Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 90 - 104)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.4. Những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thực hiện có cơ sở khoa học

4.4.1. Những bài học kinh nghiệm

Qua kết quả điều tra, phân tích đánh giá thực trạng, những tác đô ̣ng của chính sách một cách toàn diện kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Sơn La và những tồn tại vướng mắc của các tỉnh thành khác trong cả nước, đề tài rút kết những bài học kinh nghiệm và đề ra những những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Sơn La, cũng như các tỉnh thành phố khác trong cả nước trong thời gian tới và nhằm hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR rừng ở Việt Nam như sau:

- Một là, Chính sách chi trả DVMTR là một hướng đi mới huy động được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của chính sách, về vai trò tầm quan trọng của rừng trong việc tạo ra các DVMTR trong các cấp các ngành, trong nhân dân, để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, các chủ rừng, đặc biệt là các đơn vị sử dụng dịch vụ phải chi trả tiền để họ thực hiện chính sách một cách tự giác, tự nguyện có ý nghĩa rất sức quan trọng quyết định đến sự thành công của chính sách và trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng tại mỗi địa phương.

- Hai là, Làm tốt công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ các ngành, các cấp triển khai là nguyên nhân dẫn tới thành công. Cơ quan Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong thực hiện cơ chế chi trả

DVMTR với vai trò hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động chi trả và giám sát, đánh giá kết quả của hoạt động chi trả DVMTR.

- Ba là, Làm tốt công tác xây dựng cơ chế quản lý sử dụng tiền và tổ chức hệ thống chi trả cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Lấy các chủ rừng là tổ chức và cộng đồng làm nòng cốt làm tốt công tác bảo vệ rừng để các chủ rừng khác học tập và làm theo. Đồng thời gắn chi trả dịch vụ môi trường rừng với chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Bốn là, Thực hiện tốt việc giao đất giao rừng, rà soát giao đất giao rừng, xây dựng cơ chế, bộ máy tổ chức chi trả DVMTR phù hợp với tỉnh Sơn La là yếu tố then chốt quyết định tới tiến độ chi trả, thành công của chính sách chi trả DVMTR nói riêng và công tác bảo vệ phát triển rừng nói chung.

- Năm là, Thường xuyên kiện toàn sắp xếp củng cố nâng cao năng lực tổ chức quản lý của cơ quan Kiểm lâm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời hàng năm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện và biểu dương những người tốt việc tốt và uốn nắm những thiếu sót và xử lý nghiêm những vi phạm trong công tác quản lý chỉ đạo điều hành.

Hàng năm phải tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời khen thưởng động viên những nhân tố tích cực, đồng thời khắc phục những yếu kém tồn tại để thực hiện tốt hơn trong những tiếp theo.

- Sáu là, Chính sách chi trả DVMTR là vấn đề mới không chỉ trong nước mà trong khu vực và thế giới. Vì vậy cần có sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của các bộ, ngành TW, lãnh đạo chỉ đạo của từ tỉnh đến cơ sở và của các sở, ngành là rất cần thiết để tỉnh thực hiện chính sách trong bối cảnh giảm nghèo gắn với môi trường.

- Bẩy là, Cần xây dựng hệ thống theo dõi giám sát đánh về tình hình thực hiện nghĩa vụ của các bên thực hiện chính sách cho giá phù hợp với từng

địa phương. Trong đó tập trung giám sát về công tác chi trả, quản lý bảo vệ rừng và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được chi trả đúng mục đích tại các cộng đồng. Làm sao để cộng đồng người dân tự giám sát lẫn nhau.

- Tám là: Hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng đóng góp lớn vào sự thành công của việc thực hiện chính sách trong bối cảnh nước ta còn nghèo việc huy động hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chính sách sẽ thành công hơn...

4.4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Sơn La.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua tại tỉnh Sơn La, thấy được thực trạng triển khai, những thuận lợi, khó khăn thách thức. Tác giả đề tài đề xuất các giải pháp thực hiện để góp phần triển khai thực hiện Chính sách đối với tỉnh Sơn La được tốt hơn như sau:

4.4.2.1. Giải pháp về tổ chức

Qua phân tíchở trên ta thấy bộ máy chỉ đạo điều hành và thực hiện chi trả DVMTR của tỉnh Sơn La được tổ chức khá hệ thống từ tỉnh xuống cơ sở. Tuy nhiên, bộ máy khá cồng kềnh hoạt động chưa hiệu quả và phát huy hết chức năng nhiệm vụ theo quy định. Vì vậy rất lãng phí nguồn nhận lực, chi phí cho bộ máy hành chính khá lớn gấp đôi so với các tỉnh thành khác (bình quân khoảng 8-10 tỷ đồng/năm). Vì vậy đề xuất giải pháp như sau:

- Tập trung kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại cấp tỉnh cấp tỉnh và cấp huyện trên cơ sở gắn với Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng tại từng cấp để tập trung một đầu mối thống nhất việc chỉ đạo. Xây dựng và ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai Nghị định kịp thời đảm bảo đúng quy định.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức lại bộ máy của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La và hệ thống chi trả DVMTR tinh giản, chuyên nghiệp trên cơ sở rà soát điều chỉnh bổ xung các chức năng nhiệm vụ nhằm đáp ứng đủ người, đủ lực để thực hiện nhiệm vụ.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng gắn với ban quản lý bảo vệ và phát triển rừng (trong bối cảnh Bộ Nông nghiêp và PTNT chỉ đạo Chi cục lâm nghiệp sát nhập với Chi cục Kiểm lâm). Để giảm bớt cồng kềnh của bộ máy và tránh lãnh phí nguồn nhân lực và kinh phí như hiện tại của Quỹ.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các các sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, các chế tài hoặc biện pháp sử lý đối với các đơn vị sử dụng DVMTR không thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền hoặc chi trả chậm so với quy định.

4.4.2.2. Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Chính sách chi trả DVMTR là vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình triển khai thực hiện. Do vậy công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của chính sách, về vai trò tầm quan trọng của rừng trong việc tạo ra các DVMTR trong các cấp các ngành, trong nhân dân, để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, các chủ rừng, đặc biệt là các đơn vị sử dụng dịch vụ phải chi trả tiền để cùng thực hiện nghiêm túc có trách nhiệm có ý nghĩa rất sức quan trọng quyết định đến sự thành công của chính sách và trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng tại mỗi địa phương. Ngay từ khi triển khai thực hiện chính sách thí điểm chi trả DVMTR cho đến nay tỉnh Sơn La luôn quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các đối tượng liên quan và cộng đồng dân cư ở địa phương. Tuy nhiên chưa xác định được phương pháp, cách làm phù hợp thường xuyên liên tục nên hiệu quả chưa cao.

Qua điều tra thực tế từ các chủ rừng, các đơn vị sử dụng DVMTR và các bên liên quan và các bên có liên quan nhận thấy công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng góp phần nâng cao sự hiểu biết về chính sách chi trả DVMTR. Từ đó, họ có ý thức trách nhiệm hơn trong vấn đề chi trả và bảo về rừng. Tuy nhiên cần xác định được phương pháp, cách làm phù hợp, triển khai khẩn trương, thường xuyên, kịp thời, hiệu quả và đảm bảo việc thực thi chính sách đúng theo pháp luật. Xuất phát từ kết quả điều tra đề tại đề xuất cận tiếp tục thực hiện một số giải pháp tuyên truyền như sau:

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến chính sách bằng nhiều hình thức đến các cơ quan ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các đối tượng liên quan có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện Chính sách trên địa bàn.

- Tổ chức soạn thảo, in ấn, phát hành các tài liệu, tơ rơi, pa nô, biển báo và tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn quy trình thực hiện chính sách đến các cơ quan ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành phố. Hướng dẫn quy trình quản lý sử dụng tiền đối với chu rừng là cộng cộng đồng, tổ chức…

- Biên tập các bài viết, hình ảnh để phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, thành phố qua các kênh truyền hình, truyền thanh, radio bằng những phóng sự, thước phim tài liệu về những hoạt động của chính sách chi trả DVMTR để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các đơn vị cung ứng, sử dụng DVMTR và người dân. Nhằm vào làm rõ ý nghĩa của chính sách, giải thích về những điều khoản trong chính sách, về quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện chính sách.

Khi biên tập các bài viết, tài liệu tuyên truyền cần chú ý những nội dung, chương trình phù hợp với trình độ nhận thức, điều kiện sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân trong khu vực, thông qua các buổi họp thôn, họp xã, nghiệm thu, ký kết hợp đồng để tuyên truyền bằng những hình ảnh, những

tấm gương vươn lên làm giàu từ việc tham gia thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở địa phương.

4.4.2.3. Giải pháp về về tăng cường năng lực và nguồn lực thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Có thể nói hiệu quả của chính sách chi trả chi trả DVMTR phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhân lực mà ở đó con người là những nhân tố hàng đầu chiếm giữ vai trò quyết định, đến sự thành công hay thất bại của chính sách. Quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong những năm qua ở tỉnh Sơn La đã thực hiện tốt việc huy động tối đa mọi nguồn lực trước tiên là vệ nội lực có ở địa phương đất đai, tài nguyên rừng, công nghệ, lao động từ các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các cộng đồng dân cư tạo điều kiện thuận lợi để triển khai, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thực thi chính sách đạt được hiệu quả nhất định.

Nguồn nhân lực tại tỉnh Sơn La theo kết quả đánh giá của đề tài ở phần 3.2 về các đặc điểm kinh tế, xã hô ̣i trong khu vực cho thấy, khó khăn hiện nay không phải là vốn, hay cơ chế chính sách mà là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đa số người dân trong khu vực có trình độ học vấn thấp, nguồn nhân lực lao động của vùng chủ yếu là nghề nông truyền thống với ruộng đất manh mún, tư liệu đơn giản, thiếu vốn đầu tư, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên và dựa vào kinh nghiệm là chính và các ngành nghề khác đơn giản, đối với các lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và trung bình số lao động tham gia là rất ít. Vì thế, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất cho đồng bào.

Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đây là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài cần phải xác định là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, kết hợp

với sức mạnh, ý thức tự lực, tự cường vươn lên của các tộc người sống ở vùng cao. Để nâng cao năng lực và nguồn lực thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đào tạo, tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ và tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh cho cán bộ các cấp, các liên quan đến việc thực hiện chính sách tại địa phương trên nhiều lĩnh vực bao gồm việc quản lý điều hành, quan trắc môi trường, điều tra khảo sát thực địa, xây dựng bản đồ, thu thập số liệu, dữ liệu, phân tích và báo cáo kết quả...để nâng cao năng lực quản lý, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi để bổ sung cho các cơ quan trong ngành lâm nghiệp của tỉnh. Nâng cao năng lực cho các thành phần kinh tế làm nghề rừng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm, từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Tổ chức có hiệu quả chương trình đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong đó trọng tâm là các ngành về bảo vệ và phát triển rừng.

Trước mắt đối với nhân dân là chủ rừng cần tăng cường tập huấn chỉ dẫn cho họ biết cách tiếp cận thông tin, hình thức tổ chức quản lý tốt trên phần diện tích được giao, khoán bảo vệ rừng, hiểu được cách thức và quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR từ đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ rừng, kiểm lâm với chính quyền địa phương để cùng nhau bảo vệ rừng. Đồng thời cấp chính quyền địa phương thực hiện việc đẩy mạnh cải cách hành chính đơn giản hóa thủ tục hồ sơ chi trả, cải thiện nâng cao mức hưởng lợi, đa dạng hóa phương thức thực hiện khắc phục những khó khăn vốn có của vùng miền núi.

Để cải cách thủ tục hành chính trong chi trả DVMTR theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, cần thực hiện những công việc sau: Căn cứ vào quyđịnh tại Nghị định số 99 và các Thông tư hướng dẫn tiến hành rà soát lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, quyết toán chi trả DVMTR đã ban hành trong thời gian qua. Những thủ tục nào thiếu cần phải được bổ sung, những thủ tục nào không phù hợp với quy định cần phải được bãi bỏ. Vì đại đa số chủ rừng là người dân nghèo, điều kiện kinh tế, văn hóa khó khăn, địa hình lại phức tạp, vì vậy thủ tục hành chính càng đơn giản bao nhiêu càng tốt.

Sau khi đã rà soát thủ tục hành chính trong tổ chức thực hiện và nghiệm thu, quyết toán chi trả, cần ban hành bộ thủ tục hành chính trong hoạt động chi trả DVMTR. Bộ thủ tục này cần phải được phổ biến cho người dân biết, thuận tiện trong việc thực hiện.

- Huy động nguồn lực của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến việc tổ chức triển khai Chính sách, đặc biệt các Doanh nghiệp thủy điện, nược sạch đầu tư trở lại cho phát triển rừng.

- Tiếp tục điều tra xác định bổ sung các loại dịch vụ và đơn vị sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)