Tổng hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 32 - 42)

Huyện Trâu (con) (con) Lợn (con) (con) Gia cầm (con) Ea Kar Ea Sô 44 2.770 3.257 775 22.320

M’Drăk Cư Prao - 2.293 748 - 8.694

Tổng 44 5.063 4.005 775 31.014

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KTXH của hai xã năm 2006)

Lâm nghiệp:

Do diện tích rừng tự nhiên ít lại phân bố rải rác thành các cụm nhỏ, ngoài ra rừng chưa có chủ quản lý và địa hình trải rộng nên hoạt động quản lý bảo vệ rừng ở đây gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Dân cư ngày càng đông, nhất là số dân thuộc các dân tộc ít người phía bắc có thói quen săn bắn bằng súng tự tạo, bên cạnh đó nhu cầu cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày như lấy gỗ để xây dựng nhà cửa, chuồng trại, lấy củi để đun nấu và bán, khai thác trái phép các loài lâm sản ngoài gỗ khác cũng là những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, được sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng như Chính quyền địa phương các xã, Kiểm lâm khu bảo tồn, Hạt kiểm lâm các huyện…đã tích cực tuần tra, tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện ký cam kết không phá rừng và săn bắt các loại lâm sản trái phép, đã làm cho hiện tượng khai thác gỗ, khai thác lâm sản, phá rừng làm rẫy giảm một cách đáng kể.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

Giáo dục- y tế:

Hầu hết các xã trong vùng đệm đã được hình thành từ lâu, một số xã mới thành lập do tách từ các xã lớn nhưng cuộc sống của nhân dân trong vùng đã ổn định. Các chương trình hỗ trợ của nhà nước cho các xã vùng sâu, vùng

xa đã tạo nên cơ sở vật chất tương đối ổn định cho các xã, các xã đã có điện lưới, trạm xá, trường học và bưu điện văn hóa xã.

Cùng với sự phát triển y tế trong toàn vùng Tây Nguyên và tỉnh Đăk Lăk, công tác y tế của các xã vùng đệm đã được quan tâm. Việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho người dân đã có nhiều tiến bộ. Các trạm y tế xã đều có từ 3-4 cán bộ làm việc, ngoài ra mạng lưới y tế còn có các cán bộ ở tại các thôn, buôn thực hiện sơ khám ban đầu cho người bệnh.

Tuy nhiên trong vùng đệm vẫn còn có một số hộ dân sống rải rác, một số hộ đồng bào dân tộc ít người sống vẫn còn lạc hậu, hủ tục; các trạm xá, trường học còn bán kiên cố. Đây là những khó khăn cho công tác y tế, giáo dục cần được chính quyền địa phương các cấp quan tâm.

Giao thông:

Trong khu vực vùng đệm đều có đường tỉnh lộ Đăk Lăk - Phú Yên đi qua, đây là yếu tố thuận lợi phục vụ cho việc giao thông đi lại, trao đổi hàng hóa và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đường liên xã, liên thôn buôn đã tạm đủ nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Đường liên xã nhìn chung còn tốt, hiện đang có một số đoạn xuống cấp, lầy lội. Đường liên thôn buôn thì rất xấu, đã xuống cấp trầm trọng, nhất là vào mùa mưa đường rất khó đi, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất mùa vụ và thu hái nông sản, trao đổi hàng hóa cần đầu tư tu sửa và bảo dưỡng.

Điện, nước sạch:

Hai xã đã có điện lưới quốc gia về đến thôn, buôn, chỉ có một số ít thôn buôn ở khá sâu sát khu bảo tồn chưa có điện. Tuy nhiên điện ở đây chủ yếu chỉ phục vụ cho sinh hoạt còn đối với sản xuất thì còn rất hạn chế.

đầu tư nhưng hiện nay đã xuống cấp không sử dụng được, người dân vẫn phải sử dụng nước sông suối.

Dịch vụ bưu chính viễn thông:

Hiện nay các xã đều đã có bưu điện văn hóa xã, ngoài phục vụ nhân dân trong việc thông tin liên lạc mà đây còn là nơi đọc sách báo góp phần nâng cao đời sống, văn hóa, tinh thần cho người dân.

Chợ:

Hầu hết các xã đều có chợ họp hàng ngày, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.

CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu nhằm đánh giá được đặc điểm đa dạng sinh học và thực trạng bảo tồn, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk.

* Mục tiêu cụ thể

Mô tả được đặc điểm đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

Đánh giá được thực trạng bảo tồn (công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian qua). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá được những nhân tố về kinh tế, xã hội của vùng đệm tác động đến hoạt động bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

Đề xuất được những giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

3.2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

Do điều kiện nhân lực, vật lực, kinh phí và đặc biệt là nội dung và phương pháp của đề tài đòi hỏi rất nhiều thời gian nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu được giới hạn cụ thể như sau:

Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh học trong vùng lõi khu BTTN Ea Sô tỉnh Đăk Lăk là kết quả kế thừa của các đề tài nghiên cứu trước và giới

hạn mức độ nghiên cứu ở các loài thực vật bậc cao có mạch, động vật thì chỉ nghiên cứu các loài thú, chim, bò sát ếch nhái.

Đánh giá vùng đệm tại buôn Ea Puk, thôn 12, thôn 15, xã Ea Sô huyện Ea Kar, Buôn Pa, Buông Yô, Buôn Hoang xã Cư Prao huyện M’Đrăk đây là 6 thôn, buôn có nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô của 2 xã vùng đệm Ea Sô, huyện Ea Kar và Cư Prao, huyện M’Đrăk.

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp thông tin, tài liệu, phản ảnh được thực trạng đa dạng sinh học của Khu BTTN Ea Sô (sinh cảnh, thực vật, động vật).

- Phân tích đánh giá các bên liên quan để phản ảnh thực trạng công tác bảo tồn đa dạng dinh học tại Khu BTTN Ea Sô.

- Đánh giá tình hình phát triển KT-XH vùng đệm liên quan đến hoạt động bảo tồn của Khu BTTN Ea Sô.

- Hệ thống hóa các nhân tố kinh tế, xã hội có tác động đến công tác bảo tồn.

- Hệ thống hóa các nguyên nhân ảnh hưởng đến bảo tồn tại Khu bảo tồn và đề xuất các giải pháp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng.

3.4 Phương pháp tiến hành:

3.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp:

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu được tổng hợp và xử lý của các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã và những nghiên cứu khoa học có trước. Những tài liệu thu thập là tài liệu nghiên cứu có liên quan về đa dạng sinh học và kỹ thuật, phương pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng. các số liệu các vụ vi

phạm lâm luật từ năm 2004-2006; các số liệu về khí tượng thủy văn trong khu vực 1999-2006; các số liệu về diễn biến dân số của 2 xã vùng đệm khu BTTN Ea Sô từ năm 1999-2006

3.4.2 Khảo sát thu thập số liệu:

Nguồn số liệu được thu thập ngoài thực địa bằng các kỹ năng và phương pháp dưới dây:

a. Phương pháp chọn các thôn, buôn để nghiên cứu

- Các thôn được lựa chọn là các thôn, buôn thuộc 02 xã vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, là những thôn buôn mà diện tích đất sản xuất và đất ở của họ nằm cạnh Khu bảo tồn .

- Người dân của các thôn, buôn này có một số hoạt động ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên của khu bảo tồn như khai thác lâm sản ngoài gỗ, động vật, cây gỗ và những loại lâm sản khác.

- Trong các thôn, buôn được lựa chọn thì một nửa là các thôn, buôn các hộ nhập cư và một nửa là các thôn, buôn là các hộ định cư từ lâu để có sự đa dạng về số liệu thu thập và phân tích số liệu

- Các thôn buôn lựa chọn là những thôn buôn có số người dân sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng lớn hoặc các thôn buôn này có vị trí tự nhiên rất thuận lợi trong việc xâm nhập vào Khu bảo tồn.

Trên cơ sở các đặc điểm trên chúng tôi tiến hành chọn thôn Ea Puk, thôn 12, thôn 15 xã Ea Sô, huyện Ea Kar đây là các thôn buôn có đồng bào dân tộc tại chỗ nhưng cũng được nhập cư đến thôn, buôn vào những năm trước khi thành lập Khu bảo tồn khoảng từ 1990 đến 1995; Buôn Pa, Buôn Yô, Buôn Hoang xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, đây là những buôn có đặc điểm trên 90% là người dân tộc tại chỗ và người dân đã sinh sống tại địa phương từ

b. Phương pháp điều tra thu thập số liệu:

Do thời gian hạn chế nên việc điều tra đánh giá giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn chỉ kế thừa kết quả của dự án đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô là chủ yếu, chỉ kiểm tra và bổ sung cập nhật một số thông tin ngoài thực địa về hiện trạng rừng, thực vật bậc cao, động vật có xương sống.

- Đánh giá nông thôn để xác định mức độ ảnh hưởng của cộng đồng đến tài nguyên Khu bảo tồn:

Hiện nay các phương pháp được sử dụng phổ biến là đánh giá nhanh nông thôn (RRA- Rapid Rural Appraisal) và đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA- Participatory Rural Appraisal). Để kết quả đạt được vẫn đảm bảo có sự tham gia đồng thời đảm bảo thực hiện đúng thời gian chúng tôi sử dụng đồng thời cả hai phương pháp.

- Các công cụ sử dụng trong quá trình đánh giá nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ma trận về tầm quan trọng và mức độ sử dụng các nhóm tài nguyên; bình chọn ưu tiên sử dụng lâm sản ngoài gỗ, động vật rừng, thực vật thân gỗ của cộng đồng thôn buôn.

+ Sơ đồ tiếp cận tài nguyên.

+ Sơ đồ venn xác định sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý và bảo vệ rừng.

+ Phiếu đánh giá phân tích kinh tế hộ

+ Phiếu phỏng vấn nhóm hộ tiếp cận tài nguyên

- Phương pháp chọn người dân tham gia thảo luận và phỏng vấn

+ Về số lượng: mỗi thôn buôn là 10 hộ gia đình

+ Thành phần: gồm đại diện Ban tự quản thôn, già làng, đại diện các tổ chức đoàn thể và những người lớn tuổi có kinh nghiệm trong sản xuất nông,

lâm nghiệp trong thôn buôn, đặc biệt là có khả năng trao đổi giao tiếp bằng tiếng phổ thông và đại diện về thành phần (nam, nữ, già, trẻ).

+ Trong quá trình thảo luận đã chia ra làm ba nhóm thảo luận theo chủ đề nhóm thực vật thân gỗ, nhóm lâm sản ngoài gỗ, nhóm động vật rừng.

+ Đánh giá phân tích kinh tế hộ của 10 hộ gia đình/1buôn; mỗi buôn đảm bảo 60% các hộ thoát nghèo và 40% các hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới của Bộ Lao động TBXH là thu nhập <200.000 đồng/khẩu/tháng).

+ Phỏng vấn nhóm hộ theo bảng câu hỏi phụ lục 1 nhằm phát hiện tình hình tiếp khai thác sử dụng các loài, nhóm loài, cũng như hiểu biết của các nhóm hộ gia đình tại cộng đồng các thôn buôn về mức độ tiếp cận tài nguyên.

+ Kết quả phỏng vấn hộ sẽ cung cấp số liệu cho việc xác định số lượng khai thác theo từng nhóm tài nguyên bị tác động (biến phụ thuộc: yikt), và chiều hướng cùng như mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng (các biến phụ thuộc: xi)

- Phương pháp chọn người tham gia hội thảo đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học của các bên liên quan 2 huyện, 2 xã, 6 thôn, buôn và đại diện Khu bảo tồn.

- Đại diện cơ quan cấp huyện: gồm 01 người đại diện Hạt kiểm lâm huyện, 01 người đại diện Trạm khuyến nông, 01 người đại diện cho Phòng kinh tế huyện.

- Đại diện cơ quan cấp xã: gồm 01 đại diện lãnh đạo UBND xã, 01 đại diện Ban lâm nghiệp và 01 cán bộ khuyến nông xã.

- Đại diện thôn buôn: gồm 01 đại diện Ban tự quản thôn và 01 người dân tham gia.

3.4.3 Tổng hợp thông tin, xử lý phân tích số liệu và viết báo cáo:

- Sử dụng Sách đỏ Việt Nam và tra cứu những loài động vật, thực vật bị đe dọa mức quốc gia và toàn cầu.

- Tổng hợp các dữ liệu phỏng vấn hộ, nhóm hộ và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 7.0

- Xử lý, phân tích tài liệu điều tra xã hội theo các nội dung nghiên cứu -Phân tích hồi quy đa biến bằng phần mềm Statgraphic Plus 3.0 để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đối với số lượng các loài thuộc nhóm tài nguyên được quan tâm nghiên cứu.

- Mã hóa tất cả các biến tài nguyên và nhân tố ảnh hưởng: Đối với các biến số số lượng thì giữ nguyên giá trị đưa vào tính toán trực tiếp. Với các biến xã hội có tính định tính thì được mã hóa theo cấp và sắp xếp theo một chiều hướng nhất định tại phụ lục 2.

Tiêu chuẩn để đánh giá các biến số độc lập có tồn tại quan hệ với các biến phụ thuộc bằng tiêu chuẩn t với mức sai P<0,05. Kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan R bằng tiêu chuẩn F với P < 0,05. Các biến số có thể độc lập hoặc có mối quan hệ với nhau trong việc ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình, theo đó có thể sử dụng biến đơn hoặc biến tổ hợp.

Lần lượt phân tích các mối quan hệ giữ lượng khai thác của các nhóm tài nguyên thực vật thân gỗ (TVTG), nhóm lâm sản ngoài gỗ (LSNG), nhóm động vật rừng (ĐVR) của cộng đồng người dân các thôn buôn thuộc 2 xã với tất cả các nhân tố tác động. Sau đó đưa ra những điểm chung từ đó đưa ra những nhân tố tác động và các giải pháp khắc phục

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

4.1.1 Đa dạng sinh cảnh:

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô là nơi có cảnh quan đặc sắc của tỉnh Đăk Lăk, với các sinh cảnh phân bố hài hòa. Các cánh đồng cỏ mênh mông xen lẫn với các đám rừng ven sông suối, cùng với những dãy núi phủ kín rừng phía xa tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngoài ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô thực sự còn là một thắng cảnh tự nhiên hoang dã có giá trị thẩm mỹ cao [6]. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có 3 sinh cảnh chủ yếu là:

- Sinh cảnh đồng cỏ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có diện tích khoảng 11.405 ha, chiếm gần một nửa diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, đây là sinh cảnh chiếm đa số về diện tích nằm kẹp giữa suối Ea Puich và sông Krông Năng, đồng cỏ ở đây trải rộng xen kẽ với các đám rừng cây… là nơi cung cấp thức ăn cho các loài động vật quý hiếm, đặc biệt là các loài thú móng guốc.

- Sinh cảnh sông, suối, ao, hồ, đầm lầy:

Trong Khu bảo tồn có hệ thống sông Krông Năng bao bọc phía Nam và phía Đông, ở trung tâm có thể thống suối Ea Puich tạo nên môi trường xanh tươi, cung cấp nước đầy đủ cho các loài động thực vật. Mạng lưới suối đầu nguồn ở đây khá dày, hình thành nên các đầm hồ nhỏ tự nhiên… Do chảy qua địa hình bị chia cắt phức tạp đã tạo nên nhiều thác ghềnh đẹp hùng vĩ, trong đó đáng chú ý là thác Bay, thác Mai trên dòng sông Ea Puich; thác Khói trên

dòng Krông Năng, ngoài ra đây còn là nơi cư trú, cung cấp nguồn uống cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 32 - 42)