Nhóm giải pháp về kinh tế, kỹ thuật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 93 - 97)

+ Để bảo tồn tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải phát triển được kinh tế của cộng đồng người dân vùng đệm bởi vì đời sống kinh tế của người dân vùng đệm là rất thấp, vậy việc phát triển kinh tế mang yếu tố quyết định trong sự thành bại của công tác bảo tồn thông qua các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp như trồng rừng, cải tạo vườn tạp, thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp, xây dựng các mô hình kinh tế bền vững như rừng vườn ao chuồng (RVAC), nhận khoán quản lý bảo vệ rừng…

Tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các cộng đồng dân cư của các thôn buôn tai xã Ea Sô mà chịu trách nhiệm chính là những tổ quản lý bảo vệ rừng thôn Ea Puk, thôn 12, thôn 15, với diện tích nhận khoán quản lý bảo vệ rừng từ 1.000-2.000 ha/1 thôn, buôn tương đương với 1 đến 2 tiểu khu tại các phân khu phục hồi sinh thái hoặc phân khu dịch vụ hành chính. Trên cơ sở việc giao khoán Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô phối hợp với các bên liên quan dưới sự tư vấn của các nhà khoa học và cộng đồng cùng tham gia đánh gia

sẻ một số lợi ích như được khai thác với cường độ thấp các loài lâm sản phụ như tre, le, măng, các loại cây thuốc… mà trong khu vực nhận khoán của họ các loài này tồn tại khá phổ biến, dưới sự kiểm tra giám sát của lực Lượng kiểm lâm Khu bảo tồn và Tổ quản lý bảo vệ rừng thôn buôn. Hàng năm có sự thống nhất nghiệm thu, đánh giá để so sánh mức độ thành công trong công tác của từng thôn buôn theo tiêu chuẩn mà các bên đưa ra.

Trong quá trình đánh giá nông thôn và hội thảo giữa các bên liên quan chúng tôi đã thảo luận về vấn đề đồng quản lý tài nguyên rừng. Tuy nhiên đây là vấn đề mới nên chúng tôi đề xuất xây dựng thử nghiệm một Hội đồng quản lý rừng tại xã Cư Prao dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và UBND xã Cư Prao trên cơ sở là các hội đồng bảo vệ rừng của các Buôn Pa, Buôn Yô, Buôn Hoang diện tích khoảng 5.000 ha tại phân khu phục hồi sinh thái được sự giúp đở về thể chế chính sách của UBND huyện M’Đrăk, Kiểm lâm Đăk Lăk và tư vấn về khoa học kỹ thuật và vốn của các Ban ngành trong tỉnh Đăk Lăk. Đồng thời xây dựng một hội đồng giám sát đánh giá dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và UBND xã Cư Prao.

+ Nhiệm vụ: Hội đồng quản lý rừng chịu trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên phạm vi được giao, Xây dựng các thể chế chính sách cho các hoạt động đồng quản lý để trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức chỉ đạo cho các hội đồng quản lý bảo vệ rừng thôn triển khai các hoạt động bảo tồn dựa vào công đồng như: giám sát đa dạng sinh học phối hợp giữa khoa học kỹ thuật và kiến thức bản địa, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng, tuyên truyền về thiên nhiên môi trường…

+ Quyền hạn: Được phép xử lý các vụ vi phạm trong phạm vi chính sách cho phép, được phép hợp tác với các cá nhân, tổ chức tổ chức các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, phát triển cộng đồng, phát triển các hoạt động du lịch sinh thái.

+ Thành phần: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô 2 người, UBND xã 3 người, Hạt kiểm lâm huyện 01 người, cộng đồng thôn buôn 9 người do buôn bầu chọn., và được phân làm 3 nhóm: (i) Nhóm công tác bảo tồn và thực thi thể chế chính sách. (ii) Nhóm công tác vận động tuyên truyền.(iii) Nhóm phát triển kinh tế thông qua du lịch sinh thái và các hoạt động khác như trồng rừng, xúc tiến khoanh nuôi tái sinh.

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ người dân phát triển kinh tế thông qua việc chuyển giao các tiến bộ về khoa học công nghệ như kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm và phòng trừ bệnh dịch, phát triển các ngành nghề truyền thống như gây trồng về chế biến các loài cây dược liệu; song mây; tre; dệt truyền thống; nuôi ong; chế biến nông sản…

- Việc đánh giá đa dạng sinh học và những công trình nghiên cứu khoa học cần thu hút người dâm tham gia nhằm thông qua các hoạt động đánh giá đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học để người dân có cơ hội đóng góp những kiến thức bản địa của họ như đặc tính sinh thái, phân bố, mùa sinh sản, thời gian ra hoa kết quả của các loại động thực vật. những kiến thức này sẽ rất có ý nghĩa trong việc bổ sung cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng.

+ Tăng cường đầu tư cho khu bảo tồn đặc biệt là đầu tư về kinh phí để Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các trang thiết bị

nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Khu bảo tồn để cán bộ có điều kiện hơn nữa trong việc tập trung bảo tồn đa dạng sinh học tốt tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc từ các thôn buôn và Khu bảo tồn thông qua các thành viên của tổ quản lý bảo vệ rừng và lực lượng kiểm lâm và thường xuyên liên lạc để đảm bảo thông báo cho nhau kịp thời những thông tin liên quan đến công tác bảo tồn.

- Tổ chức kêu gọi đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước quan tâm đến bảo tồn, đầu tư về kinh phí nghiên cứu khoa học bảo tồn nguồn gen quý hỉếm.

- Công tác quy hoạch các công trình thủy điện vừa và nhỏ cùng như các công trình giao thông trên địa bàn cần phải được quy hoạch cụ thể và phải có sự tham gia của các bên liên quan đặc biệt là người dân, đồng thời đánh giá tác động môi trường tránh mâu thuẩn giữa việc bảo tồn thiên nhiên và xây dựng các công trình nói trên và cơ sở hạ tầng trong khu vực.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 93 - 97)