháp lý, thực trạng và kết quả thực hiện chính sáchchi trả dịch vụ mô

4.1.2. Thực trạng triển khai thực hiện chính sáchchi trả dịch vụ môi trường

trường rừng tại tỉnh Sơn la.

4.1.2.1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, quản lý điều hành:

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch số 2495/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 để giao nhiệm vụ tổ chức triển hiện chính sách. Trong đó tập trung một số nội dung chính như: Kiện toàn Ban chỉ đạo; Tuyên truyền, phổ

biến, nâng cao nhận thức của xã hội về chính sách chi trả DVMTR, kiện toàn tổ chức lại bộ máy của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng và hệ thống chi trả các cấp; xây dựng các dự án để triển khai khai chính sách; Tổ chức xây dựng cơ chế chi trả DVMTR; Điều tra xác định các đối tượng cung cấp và sử dụng DVMTR; Tổ chức thu và chi trả DVMTR cho các chủ rừng; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách để đảm bảo minh bạch và công bằng…

Đồng thời đã kiện toàn lại tổ chức Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ trrên cơ sở Ban chỉ đạo thí điểm theo Quyết định 380/QĐ-TTg phủ gồm 11 sở, ngành, do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT là phó ban thường trực, Thành viên là lãnh đạo các ngành: Tài chính, Kế hoạch – đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Công thương, Văn hóa – thể thao và du lịch….

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống chỉ đạo, điều hành chính sách của tỉnh Sơn La

- Tỉnh đã ban hành trên 30 văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau: Quyết định 2804/QĐ-UBND về việc áp dụng hệ số K để điều chỉnh mức chi trả DVMTR, Quyết định số 2035/QĐ- UBND ngày 18/9/2012 quy định tỷ lê ̣ trích lâ ̣p và sử du ̣ng nguồn kinh phí

quản lý, kinh phí dự phòng trích từ nguồn ủy thác chi trả DVMTR; Quyết định 1635/QĐ-UBND ngày 02/8/2012 về phê duyệt danh sách các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền hàng năm, Phê duyệt kế hoạch thu, chi và dự toán chi phí quản lý của Quỹ hàng năm…

* Qua sơ đồ tổ chức trên và hệ thống các văn bản chỉ đạo của tỉnh ta thấy tổ chức bộ máy của tỉnh Sơn La khá hệ thống, giúp cho tổ chức chỉ đạo triển khai chính sách cơ bản bảo đảm tính thống nhất từ tỉnh xuống cơ sở. Tuy nhiên, do đây là một chính sách mới, lực lượng cán bộ chủ yếu kiêm nhiệm, chế độ phụ cấp thấp hoặc không có nên tại một số địa phương việc triển khai đôi khi chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tiến độ thực hiện còn chậm chưa đảm bảo tiến độ theo quy định nhất là trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm, việc rà soát và nghiệm thu xác định danh sách, diện tích rừng cung ứng dịch đủ điều kiện được chi trả dịch vụ môi trường rừng.

4.1.2.2. Về tổ chức bộ máy của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và hệ thống quản lý thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 8/6/2009 của UBND tỉnh Sơn La để thực hiện chính sách thí điểm. Tuy nhiên thực tế triển khai thí điểm còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại như: Do làm kiêm nhiệm nên công việc thực hiện chậm, thiếu chuyên nghiệp, số người tham gia lớn với trên 3000 người nên kinh phí quản lý không đủ chi... Vì vậy UBND tỉnh Sơn La đã kiện toàn lại Quỹ bảo vệ và phát triển triển rừng tỉnh chuyển từ làm việc kiêm nhiệm (trên 3000 người tham gia) chuyển sang chế độ chuyên trách, tổ chức quản lý chi trả DVMTR theo 2 cấp (tỉnh và huyện) gồm 68 người. Bộ máy của Quỹ gồm:

- Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm gồm 7 thành viên là lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Quỹ, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục Lâm nghiệp.

- Ban kiểm soát làm việc theo chế độ kiêm nhiệm gồm 3 thành viên: Trưởng ban là Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban điều hành quỹ làm việc theo chế độ chuyên trách với tổng số cán bộ, viên chức là 58 người. Được phân chia thành 2 cấp:

+ Cấp tỉnh: gồm lãnh đạo Quỹ và 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Nhiệm vụ chính chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệm vụ của hệ thống quỹ, huy động các nguồn lực cho bảo vệ phát triển rừng, thu tiền của các đơn vị sử dụng dịch vụ và giải ngân chi trả cho các chủ rừng trên địa bàn thành phố và chi trả cho các chủ rừng là tổ chức...

+ Cấp huyện: gồm 11 Chi nhánh Quỹ cấp huyện. Nhiệm vụ đôn đốc thu tiền của các đơn vị sử dụng dịch vụ và giải ngân chi trả cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng bản… trên địa bàn các huyện; hướng dẫn các chủ rừng quản lý sử dụng tiền đúng mục đích và hiệu quả.

Hình 4.2. Sơ đồ tổng quan về tổ chức bộ máy của Quỹ BV&PTR Sơn La

* Qua sơ đồ trên ta thấy tổ chức bộ máy của quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La được kiện toàn khá đồng bộ đã cơ bản ổn định, làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên

tổ chức bộ máy vẫn còn khá cồng kềnh so với các tỉnh, thành phố trong cả nước và hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ do hiện tại Quỹ thực hiện nhiệm vụ duy nhất là thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vì vậy rất lãng phí nguồn nhận lực hiện có mà trong khi đó bộ máy hành chính lớn dẫn chi phí trung gian cho bộ máy hành chính thực hiện chi trả khá cao khoảng 8-10 tỷ đồng/năm.

4.1.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức:

UBND giao Ban chỉ đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, các sở, ngành và các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương để cập nhật đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình, kết quả triển khai Chính sách tới các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng có nghĩa vụ chi trả dịch vụ và đối tượng tạo ra dịch vụ môi trường rừng. Cụ thể:

- Trong 4 năm Tổ chức được tổ chức trên 10 Hội nghị cấp tỉnh, 20 hội nghị tại các huyện. Tổ chức xây dựng mới được 20 pa nô, 80 biển báo, 6000 tờ rơi, 01 sổ tay tuyên truyền hướng dẫn quản lý sử dụng tiền DVMTR;

- Phối hợp với các cơ quan báo, chí trung ương và tỉnh xây dựng được 8 tin bài, phóng sự đăng tải trên các báo và tạp trí. Đồng thời phối hợp với đài truyền hình tỉnh và Trung ương xây dựng được 04 phóng sự truyền hình về lợi ích kinh tế của chính sách chi trả DVMTR để phát trên kênh truyền hình trung ương và đài truyền hình Sơn La để phổ biến, tuyên truyền.

* Qua phân tích trên cho thấy công tác tuyên truyền, nhận thức về giá trị môi trường rừng đã được các cấp, ngành, cơ sở và người dân làm nghề rừng và đã tạo được sự đồng thuận trong xã hội đặc biệt là các các chủ rừng, các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên hình thức tuyên

truyền còn chưa phong phú mới tập trung tuyên truyền đến cán bộ tại các cơ quan chức năng của tỉnh huyện, chưa chú trọng truyên tuyền đến cấp xã, bản và người dân nên nội dung tuyên chưa phù hợp với với trình độ nhận thức của người dân và các bên liên quan dẫn tới việc tuyên truyền chưa sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân và các đơn vị sử dụng dịch vụ phải chi trả tiền... Do đó một số bộ phận người dân và đơn vị sử dụng dịch vụ phải chi trả tiền chưa hiểu rõ chính sách nên đồng thuận cao thực hiện chưa nghiêm.

4.1.2.4. Xác định phạm vi, đối tượng và loại dịch vụ áp dụng

Theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Các bên sử dụng DVMTR phải chi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Mức chi trả được quy định: Các cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/1kwh điện

thương phẩm. Các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 40 đ/m3 nước

thương phẩm. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1% đến 2% trên doanh thu. Riêng cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước

từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản cũng phải trả tiền DVMTR (Tuy nhiên đến

nay chưa có hướng dẫn cụ thể về mức chi trả tiền DVMTR với các đối tượng này).

- Phạm vi thực thiện: Được sự giúp đỡ của Cục Lâm nghiệp (nay là Tổng cục Lâm nghiệp), Chương trình lâm nghiệp Việt Đức (GIZ) dự án điều tra xác định đối tượng cung cấp, sử dụng DVMTR và dự án rà soát giao đất giao rừng từ giai đoạn thí điểm xác định địa bàn tỉnh có 2 lưu vực chính là: Sông Đà có khoảng 421.908 ha rừng thuộc địa bàn157 xã. Thực hiện số 99/2010/NĐ-CP tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai dự án rà soát giao đất giao rừng tại lưu vực Sông Mã xác định có 215.000 ha rừng thuộc địa bàn 44 xã.

+ Đối tượng cung cấp DVMTR được nhận tiền chi trả DVMTR: (1)Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp hoặc khoán ổn định lâu và đất lâm nghiệp để đầu tư trồng rừng; (2) Các doanh nghiệp, tổ chức được giao hoặc cho thuê đất rừng để quản lý, bảo vệ, đầu tư trồng rừng.

Tại tỉnh Sơn La mặc dù đã tiến hành giao đất giao rừng xong từ năm 2001 đến năm 2006. Tuy nhiên, sau gần 10 năm diễn biến hiện trạng rừng ở nhiều địa bàn có nhiều biến động nhưng chưa được cập nhật vào bản đồ hồ sơ theo dõi diễn biến rừng và ranh giới không rõ ràng trên thực địa nên nhiều chủ rừng không biết rừng của mình ở đâu. Do vậy để đáp ứng yêu cầu của chính sách chi trả DVMTR là việc chi trả đúng đối tượng và đúng diện tích của từng chủ rừng nên ở nhiều địa bàn phải tiến hành rà soát, điều chỉnh kết quả giao đất giao rừng. Do khó khăn về kinh phí từ năm 2008 đến năm 20112 tỉnh Sơn La mới hoàn thành xong công tác rà soát giao đất giao rừng và xác định được 627.140 ha rừng thuộc quản lý của 61.806 chủ rừng. Trong đó chủ rừng là: hộ gia đình, cá nhân là 52.710, nhóm hộ là 4.542 , cộng đồng bản là 3.077, tổ chức chính trị xã hội của bản là: 1.424 và chủ rừng là tổ chức nhà nước là: 54, thuộc địa bàn 201 xã. Trong đó: 157 xã thuộc lưu vực Sông Đà và 44 xã thuộc lưu vực Sông Mã. Chi tiết xem phụ lục số 02.

+ Đối tượng sử dụng DVMTR phải chi trả tiền: Cho đến hết năm 2014 có 30 đơn vị sử dụng DVMTR. Trong đó: 23 đơn vị có lưu vực nội tỉnh chi trả trực tiếp về Quỹ của tỉnh ( gồm 22 thủy điện và 01 công ty cổ phần cấp nước Sơn La); 07 đơn vị sử dụng DVMTR lưu vực liên tỉnh (gồm: 06 thủy điện và 01 công ty cổ phần cấp nước Hà nội) chi trả thông qua quỹ TW để điều tiết cho các tỉnh theo diện tích rừng từng tỉnh trong lưu vực. Chi tiết xem bảng 4.1 và phụ lục 03

Bảng 4.1.Tổng hợp danh sách đối tượng sử dụng và cung cấp DVMTR

- Về loại dịch vụ môi trường rừng phải thu: Có 5 loại dịch vụ môi trường rừng được xác định phải thu trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện tỉnh Sơn La xác định nguồn thu chủ yếu gồm 2 loại dịch vụ chính:

+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối. + Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội. Còn 3 loại dịch vụ khác như: (1)Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; (2) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho

STT Đối tượng Đơn vị tính năm 2011 năm 2012 năm 2013 năm 2014 Ghi chú

1 Bên sử dụng DVMTR tỉnh ký hợp đồng 30

1.1 Thủy điện Nhà máy 28

1.2 Nước sạch Nhà máy 2

1.3 Du lịch Công ty 0

2 Bên cung ứng DVMTR (chủ rừng) 37.613 39.738

2.1 Chủ rừng là Tổ chức 34 36

- Tổ chức nhà nước Tổ chức 34 35

- Tổ chức không phải nhà nước Tổ chức 1 1

2.2 Chủ rừng là Hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng Hộ 37.578 39.701

2.3 Tổ chức không phải chủ rừng được nhà nước giao trách

nhiệm quản lý rừng Tổ chức 1 1 1 15 28 2 0 14 37.611 1 30 37.595

nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản, hiện chưa thu được UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành nghiên cứu cơ chế để thu tại tỉnh.

- Mức chi trả DVMTR cho chủ rừng: Để đảm bảo công bằng cho người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời nhằm khuyến khích bảo vệ, phát triển rừng cung ứng DVMTR ngày một tốt hơn, Nghị định 99 quy định mức chi trả DVMTR được điều chỉnh theo hiệu quả môi trường của từng lô rừng. Hệ số hiệu chỉnh mức chi trả cho các lô rừng phù hợp với giá trị môi trường mà chúng tạo ra được gọi là hệ số hiệu chỉnh mức chi trả DVMTR (gọi là hệ số K). Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có Thông tư số 80/2011/TT- BNNPTNT ngày 23/11/ 2011 về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR, các hệ số K thành phần được quy định như sau:

+ Hệ số K1: điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo trạng thái và trữ lượng rừng. Hệ số K1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; và 0,90 đối với rừng nghèo và rừng phục hồi. Trạng thái và trữ lượng rừng xác định theoThông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

+ Hệ số K2: điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mục đích sử dụng rừng. Hệ số K2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; và 0,90 đối với rừng sản xuất. Mục đích sử dụng rừng xác định theo quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

+ Hệ số K3: điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo

nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Hệ số K3 có

giá trị bằng: 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,9 đối với rừng trồng.

+ Hệ số K4: điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mức độ khó khăn

đối với việc bảo vệ rừng, gồm yếu tố xã hội và địa lý. Hệ số K4 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng rất khó khăn trong bảo vệ; 0,95 đối với rừng khó khăn trong bảo vệ; và 0,90 với rừng ít khó khăn trong bảo vệ[15].

- Theo kết quả nghiên cứu của GS.TS. Vương Văn Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp về xác định hiệu số hiệu chỉnh chi trả DVMTR, hệ số K tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 54 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)