Phân tích các bên liên quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 49 - 54)

Sơ đồ 4-1 Sơ đồ venn sự tham gia của các bên liên quan trong Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Ea Sô:

tên đậm thể hiện quan hệ hợp tác tốt, chiều của mũi tên phản ảnh mối quan hệ một hoặc hai chiều. Cự ly giữa các vòng trong phản ánh mức độ phối kết hợp và sự quan tâm của tổ chức đối với công tác bảo tồn.

KHU BTTN EA SÔ CỘNG ĐỒNG THÔN BUÔN VÙNG ĐỆM CHÍNH QUYỀN XÃ CHÍNH QUYỀN THÔN TỔ QLBVR KIỂM LÂM ĐĂK LĂK ĐOÀN THỂ AN NINH THÔN CÁC CƠ QUAN KHOA HỌC BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN EA SÔ

Tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn là đối tượng quan tâm của nhiều tổ chức cá nhân. Mặc dù vậy, mỗi bên có một sự liên quan về vai trò nhiệm vụ và sự quan tâm riêng trong quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng. Ở trên là sơ đồ Venn sử dụng để phân tích mối liên quan của các bên trong bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn.

1- Vai trò của cộng đồng người dân tại các thôn buôn vùng đệm có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học là nhịp cầu kết nối giữa bảo tồn và phát triển. Đây cũng là những tác nhân trực tiếp hoặc có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn. Tất cả các hoạt động của cộng đồng đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trong việc quản lý tài nguyên rừng.

2- Ban tự quản thôn là đơn vị chính quyền trực tiếp tại cộng đồng, được giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thôn buôn theo quy định, có đủ thẩm quyền để huy động cộng đồng tham gia vào quản lý bảo vệ tài nguyên. Ban tự quản thôn là nơi gắn kết giữa chính quyền cấp huyện, xã, Ban quản lý khu bảo tồn và cộng đồng người dân thôn buôn.

3- Vai trò của tổ an ninh thôn: tổ an ninh thôn dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương cấp xã mà cụ thể trực tiếp là Trưởng Công an xã có vai trò bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý an ninh trật tự kể cả trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, được giao quyền hạn xử lý các vụ việc trên phạm vi địa bàn thôn, buôn theo quy định của luật pháp.

4- Vai trò của các đoàn thể: Các tổ chức đoàn thể ở thôn buôn bao gồm: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân… có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức về Đa dạng sinh học và vận động người dân tham gia vào quản lý tài nguyên hoặc

các hoạt động liên quan đến công tác xã hội hóa nghề rừng. Hầu hết những người tham gia vào các tổ chức đoàn thể đặc biệt là lực lượng Đoàn thanh niên, có thể tham gia một số các hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát đánh giá các hoạt động của cộng đồng nói chung và các hoạt động quản lý tài nguyên nói riêng.

5- Các tổ đội quản lý bảo vệ rừng: Được thành lập với mục đích ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm lâm luật xãy ra trên địa bàn các thôn, buôn nhằm phát hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên rừng ở thôn buôn, hoặc báo cáo cho các cấp có thẩm quyền khi sự việc xãy ra ngoài khả năng của tổ, đây là lực lượng nòng cốt mà chính quyền địa phương xã có thể huy động bất kỳ lúc nào khi xảy ra cháy rừng hoặc những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, là những tuyên truyền viên của cộng đồng cần được đào tạo để nâng cao khả năng vận động người dân địa phương tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng. Có khả năng trực tiếp tham gia hoặc giám sát các hoạt động của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng, cùng Ban quản lý khu bảo tồn tiến hành các hoạt động giám sát đánh giá quản lý tài nguyên.

6- Chính quyền địa phương cấp xã: Là cầu nối trung gian giữa các Ban tự quản thôn hoặc cộng đồng với các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời là chính quyền địa phương cấp trực tiếp phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn thực hiện việc phân cấp quản lý rừng, đồng thời vừa đảm bảo đời sống kinh tế cho cộng đồng người dân vùng đệm. Đây là tổ chức chính trị rất quan trọng trong việc phát triển KT-XH địa bàn.

7- Vai trò của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: Đây là đơn vị được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bảo vệ nguyên ven tài nguyên rừng được giao, Ban quản lý chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác quản lý khu bảo

tồn thiên nhiên, có trách nhiệm tổ chức, phát triển bảo tồn dựa vào cộng đồng đem lại hiệu quả cao, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cấp huyện và xã trong việc tổ chức xúc tiến các hoạt động bảo tồn dựa vào cộng đồng. Ban quản lý có quyền quyết định lựa chọn các đối tác để tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học thí điểm tại một số thôn buôn sau đó nhân rộng cho vùng đệm, đồng thời là đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ có khả năng chuyển giao nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật cho các Trưởng, Phó các thôn buôn, các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng. Đồng thời chỉ đạo giám sát các hoạt động bảo tồn dựa vào cộng đồng.

8- Vai trò của Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar, Hạt Kiểm lâm M’Đrăk và Chi cục kiểm lâm Đăk Lăk (gọi chung là Kiểm lâm Đăk Lăk) đây là cơ quan có chức năng được thành lập dưới sự quản lý trực tiếp của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm giám sát các hoạt động quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn 02 huyện trong đó có 02 xã vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Ea sô, thường xuyên phối hợp cùng Ban quản lý khu BTTN Ea Sô trong công tác kiểm tra giám sát các hoạt động khai thác trái phép lâm sản trong Khu bảo tồn. Phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng. Là cơ quan tham mưu để đưa ra cơ chế chính sách hợp lý cho công tác bảo tồn.

9- Vai trò của các cơ quan nghiên cứu khoa học: Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn tiến hành nghiên cứu khoa học, tư vấn về kỹ thuật, xây dựng các giải pháp về đầu tư. Đưa ra các giải pháp về bảo tồn để kết hợp được bảo tồn và phát triển, xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, xây dựng các tiêu chí để đánh giá về bảo tồn ở vùng lõi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 49 - 54)