CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Chi trả di ̣ch vụ môi trường rừng ở Viê ̣t Nam
1.2.3. Chính sách chi trả di ̣ch vụ môi trường rừng ở Viê ̣t Nam và các bài học
bài học kinh nghiệm rút ra.
Năm 2007, Bô ̣ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã yêu cầu Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á (ARBCP) giúp xây dựng mô ̣t chính sách thí điểm về chi trả DVMTR ở Viê ̣t Nam. Ngày 10/42008 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 380/QĐ-TTg về “chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng” áp dung thí điểm tại 2 tỉnh Lâm đồng và Sơn La từ năm 2008 đến năm 2010, nhằm tạo cơ sở cho xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước.
Sau thời gian thí điểm thành công tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP để áp
dụng chung trên cả nước. Nghị định đã thay đổi cách nhìn và quản lý rừng ở Việt Nam, là một chiến lược dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ, phát triển rừng; tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đồng thời tạo ra các nguồn tài chính bền vững và tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan cho công cuộc bảo vệ rừng ở Việt Nam.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng đang ngày càng nhâ ̣n được nhiều mối quan tâm từ cả các nhà lâ ̣p chính sách lẫn các nhà khoa ho ̣c như mô ̣t cơ chế để chuyển các giá tri ̣ phi thi ̣ trường của môi trường thành các khuyến khích tài chính cho người dân đi ̣a phương có vai trò cung cấp DVMTR đươ ̣c mua bởi người mua (là người hưởng lợi từ di ̣ch vu ̣ môi trường) khi và chỉ khi, người cung cấp (là chủ rừng ở đi ̣a phương) đảm bảo viê ̣c cung cấp DVMTR đó [20]. Cơ chế thực hiện chi trả DVMTR rất đơn giản: kết nối các nhà quản lý rừng ở địa phương với người sử dụng DVMTR thông qua chi trả trực tiếp (Wunder 2005). Những người sử dụng DVMTR ở vùng hạ lưu trả tiền cho những người quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn [21]. Dựa vào các nghiên cứu của Winrock và giáo sư, tiến sĩ Vương Văn Quỳnh – Trường Đại học lâm nghiệp đưa ra mức chi trả là 20 đồng/kWh điện thương phẩm đối với các cơ sở sản xuất thủ y điê ̣n, 40 đồ ng/m3 nướ c sa ̣ch thương phẩm đối với sản xuất nước sạch và 0,5-2% tổng doanh thu đối với các kinh doanh du li ̣ch dựa vào rừng và xác đi ̣nh “những người cung cấp di ̣ch vu ̣”, là cá nhân, hô ̣ gia đình, cô ̣ng đồng đươ ̣c giao rừng sẽ là những người hưởng lợi chính từ chính sách.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011- 2014 đạt gần 4.185 tỷ đồng. Nguồn thu này đã có tác động đến quản lý, bảo vệ 3,653 triệu ha rừng. Mức chi trả tiền DVMTR cho chủ rừng bình quân toàn quốc đạt trên 200.000 đồng/ha.
Sau hơn 4 năm thực hiện chính sách tỉnh bước đầu cho thấy đây chính sách đúng đắn phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững, chính sách đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản trong đó trọng tâm là 03 vấn đề cơ bản về: môi trường, kinh tế và xã hội, cụ thể: Thông qua chính sách đã lượng hóa giá trị môi trường rừng như về vai trò điều tiết nguồn nước, chống bồi lắng lòng hồ, giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của các nhà máy thủy điện; tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người làm nghề rừng và góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước, đồng thời huy động hình thành một nguồn tài chính mới ổn định bền vững cho công tác bảo vệ rừng.
Tuy nhiên đây là một vấn đề mới, chỉ được thực hiện từ năm 2008 nên quá trình thực hiện trên cả nước còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời, chưa nhận được sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân và các bên liên quan; Việc rà soát xác định chủ rừng, diện tích rừn được chi trả DVMTR kéo dài; Việc quản lý sử dụng tiền của một số chủ rừng chưa hợp lý nhất là chủ những chủ rừng là cộng đồng bản; Thiếu cơ chế giám sát đánh giá và chế tài sử phạt; Tình hình thu nộp nợ đọng tiền chi trả DVMTR đối với các đơn vị sử dụng dịch vụ kéo dài, tiến độ giải ngân chi trả tiền đến các chủ rừng còn một số khâu còn chậm kéo dài, mức chi trả DVMTR còn thấp và phương thức chi trả theo lưu vực có sự chênh lệch lớn về đơn giá chi trả bình quân cho một ha rừng trên địa bàn tỉnh... . Vì vậy cần tiếp tục có các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực để bổ sung cơ sở khoa ho ̣c và thực tiễn để hoàn thiện chính sách (theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014) để tiếp tục triển khai cho những năm tiếp theo.
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU