Thực trạng hệ thống quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Đặc điểm đất lâm nghiệp và hệ thống quản lý bảo vệ rừng

3.3.6. Thực trạng hệ thống quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Hệ thống tổ chức bộ quản lý, chỉ đạo: Hệ thống quản lý nhà nước được tổ chức tại 3 cấp: cấp tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT giao Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; cấp huyện có phòng Nông nghiệp và PTNT; cấp xã do cán bộ nông lâm hoặc cán bộ địa chính kiêm nhiệm. Nhìn chung lực lượng tham mưu tại cơ sở mỏng, do đó việc tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương còn hạn chế.

+ Hệ thống tổ chức chỉ đạo sản xuất có 6 đơn vị hoạt động chủ yếu làm dịch vụ phát triển rừng và kiêm nhiệm quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Hoạt động sản xuất của các đơn vị hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết các đơn vị chưa được giao đất, giao rừng.

+ Đơn vị sự nghiệp: có 01 Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển rừng và kiêm nhiệm quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng.

+ Hệ thống các dự án phát triển rừng (gồm: 12 dự án bảo vệ phát triển rừng và 04 dự án phát triển KFW7). Bình quân 01 dự án chỉ đạo trồng mới trên 350 ha/năm; khoán bảo vệ rừng trên 7.000 ha/năm và khoanh nuôi tái sinh rừng 4.000 ha/năm.

- Cơ chế chính sách tập trung chủ yếu theo 3 hình thức: Hình thức nhà nước hỗ trợ giống, chi phí khuyến lâm… thông qua dự án 661, Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10/9/2007; Hình thức doanh nghiệp liên doanh, liên kết hoặc thuê đất của các chủ rừng đầu tư trồng rừng; Hình thức đầu tư từ nguồn hỗ trợ đầu tư phát triển (ODA)

- Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng: Trồng rừng tập trung:

Giai đoạn 2008–2014 trồng mới được 22.338 ha. Trồng cây phân tán toàn tỉnh

là trên 1,12 triệu cây/năm; Khoanh nuôi tái sinh là 147.500 ha.

- Về công tác chế biến lâm sản: Bình quân hàng năm khai thác 45,13 nghìn m3, trong đó khai thác chủ yếu là gỗ gia dụng phục vụ nhu cầu nhân dân, khai thác tận thu, tận dụng giải phóng mặt bằng các công trình.

* Những bất cập trong công tác bảo vệ và phát triển rừng: Mặc dù công tác bảo vệ và phát triển rừng đã thu được những kết quả khá khả quan nhưng vẫn còn nhiều bất cập, đó là:

- Vai trò và vị trí của rừng đầu nguồn sông Đà ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn. Do đó các chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, do suất đầu tư thấp, mang tính hỗ trợ nên người trồng rừng có thu nhập thấp và chất lượng rừng chưa cao.

- Chất lượng rừng thấp, hầu hết rừng giao cho dân là rừng nghèo kiệt nên khả năng hưởng lợi là rất thấp, đời sống người làm rừng vùng đầu nguồn còn nhiều khó khăn. Thu nhập của người làm rừng chưa sống được bằng nghề rừng.

- Tuy độ che phủ rừng những năm gần đây đã tăng lên, nhưng chất lượng rừng giảm, khả năng cung cấp lâm sản thấp. Rừng vẫn bị xâm lấn trồng cây lương thực; nạn cháy rừng, khai thác buôn bán động, thực vật rừng trái phép vẫn diễn ra; diện tích rừng trồng manh mún, phân tán, tỷ lệ thành rừng chưa cao.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành lâm nghiệp tuy được tăng cường nhưng còn yếu và thiếu đồng bộ; thị trường và chế biến lâm sản chậm phát triển sức cạnh tranh của các sản phẩm rừng thấp; công tác xã hội hoá nghề rừng, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng còn hạn chế; công tác quản lý quy hoạch lâm nghiệp còn yếu; việc sắp xếp, chuyển đổi các lâm trường quốc doanh còn chậm và lúng túng; vốn đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng còn thấp và dàn trải chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương; Công nghiệp chế biến lâm sản chưa phát triển…

* Kết quả phân tích trên cho thấy:

- Khu vực nghiên cứu có vị trí rất quan trọng, là nơi đầu nguồn của lưu

vực Sông Đà, phòng hộ đầu nguồn cho đồng bằng Bắc bộ và thủ đô Hà nội có

diện tích 635.935 ha, chiếm 34% tổng diện tích lưu vực Sông Đà, thuộc địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn gây ra xói mòn và rửa trôi, cần chú trọng cho việc bảo vệ và phát triển vốn rừng.

- Có tiềm năng về thủy điện và chi trả dịch vụ môi trường rừng 57 công trình thủy điện. Kinh phí thu được từ DVMTR khoảng 100 tỷ đồng trên năm. Do đó phát triển thuỷ điện gắn với bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực phòng hộ, duy trì nguồn sinh thuỷ, chống xói mòn, giảm tốc độ bồi lắng, đảm bảo công suất hoạt động và tuổi thọ các công trình thuỷ điện là những vấn đề cấp thiết trong thời gian tới. Tuy nhiên hiện nay chất lượng các khu rừng chưa đảm bảo về năng lực phòng hộ, duy trì nguồn sinh thuỷ; cơ chế chính sách gắn trách nhiệm, quyền lợi giữa Doanh nghiệp thuỷ điện với chủ rừng chưa có quy định; các dự án phát triển rừng của Nhà nước còn dài trải chưa lồng ghép, huy động được nguồn lực đầu tư của các thuỷ điện được hưởng lợi từ rừng…

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la​ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)