Các loài Bò sát tại khu BTTN Ea Sô có trong Sách đỏ Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 49 - 68)

Số

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Mức độ

01 Tắc kè Gekko gecko T

02 Ô rô vảy Acanthosaura lepidogaster T

03 Rồng đất Physignathus cocinenus V

04 Kỳ đà vân Varanus nebulosus V

05 Kỳ đà hoa Varanus salvator V

06 Trăn đất Python molurus V

07 Rắn ráo Ptyas ptyas T

08 Rắn ráo trâu Ptyas mucosus V

09 Rắn cạp nong Bungaus fasciacus T

10 Rắn hổ mang Naja naja T

11 Rùa núi vàng Indotestudo elongata V

Thành phần loài bò sát, ếch nhái trong khu vực Ea Sô so với các khu bảo tồn khác trong tỉnh Đăk Lăk và Tây Nguyên là ít hơn, song nhìn chung số lượng cá thể của một số loài lại rất phong phú và có thể nói là điểm nổi trội của khu hệ bò sát, ếch nhái tại đây.

4.2 Hệ thống các nhân tố kinh tế xã hội tác động đến hoạt động bảo tồn:

4.2.1 Phân tích các bên liên quan:

Sơ đồ 4-1 Sơ đồ venn sự tham gia của các bên liên quan trong Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Ea Sô:

tên đậm thể hiện quan hệ hợp tác tốt, chiều của mũi tên phản ảnh mối quan hệ một hoặc hai chiều. Cự ly giữa các vòng trong phản ánh mức độ phối kết hợp và sự quan tâm của tổ chức đối với công tác bảo tồn.

KHU BTTN EA SÔ CỘNG ĐỒNG THÔN BUÔN VÙNG ĐỆM CHÍNH QUYỀN XÃ CHÍNH QUYỀN THÔN TỔ QLBVR KIỂM LÂM ĐĂK LĂK ĐOÀN THỂ AN NINH THÔN CÁC CƠ QUAN KHOA HỌC BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN EA SÔ

Tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn là đối tượng quan tâm của nhiều tổ chức cá nhân. Mặc dù vậy, mỗi bên có một sự liên quan về vai trò nhiệm vụ và sự quan tâm riêng trong quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng. Ở trên là sơ đồ Venn sử dụng để phân tích mối liên quan của các bên trong bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn.

1- Vai trò của cộng đồng người dân tại các thôn buôn vùng đệm có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học là nhịp cầu kết nối giữa bảo tồn và phát triển. Đây cũng là những tác nhân trực tiếp hoặc có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn. Tất cả các hoạt động của cộng đồng đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trong việc quản lý tài nguyên rừng.

2- Ban tự quản thôn là đơn vị chính quyền trực tiếp tại cộng đồng, được giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thôn buôn theo quy định, có đủ thẩm quyền để huy động cộng đồng tham gia vào quản lý bảo vệ tài nguyên. Ban tự quản thôn là nơi gắn kết giữa chính quyền cấp huyện, xã, Ban quản lý khu bảo tồn và cộng đồng người dân thôn buôn.

3- Vai trò của tổ an ninh thôn: tổ an ninh thôn dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương cấp xã mà cụ thể trực tiếp là Trưởng Công an xã có vai trò bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý an ninh trật tự kể cả trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, được giao quyền hạn xử lý các vụ việc trên phạm vi địa bàn thôn, buôn theo quy định của luật pháp.

4- Vai trò của các đoàn thể: Các tổ chức đoàn thể ở thôn buôn bao gồm: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân… có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức về Đa dạng sinh học và vận động người dân tham gia vào quản lý tài nguyên hoặc

các hoạt động liên quan đến công tác xã hội hóa nghề rừng. Hầu hết những người tham gia vào các tổ chức đoàn thể đặc biệt là lực lượng Đoàn thanh niên, có thể tham gia một số các hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát đánh giá các hoạt động của cộng đồng nói chung và các hoạt động quản lý tài nguyên nói riêng.

5- Các tổ đội quản lý bảo vệ rừng: Được thành lập với mục đích ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm lâm luật xãy ra trên địa bàn các thôn, buôn nhằm phát hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên rừng ở thôn buôn, hoặc báo cáo cho các cấp có thẩm quyền khi sự việc xãy ra ngoài khả năng của tổ, đây là lực lượng nòng cốt mà chính quyền địa phương xã có thể huy động bất kỳ lúc nào khi xảy ra cháy rừng hoặc những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, là những tuyên truyền viên của cộng đồng cần được đào tạo để nâng cao khả năng vận động người dân địa phương tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng. Có khả năng trực tiếp tham gia hoặc giám sát các hoạt động của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng, cùng Ban quản lý khu bảo tồn tiến hành các hoạt động giám sát đánh giá quản lý tài nguyên.

6- Chính quyền địa phương cấp xã: Là cầu nối trung gian giữa các Ban tự quản thôn hoặc cộng đồng với các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời là chính quyền địa phương cấp trực tiếp phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn thực hiện việc phân cấp quản lý rừng, đồng thời vừa đảm bảo đời sống kinh tế cho cộng đồng người dân vùng đệm. Đây là tổ chức chính trị rất quan trọng trong việc phát triển KT-XH địa bàn.

7- Vai trò của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: Đây là đơn vị được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bảo vệ nguyên ven tài nguyên rừng được giao, Ban quản lý chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác quản lý khu bảo

tồn thiên nhiên, có trách nhiệm tổ chức, phát triển bảo tồn dựa vào cộng đồng đem lại hiệu quả cao, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cấp huyện và xã trong việc tổ chức xúc tiến các hoạt động bảo tồn dựa vào cộng đồng. Ban quản lý có quyền quyết định lựa chọn các đối tác để tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học thí điểm tại một số thôn buôn sau đó nhân rộng cho vùng đệm, đồng thời là đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ có khả năng chuyển giao nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật cho các Trưởng, Phó các thôn buôn, các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng. Đồng thời chỉ đạo giám sát các hoạt động bảo tồn dựa vào cộng đồng.

8- Vai trò của Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar, Hạt Kiểm lâm M’Đrăk và Chi cục kiểm lâm Đăk Lăk (gọi chung là Kiểm lâm Đăk Lăk) đây là cơ quan có chức năng được thành lập dưới sự quản lý trực tiếp của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm giám sát các hoạt động quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn 02 huyện trong đó có 02 xã vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Ea sô, thường xuyên phối hợp cùng Ban quản lý khu BTTN Ea Sô trong công tác kiểm tra giám sát các hoạt động khai thác trái phép lâm sản trong Khu bảo tồn. Phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng. Là cơ quan tham mưu để đưa ra cơ chế chính sách hợp lý cho công tác bảo tồn.

9- Vai trò của các cơ quan nghiên cứu khoa học: Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn tiến hành nghiên cứu khoa học, tư vấn về kỹ thuật, xây dựng các giải pháp về đầu tư. Đưa ra các giải pháp về bảo tồn để kết hợp được bảo tồn và phát triển, xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, xây dựng các tiêu chí để đánh giá về bảo tồn ở vùng lõi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội, thể chế chính sách, tự nhiên tác động vào Khu BTTN Ea Sô: Khu BTTN Ea Sô:

Kết quả tổng hợp ở những nhân tố tác động đến bảo tồn đang dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và các bên liên quan theo Sơ đồ 4-2 cho thấy các vấn đề tự nhiên xã hội ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô là rất đặc trưng, cụ thể như sau:

Nhóm nhân tố kinh tế:

Do đời sống vật chất của cộng đồng người dân vùng đệm còn nhiều khó khăn mà cụ thể là tỉ lệ hộ đói nghèo còn rất cao trên 40%, số tháng thiếu ăn của đồng bào từ 3 đến 5 tháng, vì vậy không còn cách nào khác là người dân lại vào rừng để săn bắn, bẫy bắt các loại động vật hoang dã, khai thác gỗ và các lâm sản khác, hơn thế nữa một số đối tượng chuyên mua bán các loại lâm sản thường lợi dụng vào vấn đề này để xúi giục những người dân này đi vào rừng để săn bắt, khai thác trái phép để bán sản phẩm cho họ.

Nhu cầu thị trường ngày một cao về các sản phẩm từ rừng ngày một cao gây ra sức ép rất lớn đối với người dân, mặc dù vẫn biết việc vào khu bảo tồn để săn bắn, bẫy bắt, khai thác các loại lâm sản là trái với quy định của pháp luật nhưng lợi nhuận từ việc khai thác các loại lâm sản này quá cao cho nên người dân vẫn lén lút vào rừng khai thác một phần để dùng, một phần bán ra thị trường.

Hệ thống canh tác của người dân khu vực vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô chưa chú trọng đến các phương thức canh tác nông lâm kết hợp, đa canh mà chủ yếu độc canh các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như: bắp, đậu đỗ các loại, khoai sắn… để giải quyết nhu cầu của thị trường. Các mô hình canh tác này có nhiều vấn đề tuy nhiên quan trọng nhất là sự thoái hóa nhanh chóng của đất và việc bán các sản phẩm này phụ thuộc vào thị trường

mà cuối cùng là đời sống của người dân vẫn không được cải thiện mặc dù có những năm được mùa nhưng không bán được các loại nông sản đó hoặc bán được với giá thấp vì vậy đời sống của người dân vẫn khó khăn.

Một số hộ sống ven khu bảo tồn diện tích canh tác ít nên dẫn đến có sự chồng lấn về ranh giới chăn thả và canh tác với khu bảo tồn, gây tác động xấu đối với các sinh cảnh rừng và đồng cỏ của các phân khu trong Khu bảo tồn.

Nhóm nhân tố chính sách, xã hội:

Xuất phát từ tính đa dạng của thành phần dân tộc, phong tục tập quán về sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng dân tộc bản địa và di cư đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tài nguyên của khu bảo tồn bởi vì, mỗi dân tộc khác nhau có một phong tục, tập quán khác nhau và đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh phía Bắc vào, cộng đồng người dân này có tập quán sản xuất, tự chế các loại súng săn và một số người dân sống phụ thuộc vào săn bắn; đối với người đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ thì rừng có ý nghĩa rất quan trọng không những trong đời sống vật chất mà còn trên phương diện tinh thần.

Sự về tăng dân số nhanh về cả tự nhiên lẫn cơ học trong vùng cùng là một trong những nguyên nhân trọng yếu có tác động đến đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn, bởi vì sự gia tăng về dân số sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về đất sản xuất và kéo theo sự thiếu thốn về lương thực và thực phẩm, đồng thời việc di cư tư do sẽ dẫn đến tình trạng người dân không sống theo quy hoạch cho nên có sự chồng lấn về ranh giới chăn thả và nguy cơ xâm lấn đối với ranh giới canh tác của người dân và khu bảo tồn.

Quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế địa phương thực hiện chưa tốt cũng gây ra những tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn, việc quy hoạch đất đai là chủ trương đúng đắn, song việc

thực hiện các quy hoạch này còn nhiều bất cập bởi vì việc quy hoạch sử dụng đất chưa được có sự tham gia đặc biệt là của người dân nên vấn đề quy hoạch sử dụng đất tại các xã vùng đệm chưa sát với thực tế cho nên người dân tại các xã vùng đệm vẫn còn thiếu đất sản xuất.

Nhóm các nhân tố tự nhiên:

Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có điều kiện khí hậu khắc nghiệt do nằm giữa vùng chuyển tiếp khí hậu giữa duyên hải miền Trung và Tây nguyên có mùa mưa và mùa nắng kéo dài so với các vùng khác trong tỉnh Đăk Lăk, đồng thời chưa có hệ thống thủy lợi cho nên các thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, cháy rừng... thường xuyên xảy ra dẫn đến mùa màng thường xuyên mất mát hơn nữa đời sống người dân ở vùng đệm chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nên đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến người dân ven các khu rừng thường vào rừng để săn bắt, hái lượm để cải thiện đời sống gia đình.

Địa hình của khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô tương đối bằng phẳng, đồng thời địa giới hành chính tiếp giáp với nhiều tỉnh, huyện, xã. Diện tích rừng của các khu vực vùng đệm hầu như không còn nên sức ép vào vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô ngày một lớn. Hơn nữa việc bảo tồn hiện nay do lực lượng quản lý bảo vệ rừng của khu bảo tồn mỏng, đồng thời chưa có sự kết hợp từ phía cộng đồng cho nên việc bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn hiện nay ngày một khó khăn.

Sơ đồ 4-2: Các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến tài nguyên rừng:

Nhóm nhân

tố tác động Các nhân tố tác động được xác định

Tác động vào cái gì

của khu bảo tồn? Tác động như thế nào? Kinh tế -Tỷ lệ hộ nghèo của khu vực vùng đệm

cao (40%)

Sự tác động vào vùng lõi ngày một tăng

Vào rừng để khai thác, săn bắn để nuôi sống gia đình và bán khi cần thiết

Phát triển nông nghiệp chỉ tập trung vào nhóm những cây ngắn ngày như bắp, sắn, đậu đỗ các loại...

Hệ thống canh tác chưa bền vững, bấp bênh phụ thuộc vào thời tiết và thị trường

Người dân vào rừng để khai thác săn bắn để cải thiện đời sống khi mùa vụ thất thu

Do nhu cầu về các loại lâm sản của thị trường ngày một cao

Một số loài động thực vật quý hiếm bị khai thác lén lút để bán ra thị trường tự do

Mặc dù đã được tuyên truyền về bảo tồn nhưng người dân vẫn vào rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích chăn thả của một số hộ dân còn chồng lấn với diện tích của khu bảo tồn đang quản lý bảo vệ

Làm phá vỡ sinh cảnh đồng cỏ tự nhiên, gây tổn hại cho rừng

Làm giảm khả năng phục hồi đồng cỏ tự nhiên và khu cư trú của các loài động vật

Các hộ có điều kiện kinh tế thấp vẫn đang còn thiếu đất để sản xuất.

Có nguy cơ xâm lấn và tái xâm lấn vào rừng để lấy đất để canh tác.

Làm giảm diện tích phân khu phục hồi sinh thái, gây khó khăn trong quản lý, bảo vệ.

Xã hội chính sách

Sự đa dạng về thành phần dân tộc, Tập quán canh tác của người đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ

Tập quán canh tác, tập tục Săn bắt, hái lượm, khai thác các loại lâm sản

- Các hộ đồng bào dân tộc tại chỗ chỗ thường vào rừng vào những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 49 - 68)