Đánh giá công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 98 - 100)

nhiên Ea Sô

- Điểm mạnh, cơ hội:

- Đã có sự phối giữa Ban quản lý khu bảo tồn và chính quyền địa phương trong các hoạt động tuyên truyền về lâm luật cho người dân và công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tài nguyên động thực vật của khu bảo tồn phong phú có nhiều loại thú lớn quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và trên Thế giới, có nhiều loài cây thuốc.

- Người dân đã được tham gia trong việc xây dựng các quy ước thôn buôn và quy ước bảo vệ rừng

- Bước đầu Ban quản lý Khu bảo tồn Ea sô đã có những cải tiến trong việc tiếp cận với người dân.

- Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng từng bước phát triển và ổn định, phục vụ được phát triển kinh tế.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có nhiều thắng cảnh đẹp rất thuận lợi cho việc tổ chức du lịch sinh thái cải thiện đời sống người dân khu vực lân cận.

- Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước như Luật, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư… về bảo vệ và phát triển rừng đã và đang được xây dựng và ngày một hoàn thiện hơn.

- Các thể chế chính sách liên quan đến người trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ rừng ngày một thỏa đáng hơn.

- Vấn đề bảo tồn đang được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp.Quan điểm về bảo tồn và phát triển đã và đang ngày được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

+ Điểm yếu, cản trở:

- Nhu cầu của thị trường về gỗ và lâm sản ngoài gỗ, động vật rừng rất cao đặc biệt là các loài gỗ và động vật quý hiếm.

- Địa bàn quản lý của đơn vị rộng trong khi đó người dân hầu như chưa được tham gia vào bảo tồn.

- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo tồn còn nhiều hạn chế về xây dựng các chương trình hoạt dộng có sự tham gia.

- Các cơ chế chính sách chưa hợp lý trong xây dựng các công trình hạ tầng như đường, thủy điện làm phá vở quy hoạch của bảo tồn.

- Năng lực quản lý của cán bộ bảo tồn lẫn cán bộ chính quyền địa phương về bảo tồn chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu.

- Việc tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế về số lượng và nội dung, chưa thu hút lực lượng thanh niên, trang thiết bị còn thiếu.

- Chưa có sự hợp tác giữa cộng đồng và Ban quản lý khu bảo tồn để bảo vệ rừng, phương pháp tiếp cận của Ban quản lý khu bảo tồn và chính quyền địa phương với người dân còn nhiều hạn chế do thiếu năng lực tổ chức và kinh phí.

- Đời sống cộng đồng người dân vùng đệm còn nhiều khó khăn vẫn còn người dân sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

- Hoạt động trong Khu bảo tồn chỉ tập trung vào bảo vệ tài nguyên sẵn có “giữ rừng” chưa tập trung vào các hoạt động như: giám sát đánh giá tài nguyên rừng (kỹ thuật), nghiên cứu khoa học, du lịch nghĩ dưởng…

- Kinh nghiệm của cộng đồng chưa được kết hợp trong giải pháp bảo tồn: hiểu biết về phân bố, cách gây trồng các loài cây bản địa quý hiếm.

- Hoạt động bảo tồn chưa kết hợp với phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng nhân dân vùng đệm.

- Các trang thiết bị cần thiết để điều tra rừng, giám sát đa dạng sinh học chưa được trang bị để thực hiện công tác bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 98 - 100)