Bảng tổng hợp về tình hình dân số của 2 xã vùng đệm Ea Sô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 28 - 32)

Cư Prao từ năm 1999 đến 2006

Đơn vị tính: Người

STT 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

01 Ea Sô 5.372 5.735 5.987 6.453 6.900 7.216 7.623 7.701 02 Cư Prao 2.586 2.645 2.962 3.612 3.986 4.199 4.460 4.509

Theo bảng trên thì dân số của 2 xã vùng đệm Ea Sô và Cư Prao liên tục tăng qua các năm, cho nên sức ép về lượng thực, thực phẩm, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu cần thiết của người dân cùng tăng theo điều này đồng nghĩa với sức ép vào Khu bảo tồn ngày một lớn và đã gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn.

Đặc điểm thành phần dân tộc:

Toàn vùng có 14 dân tộc thiểu số cùng sinh sống gồm: Đồng bào dân tộc tại chỗ như: Ê Đê, M’Nông, Ja Rai, Xê Đăng…; Đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ phía bắc và miền trung di cư tự do vào sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Mường, Cao Lan… Các dân tộc nói trên vẫn còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của mình như tinh thần cộng đồng, lễ hội cồng chiêng, chế độ mẫu hệ… đây là nét đặc trưng cơ bản ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần của cộng đồng trong vùng.

Ngoài các dân tộc trên, thì dân tộc Kinh vẫn là dân tộc chiếm đa số với hơn 50% tổng số dân. Dân cư trong vùng đa số là dân nhập cư từ các tỉnh, thành, địa phương trong cả nước đến định canh định cư và sống cùng các dân tộc tại chỗ. Sự hiện diện của số đông người dân tộc Kinh trong khu vực, đã góp phần thúc đẩy công tác định canh, định cư, mở mang đất đai, sản xuất nông nghiệp trình độ cao, đặc biệt là sản xuất cây lúa nước và các loại hoa màu khác, góp phần phát triển giao lưu hàng hóa, mở rộng thành phần kinh tế dịch vụ, mua bán, trao đổi trong toàn vùng.

Lao động và việc làm:

Ở khu vực vùng đệm lao động chủ yếu là nông nghiệp, bình quân mỗi hộ từ 2 - 3 lao động, tuy nhiên trình độ lao động còn thấp, hiệu suất lao động chưa cao, chưa nắm bắt và áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới

trong sản xuất như: biện pháp thâm canh tăng năng suất, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế…

Tình hình kinh tế và đời sống trong vùng đệm:

Là các xã vùng ba đặc biệt khó khăn, từ khi thành lập đến nay cơ cấu kinh tế của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực theo cơ chế thị trường, các chỉ tiêu đề ra năm sau đều cao hơn năm trước, thể hiện qua tổng thu nhập của địa phương và mức thu nhập bình quân của người dân trong xã như: lương thực bình quân đầu người khoảng 600kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.500.000 đồng/người/năm, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm tương đối ổn định.

Tuy nhiên mục tiêu kinh tế còn phát triển chậm, sản phẩm hàng hóa chưa cao, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng thiếu đầu tư, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, trình độ thâm canh còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, nhiều năm liền bị hạn hán mất mùa dẫn đến đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hiện trong vùng đệm còn 1.147 hộ đói nghèo, chiếm trên 40% tổng dân số của vùng, còn lại là mức sống tạm đủ ăn hoặc trung bình và khá (số liệu năm 2006).

Thực trạng sản xuất nông nghiệp:

Trồng trọt:

+ Lúa nước 1- 2 vụ: Lúa nước trong vùng chiếm một diện tích nhỏ, lúa 2 vụ chủ yếu tập trung một số ít ở ven suối hoặc sình lầy, với diện tích 132,5 ha, năng suất khoảng trên 55 tạ/ha.

+ Cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày: Bao gồm các loại cây đậu, bắp, sắn lai, mía... với diện tích 10.468 ha. Sản xuất cây hàng năm không đồng đều, có nơi còn khá thấp, loài cây trồng thường không ổn định, do đó

cần định hướng cây trồng khác có hiệu quả hơn. Cây công nghiệp ngắn ngày như Mía, Bông đang ngày càng phát triển, nhưng do thị trường tiêu thụ còn bấp bênh nên chưa kích thích được người dân mạnh dạn đầu tư.

+ Cây công nghiệp dài ngày: Chủ yếu là cây cà phê và cây điều, đây là hai loại cây mang lại giá trị kinh tế hàng hóa cao, song những năm gần đây do giá cả thị trường thấp, điều kiện nước tưới và thời tiết không thuận lợi dẫn đến một số nơi phải phá đi để thay thế các loại cây trồng khác.

Như vậy Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của hai xã vùng đệm với tổng sản lượng lương thực năm 2006 đạt 10.628tấn. Trong đó cây ngắn ngày, cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu. Áp lực dân số ngày càng lớn, vì vậy để giải quyết được vấn đề lương thực cần phải có sự đầu tư về công trình thủy lợi nhỏ để tăng diện tích lúa 2 vụ, quy hoạch sử dụng đất hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.

Chăn nuôi:

Tập quán chăn nuôi mang tính tự cung, tự cấp là chính, chăn nuôi còn ở trình độ thấp. Chưa quan tâm nhiều đến công tác phòng chống dịch bệnh, chuồng trại tuy có nhưng chưa được chú ý đúng mức, chưa chú trọng đến sản phẩm hàng hóa, thiếu vốn đầu tư nên chưa nâng cao được chất lượng và hiệu quả dẫn đến thu nhập không đáng kể.

Điều kiện tự nhiên, đất đai và khả năng tạo nguồn thức ăn ở đây rất thuận lợi nếu được đầu tư hỗ trợ vốn, giống và khoa học kỹ thuật thì ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa.

Một số loài vật nuôi chính như: trâu, bò, dê, gà, vịt… số lượng từng loài được thống kê như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)